Cô Ba Trà – Xuân Vũ full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Cô Ba Trà – Xuân Vũ full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu thuyết
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Xuân Vũ là một cây bút sáng tác có sức mạnh vũ bão nhất, có vốn liếng đi và sống phong phú nhất. Sách anh bán chạy thuộc hàng đầu, tạo cho anh một ngôi vị cao chót vót và lộng lẫy nguy nga, làm vẻ vang cho tập đoàn các cây bút gốc Nam Kỳ từ trong nước, trước năm 1975 và các cây bút gốc Nam Kỳ ở bốn phương trời hải ngoại.

Chưa hết đâu. Xuân Vũ còn moi móc tài liệu trong các xó xỉnh của lịch sử cận đại để viết quyển tiểu thuyết nửa sống thực nửa giả tưởng về cuộc đời một danh kỹ sắc nước hương trời chói rạng Hòn Ngọc Viễn Đông và lan ra khắp ba miền Nam Bắc Trung. Đó là cô Trần Ngọc Trà mà thời nhân gọi là cô Ba Trà, còn giới ăn chơi gọi cô là Yvette Trà và báo giới gọi là Huê Khôi Nam Kỳ, là Ngôi Sao Sài Gòn.

Cô Ba Trà khi chui vào tác phẩm truyện dài của Xuân Vũ có một cuộc đời như sau: Má cô xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và thanh bạch. Cha cô xuất thân gia đình khá giả, có lễ giáo. Nhưng cha cô hay ghen. Tình cờ ông ta bắt được thư rơi cho biết má cô ngoại tình với một kẻ khác mới sanh ra cô. Thế là vì ghen tương, ông ta thổ huyêt, rồi hành hạ vợ. Má cô không chịu nổi sự rẻ rúng và sự trừng phạt của chồng nên đưa cô về tá túc ở quê ngoại cô. Nhưng ông bà ngoại không chứa mẹ con cô.

Túng thế, má cô gá duyên với ông Khách trú xấu xí, làm nghề mở tiệm hút thuộc phiện lậu. Vì thù hận người chồng cũ nên má cô ghét bỏ cô, đày xắc và hành hạ cô rồi bán cô cho người Chà-và để lấy 400 đồng qua trung gian mụ tú bà mà tác giả gọi là dì Hảo. Khi tên Ấn kiều về nước, dì Hảo dàn cảnh để gả cô cho con trai một nghiệp chủ Hoa kiều giàu sụ nhờ nghề buôn cá phơi khô. Nhưng người Tàu vốn ưa lấy vợ còn trinh, cho nên cậu con ông nghiệp chủ kia dù có mê say nhan sắc cô Ba Trà, nhưng vẫn bị sự mất trinh của cô trước khi về làm vợ hắn ám ảnh hoài hoài nên hắn đâm ra khinh khi cô và cặp xách với nhiều cô gái đẹp khác. Cô Ba Trà bỏ trốn và về tá túc nhà dì Hảo.

Dì lập mưu lập kế để đưa cô vào nghề mãi dâm. Dì gạt gẫm cô để cô bị lính kiểm tục băt giam, rồi tống cô đi khám bịnh phong tình (đi lục xì) tại nhà thương Bạc Hà tức là bịnh viện bài trừ bệnh hoa liễu. Đó là cách rúng ép cô ký giấy giao kèo hành nghề mãi dâm, để biến cô thành con điếm có môn bài ( une fille publique cartée). Thời may, cô đuợc ông bác sĩ bệnh viện đứng tuổi cứu giúp cô thoát khói lưới bẫy của mụ đàn bà bất lương kia. Rồi cô trở thành tình nhân ông ta.

Trong cuộc thi sắc đẹp tại Sài Gòn, ông ta có đưa cô đến xem. Ai ngờ cô gái dự thi trúng giải hoa hậu tên Lê thị Liễu lại xin nhường chức nữ hoàng các mỹ nhân cho cô. Ban giám khảo không biết tính sao vì lời đề nghị cô Liễu sái nguyên tắc. Rồi theo lời quan Biện Lý Thành Phố (người Pháp), họ chỉ bằng lòng tặng cho cô Ba Trà cái danh hiệu Ngôi Sao Sài Gòn. Tên tuổi cô bắt đầu lừng lẫy từ đó.

Ông bác sĩ nhân từ kia lại muốn cô Ba được kết hôn với kẻ xứng lứa vừa đôi nên bằng lòng nhường cô lại cho người con trai ông giám đốc Đông Dương Ngân Hàng thuộc chi nhánh ở tỉnh Cần Thơ. Nhưng anh ta có vợ nên khi công việc bí mật đổ bể, hắn phải hủy hôn với cô. Cô lại được một họa sĩ nghèo say mê, chọn cô làm tình nhân kiêm người mẫu.Thế rồi tranh có vẽ chân dung cô đưọc trưng bày tai Đại Lục Lữ Quán do cựu danh kỹ Tư Hồng Mao cai quản. Cô Tư này còn gọi là Tư Ăng-lê vì theo lời đồn chồng của cô ta là người Anh-cát-lợi.

Những bức tranh này bị cô Tư Hồng Mao làm trành làm tréo sang đoạt, rồi lại được Bạch Công Tử mua hết. Bạch Công Tử tên là Lê Công Phước mà thời nhân gọi là Phước Georges. Cậu vốn là con quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng ở Mỹ Tho vốn là đại điền chủ. Quan Đốc Phủ Sủng ngoài những bât động sản to tát khác, còn là chủ nhân Cù Lao Rồng, thuộc hạng tiền rừng bạc biển.

Trong dịp tiếp đón quan Thống Đốc Nam Kỳ tại Đại Lục Lữ Quán có đại điền chủ Trần Trinh Trạch, đại thương gia Quách Đàm (người Tàu), thì cô Ba Trà xuất hiện ký tên tặng tranh cho quan Thống Đốc. Từ đó, tên tuổi cô Ba Trà vang lừng khắp Đông Dương. Cô được chuyền từ tay Bạch Công Tử rồi sang tay Hắc Công Tử và tay Sáu Ngọ…

Hắc Công Tử tên là Trần Trinh Qui, con ông Hội Đồng Quản Hạt Trần Trinh Trạch. Ông Trạch là chủ nhân 20.000 mẫu ruộng lúa và 2.000 mẫu ruộng muối ở Bạc Liêu. Còn Sáu Ngọ là vua các sòng bạc ở Sài Gòn và ở các thành phố vùng phụ cận Sài Gòn có thể tặng nhiều lần cho cô Ba rất nhiều tiền, mỗi lần gồm cả bao to đựng giấy bạc. Ông ta còn tặng cho cô kim cương thuộc loại hảo hạng nữa .

Cô Ba còn được ông Hoàng Ngự Đệ bên nước Xiêm La đề nghị cưới cô làm vợ, nhưng cô không ưng. Trong thời gian làm việc ở Đại Lục Lữ Quán, có cô danh kỹ Tư Nhị từ Nam Vang xuống xin làm em kết nghĩa với cô Ba. Lại thêm cô Quế Anh vừa đẹp vừa có học thức, cô đầm rặc Danielle vốn là em chồng cô Tư Hồng Mao cũng nhập bọn đàn em cô Ba. Chính Tư Nhị dạy cô Ba dùng ngãi nghệ để rù quến khách tìm hoa.

Có thể bạn thích sách  Đại Chúa Tể - Thiên Tàm Thổ Đậu full prc, pdf, epub, azw3 [Tiên Hiệp]

Thế rồi trong chuyến theo Bạch Công Tử ra viếng Hà Nội, cô Ba gặp cô Đốc Sao nổi tiếng là nữ hoàng sắc đẹp trong giới hát ả đào ở khu phố Khâm Thiên. Nhưng trước đó không lâu, cô Đốc Sao giải nghệ để kết hôn với nhà báo Hoàng Tích Chù. Tuy ông ta không giàu có gì, nhưng có thể xây dựng cho đương sự một đời sống lứa đôi hạnh phúc, một cuộc hoàn lương vững vàng.

Gặp cô Ba Trà, cô Đốc Sao khuyên cô nên tìm cách xa lánh cuộc đời bán dạng thuyền quyên để sau này tránh khỏi thảm cảnh bị khách tìm hoa bỏ rơi khi hương phai phấn lợt. Rồi cô Ba Trà gặp tên thầu khoán giàu sụ cưới cô làm “vợ hờ”, xây cất cho cô một chốn ăn chơi đồ sộ và huy hoắc tên Nguyệt Tiên Cung. Nơi đây, cô tuyển lựa các giai nhân mỹ nữ để tiếp khách thuộc hạng tiền giàu nức vách đổ tường.

Nhưng thét rồi cô đâm ra chán ngán cuọc sống dật lạc. Bỗng cô sực nhớ lời khuyên cô Đốc Sao nên cô tìm một người chồng công chức bậc trung, lương tháng 120 đồng. Chàng rất thành thật và chất phác. Đó là thầy Cò-mi họ Vương, người đã yêu cô từ khi chàng hãy còn là học sinh trường Pétrus Ký và đã từng chiêm ngưỡng hình cô chưng tại tiệm Saigon Photo.

Thế là cô Bà Trà vì muốn che đậy cái dĩ không đẹp của cha mẹ mình và cái thân thế điếm nhục của mình nên tạo ra cuộc đám cưới có cha giả mẹ giả, mà bà mẹ không ai khác là dì Hảo. Dì này sau khi để cô Ba Trà vuột khỏi tay mình, bị chồng bội bạc, chịu cảnh nghèo vô gia cư, vô định sở nên túng thế đến Nguyệt Tiên Cung tìm cô Ba và được cô dung thứ, nuôi duỡng tử tế.

Về sống với Vương ít lâu, cô Ba Trà mời mẹ và hai em chàng lên ở chung. Cô tìm được hạnh phúc trong cảnh làm vợ hiền, dâu thảo, và chị dâu tử tế… Nhưng ông cậu vợ phát giác được tung tích của cô Ba Trà và tung tích cha mẹ giả của cô nên ông ta xuối mẹ của Vương tìm cách cắt đứt duyên chồng vợ chồng của cô.

Thế là cô ra đi, rồi trở về Nguyệt Tiên Cung với niềm tuyệt vọng. Cô dùng độc dược để quyên sinh. Đoạn cuối, cô được tỉnh dậy, nhưng tác giả không cho độc giả biết cô có đưộc cứu sống hay không? Hay là có phải đó là phút hồi dương ngắn ngủi để rồi sau đó cô khép mắt thả hồn vào giấc ngủ thiên thu? Tác giả để mặc cho độc giả đoán già đoán non ra sao cũng được

Thật ra, trong tiểu sử của cô Ba Trà, thì cô được cứu sống để rồi rước khách, để rồi thua bạc nhiêu lần, rồi tự vận mấy phen nữa. Rồi có một lần, cô ăn bạc to. Lần này cô xuất tiền ra tìm một người chồng trẻ hơn cô rất nhiều tuổi, chẳng những đẹp trai mà lại có học thức, có tư cách. Anh ta tuổi Thìn, nên cụ Vương Hồng Sển trong cuốn “Sài Gòn Tả Pín Lù” gọi là Thìn để giấu tên thật của đuơng sự. Nhưng cuộc sống lứa đôi của cặp vợ già chồng trẻ không bền.

Sau đó, Thìn qua Pháp du học. Còn cô Ba Trà gá duyên với ông Trưởng Tòa Trương Văn Tỷ cũng thuộc hạng Vương Khải, Thạch Sùng. Cô tiếp tục đánh bạc cho tới khi nhan sắc héo úa, phải bỏ nhà ông Tỷ và mai danh ở tích ở nơi cùng thôn tuyệt tái bí mật nào đó. Cho nên từ đó về sau, kẻ quen biết coi cô như bóng chim tăm cá, không tìm gặp được dấu tích của cô.

***

CÔ BA TRÀ
Xuân Vũ
dtv-ebook.com.vn

Đôi Lời Tác Giả –

Một buổi sáng anh Hứa Hoành đem đến cho tôi một bịch tọ Tôi tưởng là trà vì hai đứa thường uống trà để đàm đạo. Nhưng hôm nay cái bịch hơi to hơn thường ngày. Thì ra trong đó có trà và “TRÀ”.

Anh bảo:Tôi đem cho ông tài liệu Cô Ba Trà để ông viết tiểu thuyệt

Khi anh về rồi, tôi dở ra xem. Chu choa mẹc ơi, lớp sách, lớp giấy đánh máy, lớp báo cắt. Có những tấm hình cũ và những ghi chú viết tay nữa.

Cô Bà Trà ! Đó là một nhân vật. Nhiều nhà văn nhà báo tiền bối đã viết thành báo thành sách rồi. Bây giờ tới tôi nữa ư? Tôi bỏ ra mấy ngày trời để đọc chữ và xem hình. Ham quá. Nhưng viết ra thì khó thật. Anh Hứa Hoành đã từng gòp ý kiến rất hay, từng cho tôi cốt chuyện để viết vài ba cuốn tiểu thuyết. Và lần này nữa.

Tôi kêu phone nói với anh :

” Ông hại tôi rồi! “

” Sao vậy? “

” Viết sao nổi mà viết! “

” Cố gắng đi chớ . Nếu dễ thì ai cần nhà Văn. Tôi còn nhiều tài liệu nữa . Tôi sẽ mang lên cho ông. “

” Cô Ba Trà Huê Khôi Nam kỳ ” của anh đang đăng báo mà anh còn bắt tôi viết tiểu thuyết để làm chi ? Hồ Trường An đã viết rồi, ảnh nói với tôi cô Mộc Cẩn (Hoa Dâm Bụt) trong truyện ” Danh Kỷ ” chính là Cô Ba . Anh ấy cũng khuyến khích tôi nên viết Cô Ba Trà. Thiệt vô cùng ” nguy hiểm! ” . Dù chối từ than thở thế nào Hứa Hoành cũng đôn đốc “ thừa thắng xông lên ! “

Trước tấm chân tình của đồng nghiệp tôi đành phải liều mình xem sao.

Cô Ba Trà là nhân vật có tên, tuổi hình dáng thật trong sinh hoạt Sài gòn vào thời kỳ 1920-1936 . Nhiều vị vào lứa tuổi thất thập cổ lai đều có gặp, có biết hoặc có quen với Cô Bạ Nói rõ ra, Cô Ba là một nhân vật lịch sử chớ không phải là nhân vật tiểu thuyết như các nhân vật hoàn toàn do các nhà văn tạo ra. Viết tiểu thuyết mà có sẵn nhân vật lịch sử có cái dễ mà cũng có cái khó. Dễ là nhân vật đã có tên tuổi, cá tính, hoạt động . Thí dụ như các nhân vật Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị của La Quán Trung trong truyện Tam Quốc . Ở trong văn học của nước nhà có những Tiểu Thuyết lich sử Gia Long Tẩu Quốc, Gia Long Phục Quốc (của nhà văn nào tôi không còn nhớ tên). Tả Quân Lê Văn Duyệt của Ngô Tất Tố, Phan Đình Phùng của Đào Trinh Nhất, Bánh Xe Khứ Quốc của Phan Trần Chức, v.v.. Những tiểu thuyết này đã đem lại cho người đời những hiểu biết về lịch sử cụ thể hơn là chính sử sách chép . Những nhân vật như Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, Cao Thắng sống lại như những con người thực. Ai không từng nghe danh Chúa Nguyễn Ánh, nhưng nếu không có bộ tiểu thuyết Gia Long Tẩu Quốc thì không được biết những huyền thoại Sấu Ba Kè ở Vĩnh Long, vụ van vái nước mặn trở thành nước ngọt cho quân sĩ uống ở Phú Quốc. Mấy ai biết việc Phan Đình Phùng ở khe núi Vụ Quang, việc Cao Thắng chế tạo được cây súng hoa? mai đã bắn bị thương lính Pháp …nếu không đọc Đào Trinh Nhất.

