Di truyền học là một bộ môn sinh học, nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. Kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo. Tuy nhiên, di truyền học hiện đại, tìm hiểu về quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa thế kỷ 19 với những công trình của Gregor Mendel[3]. Dù không hiểu về nền tảng vật chất của tính di truyền, Mendel vẫn nhận biết được rằng sinh vật thừa kế những tính trạng theo một cách riêng rẽ – mà trong đó những đơn vị cơ bản của di truyền được gọi là gen.
Các gen tương ứng với những vùng nằm trong ADN, một cao phân tử được cấu thành từ bốn loại đơn phân nucleotide; chuỗi những nucleotide này mang thông tin di truyền ở sinh vật. ADN trong điều kiện tự nhiên có dạng chuỗi xoắn kép, trong đó nucleotide ở mỗi chuỗi liên kết bổ sung với nhau. Mỗi chuỗi lại có thể hoạt động như một khuôn để tổng hợp một chuỗi bổ sung mới – đó là cách thức tự nhiên tạo nên những bản sao của gen mà có thể được di truyền lại.
Chú giải Di truyền học trình bày những nội dung về di truyền học phân tử; hệ gen; các cơ chế di truyền. Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho những người chuyên ngành Sinh học và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Mời các bạn đón đọc Chú giải Di truyền học của tác giả Đỗ Lê Thăng & Đinh Đoàn Long.