Chuyện Phiếm Sử Học

Chuyện Phiếm Sử Học

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Đó là tựa đề một cuốn sách của sử gia Tạ Chí Đại Trường mới xuất bản ở trong nước. Trong chuyến về quê năm ngoái tôi thấy cuốn sách ‘chuyện phiếm sử học’ trong nhà sách và vậy là mua ngay để đọc, và hôm nay có dịp giới thiệu đến các bạn. “Phiếm” có nghĩa là trò chuyện lan man, linh tinh, chẳng đâu vào đâu, hay những chuyện không thiết thực. Nhưng chuyện phiếm sử học thì chắc chắn không phải là linh tinh. Ngược lại, đây là những câu chuyện thật (?đã được ghi lại trong sử sách, nhưng vì nhiều lí do các sử gia trước đây và ngày nay bỏ qua, không đề cập đến. Tạ Chí Đại Trường đã làm cái công việc của người đi “lượm” lại những câu chuyện đó và kể cho chúng ta trong một cuốn sách nhỏ này. Những câu chuyện mà tôi nghĩ những ai chán ngán với học sử sẽ phải suy nghĩ lại. Quyển sách ngắn thôi (chỉ trên 200 trang, khổ nhỏnhưng trữ lượng thông tin thì dồi dào lắm. Qua 200 trang sách, tác giả kể chúng ta nghe những chuyện liên quan đến tính dục (sexqua các triều đại, đặc biệt là Nhà Trần; chuyện tiền bạc, văn chương; chuyện ‘thần tiền’ và ‘tiền thần’; và chuyện tây tiến bàn về biên cương Việt Nam qua các triều đại*** Nhận định “Tạ Chí Đại Trường là một nhà sử học có tính độc lập và phong cách riêng trong nghiên cứu lịch sử. Ông có những công trình nghiên cứu sâu sắc trên phương pháp luận sử học nghiêm túc mà tiêu biểu là Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802. Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường mang nặng tính suy ngẫm lịch sử, gần như một thứ triết lý lịch sử, như Những bài dã sử Việt, hay Thần, người và đất Việt. Tạ Chí Đại Trường luôn nhìn lịch sử Việt Nam với tấm lòng của một con người Việt Nam.”(GS Phan Huy Lê“Khi chúng ta đọc các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường, chúng ta thấy có một sự tìm kiếm sự thật rất là công phu, có sự nhận định và lý luận rất thẳng thắn. Nó khác với các quan điểm của các sử quan ngày trước, và đến mãi sau này nữa, là dùng lịch sử như là một dụng cụ để củng cố chế độ đương quyền…”(Nguyễn Gia Kiểng“Tạ Chí Đại Trường còn là một ngòi bút thực thụ. Mỗi tác phẩm lịch sử của ông đều thật sự là một tác phẩm văn học đáng giá…”(Nguyên Ngọc