Có thể bạn thích sách  Quan Thương - Cảnh Tục full prc, pdf, epub, azw3 [Quan Trường - Đô Thị]

Những hình tượng nhân vật lịch sử được khắc hoa. rõ nét nhất với ngòi bút của nhà viết tiểu thuyết – mà những sử gia – vì qui định của nghề nghiệp không thể làm nhu nhà viết tiểu thuyết . Một ví dụ khác nữa là tiểu thuyết ” Tình cuối ” (Last love) mô tả mối tình cuối cùng của Nã Phá Luân với cô gái của người giữ ngục ở Ile d Elbe trong lịch sử nước Pháp không thấy ghi chép. Ấy, vậy mà nó đã xảy ra trên thực tế đến mức nào đó để nhà văn nắm lấy tư liệu rồi viết nên tiểu thuyết, hoặc nó không hề xảy ra mà nhà tiểu thuyết vì lý do nào đó, đã tạo nên như thật một mối tình không có xảy ra. Nhưng dù sao cũng phải mô tả hình dạng, cá tính của Napoléon nhu người đời đã biết qua những bài lịch sử. Ông là một người rất đa tình, nhưng không thể là một người cao 1.70m mà là một ngưòoi tầm thước trung bình, có thói quen thọc tay phải vào áo gi-lê khi ngồi họp với các tướng v.v.. Muốn tạc lại Napoléon, nhà tiểu thuyết không thể viết trái ngược lại hoặc bỏ qua hình dáng, và cá tính của ông như người Pháp đã từng biết.

Cô Ba Trà sinh năm 1906, cách đây gần 100 năm. Sắc đẹp của cô được các nhà văn nhà báo tiền bối mô tả như ” Ngôi sao Sài Gòn ” (Étoile de Saigon) hoặc ” Huê Khôi Nam Kỳ “. Người tình của Cô Ba cũng là những nhân vật có thật như các đại điền chủ, đại công tử Cậu Tư Phước Georges biệt hiệu Bạch Công Tử con trai của quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng chủ nhân Cù Lao Rồng ở Mỹ Tho; cậu Ba Qui biệt hiệu Hắc Công Tử con trai của đại điền chủ Trần Trinh Bạch ở Bạc Liêu mà Thống Đốc Nam Kỳ gọi bằng Papa (Bố). Bên cạnh hai công tử kể trên còn có công tử Bích chủ nhà băng Đông Pháp (chi nhánh Cần Thơ) một người dám cho Cô Ba 70 000 đồng trong lúc lúa 2 cắc 1 gia. . Các đại trí thức như quan toà Trần Văn Tỷ, Thầy Kiện Dương Văn Giáo, Bác sĩ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, vua Cờ Bạc chủ các sòng bạc Sài Gòn : Sáu Ngọ v.v.. Đó cũng là những nhân vật lịch sử nhu Cô Ba đã tạo nên những giai thoại được người đời truyền tụng cho đến ngày nay.

Sở dĩ tôi nói vòng vo Tam Quốc như vậy là để xin thưa lại một điều này : Viết về Cô Ba Trà DỄ mà KHÓ. Dễ là vì cốt tượng mỹ nhân đã có sẵn, chỉ cần tu bổ sơn phết lại là thành bức tượng. Nhưng làm sao cho bức tượng hoạt động, nói năng như người thật hoặc trở thành người thật ? Cũng không khó. Cái khó là mỹ nhân đó phải là Cô Ba Trà mà không được ai khác. Đọc sách xong, độc giả phải nghĩ đó là Cô Bà chứ không ai khác thì mới được . Người viết tiểu thuyết về Cô Ba- nói nôm na, giống như kẻ chèo đò giữa hai bờ sông, một bên là SỰ THẬT, một bên là BỊA ĐẶT (nói theo văn học là sáng tạo, hư cấu). Phải chèo cách nào cho người ngồi trên xuồng thấy cây cỏ bờ bên này lẫn đồng ruộng bờ bên kia. Muốn làm cho khách hài lòng kẻ chèo đò không được đụng bờ bên này hoặc chạm bờ bên kia sẽ bể mũi xuồng, mà phải luôn luôn chèo ở giữa dòng.

Ngoài ra còn một điều khó nữa là :

Sắc đẹp của Cô Ba đã trở thành niềm mơ ước của tất cả người Sài Gòn, Lục Tỉnh. Nhưng kẻ viết này không được ngắm dung nhan Cô khi Cô còn sanh tiền cũng không được xem ảnh Cô khi Cô qua đời. Ỏ ngoại quốc khó bề tìm ra một bức ảnh của Cộ Anh Hứa Hoành và tôi nữa có tìm gặp được những người cháu của Cậu Tư Bạch Công Tử nhưng đó là những người vượt biển nên không giữ được những hình ảnh lưu niệm của Cậu Tư chụp chung với Cô Bạ Thật vô cùng đáng tiếc. Chỉ có một tấm mờ mờ không thể nhận ra người trong ảnh . Cô Ba đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình nhưng cô giống Điêu Thuyền, Dương Qúi Phi, giống Cô Ba con thầy Thông Chánh (in hình nổi trên bánh Xà Bông Cô Ba) hay giống ai? Cho nên khó mà tả cho ra nét đẹp của Cô Bạ Vậy xin cứ xem Cô Ba là một mỹ nhân :

Làn thu thủy nét Xuân Sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Có thể bạn thích sách  Tỉa Dần - James Hadley Chase & Hoàng Tuấn (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một….

(như Nguyễn Du tả nàng Kiều vậy)

Tôi đọc gần một ngàn trang sách, báo, chữ in lớp cũ lớp mới, trên 200 trang đánh máy bản thảo của anh Hứa Hoành, xem những tấm ảnh về Sài gòn thì thấy bản thảo của anh Hứa Hoành có một đặc điểm mà các sách báo khác không có. Đó là tình hình chính trị đất nưóoc lúc bấy giòo có đám tang cụ Phan Châu Trinh, có Nguễn An Ninh bán báo Tiếng Chuông Rè (Cloche fêlée) có biểu tình đòi tự do, có những tờ báo tranh đấu v.v.. Đặc biệt hơn nữa có những giai thoại giữa các Thống Đốc, Công sứ Pháp và Cô Ba, có chuyến đi của Cô Ba ra Hà Nội.

Cuộc đời của Cô Ba quả là một cuộc đời bảy nổi ba chìm lên voi xuống vịnh . Trong quãng thời gian 20 năm làm một người đàn bà đẹp, Cô đã có không biết bao nhiêu mối tình mà chính Cô cũng không nhớ hết, cuộc sống như thực như mơ, khi nghèo mạt rệp, khi lại cầm tiền vảy như trấu. Có lúc không xu teng dính túi, có khi cầm 150 ngàn đồng trong taỵ Còn người yêu thì từ các công tử, anh sinh viên đến ông hoàng xứ lạ Cô chia cho mỗi ngưòi một mảnh tình gặm chơi đỡ buồn, nhưng chớ có mong lấy Cô làm của riêng hoặc làm người yêu vĩnh viễn. Lập gia đình vài ba lần, nhưng rồi vỡ tan.

Bao giờ cũng vậy, khi viết một quyển tiểu thuyết, người viết muốn nêu ra những ý tưởng của mình qua câu chuyện . Vậy viết ” Cô Ba Trà ” tôi muốn nói vấn đề gì ?

– Trong con người, tiền và tình cái nào mạnh hơn ?

– Con người sống, nhất thiết phải yêu ?

– Yêu tất cả là chẳng yêu ai cả. Khi yêu, chỉ một ?

– Tình chỉ đẹp khi có nhiều tiền? Tan vỡ khi hết tiền ?

– Cứ sống theo sự thèm khát, bản năng bất cần suy tính. Thế mới là yêu ?

– Sống làm vợ khắp người ta thú vị hơn nâng khăn sửa túi cho một người v.v..

Tất cả những “ ý tưởng ” đó đều tìm thấy trong cuộc đời của Cô Ba mà sau kh iđọc xong tất cả những tài liệu về Cô, tôi thật tình không biết ” cái nào ” là chính . Đời Cô Ba là một tấm gương chăng ? Gương gì ? Để cho ai soi ?

Cô không lúc nào vắng người yêu. Cô vẫy tay một cái là có hàng lô chạy tới xin ” yết kiến nữ hoàng ” đông cho đến nỗi phải lấy số chờ đợi . Cô đi chơi một lúc với ba đại công tử. Chính cô cũng không biết mình yêu ai, hoặc không yêu ai cả . Đang hôn người này, người kia đến, bỏ ngưòoi này đi với người kia. Có tình, có tiền cũng chưa thoa? mãn. Cô đánh bài, khi ăn bạc vạn, khi thua phọc túi . Cô thản nhiên như không.

Chẳng những công tử Việt mê cô mà quan cao cấp, nhà tư bản ngoại quốc cũng mê cô, cung phụng cô ” muốn gì được nấy “.

Tôi viết quyển tiểu thuyết này vì tôi ham viết vậy thôi, chớ chẳng có triết lý, ý tưởng, chủ đề gì cả. Như anh thợ săn thấy rừng có nhiều thú thì vác súng xông vô, như gã đầu bếp thấy miếng thịt ngon thì ngứa tay muốn xào nấu, như chàng phó may gặp lụa đẹp thì cắt áo cắt quần. Nhưng anh thợ săn có bắn được thú, gã đầu bếp có nấu được món ngon, chàng phó may có tạo được áo đẹp hay không thì không chắc! Huống chi trước tôi có những bậc tiền bối đã xông vào khu rừng ấy, đã làm nên những mâm cỗ, đã cắt tấm lụa đẹp kia rồi. Và đã được đón nhận nhiệt liệt. Nay lại đến tôi. Gẫm phận mình gối rơm mà dám chồm lên cao, cũng hổ thẹn và run tay lắm. Lâu nay tôi vẫn nghĩ viết văn là một sự phiêu lưu, phiêu lưu hơn tất cả mọi sự phiêu lưu trên đời. Vì, mấy ai đoán trước được kết quả của quyển sách mình ra sao khi nó chưa được đưa ra thử thách. Lắm khi sự dự đoán hoàn toàn trái nghịch. Nhưng thôi, hễ thích thì cứ viết. Xin ” liều mình ” cho mỹ nhân . Một lý do khác khiến tôi ” liều mình ” là vì Cô Ba được mệnh danh là Trà Hoa Nữ Việt Nam. Theo tôi đó là một cách giả định. Chứ Cô Ba về mọi mặt chẳng giống Trà Hoa Nữ của Pháp (La Dame aux Came lias của Ạ Dumas fils) một chút nào. Nếu Cô Ba giống Trà Hoa Nữ thì tôi đã không dám nghĩ tới việc viết về Cô.

Trước khi đi vào lòng con ” Kinh Lấp ” của một địa danh có một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông để tìm lại cánh hoa đã nằm yên dưới những cát bụi của thời gian, của thiên nhiên và của cuộc thế, tôi xin thắp nén hương lòng van vái hương hồn Cô Ba, Cậu Tu, Cậu Ba cùng các bậc công tử cùng thời với cô phò hộ cho kẻ hậu sinh đừng bỏ cuộc trong chuyến phiêu lưu mới này. Và xin các bậc lão thành và đồng nghiệp cho một lời chỉ giáo.

(Một kẻ hậu sinh xứ Nam Kỳ)

Xuân Vũ

Mời các bạn đón đọc Cô Ba Trà của tác giả Xuân Vũ.