Chuyện trong cung cấm của tác giả Hướng Tư là câu chuyện được bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng dẹp loạn 6 nước, thống nhất thiên hạ lập ra đế quốc chuyên chế tập quyền đầu tiên đến Đế quốc Mãn Thanh – vương triều tập quyền cuối cùng.
Sách được chia thành nhiều câu chuyện nhỏ. Bằng giọng văn kể chuyện, những chuyện “thâm cung bí sử” dần được hé lộ. Tác giả cho ta thấy những đấu tranh, mưu mô, quỷ kế để một người bình thường hay một quan lại, một người phụ nữ có thể bước lên bậc đế vương. Và hơn hết là những câu chuyện về quyền lực, tình ái, những cuộc hôn nhân lịch sử của các vương triều phong kiến. Để giữ vững ngai vàng thì bắt bớ, giết người dã man, tàn bạo “diệt cỏ tận gốc”; để được tôn xưng hoàng hậu, nữ hoàng thì những người phụ nữ tài sắc dùng mọi thủ đoạn độc ác nhất, nhẫn tâm nhất gạt bỏ người phụ nữ khác, điều khiển những người đàn ông, diệt trừ hậu họa (Hoàng hậu Lữ Trĩ, Thời đại nữ hoàng, Tây Thái Hậu, Tấn cung không chút bình yên…). Xã hội phong kiến còn là những hỗn loạn về ái tình, những ghen tuông ích kỷ, những hoan lạc bất tận cho ta thấy sự mục rỗng, ghê tởm được che khuất bởi xiêm y, áo bào và tường thành phong kiến ngạo nghễ (Cuộc tình sinh tử của Thái hậu, Chuyện bí ẩn trong thâm cung, Hành vi bẩn thỉu trong thâm cung…). Độc giả sẽ giật mình ghê sợ bởi những câu chuyện được phân tích tỉ mỉ, những luận chứng lịch sử có giá trị chứng minh. Tuy nhiên, tác giả không thiên vị một hướng, cung cấm vẫn có những vị vua anh minh, những hoàng hậu thông minh, đạo đức xuất chúng, những mối tình nên thơ và đạo vợ chồng được giữ vẹn nguyên (Kim ốc tàng Kiều, Hoàng hậu thứ hai của Hán Vũ Đế, Lý Phi nghiêng nước nghiêng thành, Hai vị hoàng hậu hiền lành thời Đường…).
Chuyện trong cung cấm cho ta thấy kiến thức sâu rộng và sự tâm huyết với lịch sử của Hướng Tư. Sách giúp độc giả chiêm ngắm một thời kỳ vàng son nhưng cũng không thiếu những góc tối kéo dài cả ngàn năm của đất nước Trung Hoa phong kiến.
Vào thế kỷ thứ 4, người Tiên Ti sống du mục tại vùng Hà Tây, thủ lĩnh là Thốc Phát Ô Cô. Năm Lân Gia thứ 6 (Công Nguyên năm 394), Thốc Phát Ô Cô nhận tước quan của Hậu Lương Lữ Quang, nhanh chóng kiêm nhậm các bộ. Năm Long Phi thứ 2 (Công Nguyên năm 397), Thốc Phát Ô Cô tự xưng Tây Bình vương, niên hiệu Thái Sơ, tuyên cải Võ Uy vương, đô Bình Tây. Lại dời đô đến Lạc Đô, sử gọi là Nam Lương.
Thốc Phát Ô Cô uống rượu say té xuống ngựa gãy xương mà chết. Trước khi chết, Ô Cô lập di chiếu, để đệ đệ Thốc Phát Lợi Lộc Cô kế vị, nắm giữ quân chính, Lợi Lộc Cô lại truyền ngôi cho đệ đệ Thốc Phát Nhục Đàn, Nhục Đàn kế vị năm 402 Công Nguyên. Sau đó, Nhục Đàn xưng thần với Tần, xuất nhậm Lương Châu thứ sử, chiếm hữu Cô Tạng. 6 năm sau, tức năm Hoằng Thủy thứ 10 (Công Nguyên 408), Nhục Đàn đánh bại quân Tần, phục xưng Lương vương. Sau đó bị Bắc Lương Tữ Cừ Mông Tốn đánh bại, dời đô Lạc Đô.
Thốc Phát Nhục Đàn hết sức hiếu chiến, sau khi đại bại lại tây chinh Ất Phật. Kết quả, giành thắng lợi lớn, bắt được hơn 40 vạn ngựa, trâu, dê. Tây Tần vương Khất Phục Xí Bàn nhân lúc Thốc Phát Nhục Đàn xuất chinh Ất Phật, tấn công đột ngột vào đô thành của Nhục Đàn. Binh Tây Tần phá cửa tiến vào thành, thái tử Thốc Phát Hổ Đài, vương hậu Chiết Khuất thị, vương tử, vương nữ bị bắt làm tù binh, còn gấm vóc lụa là và tất cả sản vật đều bị cướp sạch. Tướng sĩ của Thốc Phát Nhục Đàn nghe tin đô thành bị phá, ai nấy Hỏang sợ, lần lượt bỏ chạy, không muốn tây chinh cùng với Thốc Phát Nhục Đàn, đến cuối cùng, bên cạnh Thốc Phát Nhục Đàn chỉ còn lại 4 tướng quan.
Thốc Phát Nhục Đàn lại đuổi 3 tướng quan đi, chỉ giữ lại tâm phúc ái tướng Âm Lợi Lộc, cùng nhau chạy về Tây Tần, đi thăm vợ con mình. Nhưng Tây Tần vương Khất Phục Xí Bàn đã cử đại thần lúc trước của Thốc Phát Nhục Đàn, ra đón Thốc Phát Nhục Đàn, đồng thời long trọng đón tiếp Thốc Phát Nhục Đàn đến đô thành của Tây Tần, làm nhạc phụ của Khất Phục Xí Bàn.
…
Mời các bạn đón đọc Chuyện Trong Cung Cấm Tập 2 của tác giả Hướng Tư.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn