Chính Thể Đại Diện

Chính Thể Đại Diện

Tác giả:
Thể Loại: Triết Học
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Triết gia John Stuart Mill (1806-1873đã được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch tác phẩm Bàn về Tự do. Vì vậy, trong bài giới thiệu này chúng tôi sẽ không nói về thân thế và sự nghiệp mà chỉ tập trung vào tác phẩm của ông. Chính thể đại diện (Representative government, Bàn về Tự do (On Libertyvà Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianismlà ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John stuart Mill trong bộ sách Great Books of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994. Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay? Đó cũng là câu hỏi mà người dịch tự đặt ra cho mình khi bắt tay vào công việc đầy khó khăn và mạo hiểm là dịch một tác phẩm không mấy “hấp dẫn” như tác phẩm này. Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville(*tác phẩm Chính thể đại diện của J. S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J. S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình. Hơn thế nữa, hai chục năm đã trôi qua kể từ khi đất nước ta chọn lựa chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Những biến đổi kinh tế dẫn đến nhiều đổi thay lớn, tốt cũng như xấu, trong xã hội. Tình hình tất yếu đòi hỏi phải có những điều chỉnh đối với các thiết chế tổ chức xã hội và để thực hiện việc này một cách đúng đắn thì phải học hỏi tri thức của nhân loại. Chúng tôi cho rằng tác phẩm Chính thể đại diện của J. S. Mill xứng đáng để chúng ta quan tâm tham khảo. Tác phẩm này từ thời Minh Trị đã được người Nhật dịch sang tiếng Nhật với nhan đề “Chính thể đại nghị”. Chúng tôi không dùng cách chuyển ngữ này vì e ngại độc giả hiểu lầm chủ đề của tác phẩm chỉ giới hạn thảo luận về loại chính thể có hình thức nghị viện nhất định. Nhưng trong suy tưởng của J. S. Mill thì “chính thể lý tưởng tốt nhất là hình thức chính thể trong đó chủ quyền, hay quyền kiểm soát tối cao như một phương sách cuối cùng được trao cho toàn thể khối tập hợp cộng đồng; mỗi một công dân không chỉ có tiếng nói trong việc vận dụng chủ quyền cơ bản ấy mà còn ít nhất cũng thỉnh thoảng được yêu cầu tham gia thực sự vào việc cai trị bằng cách đích thân thực hiện một chức năng nào đó, mang tính địa phương hay tổng quát”. (Chương III. Ông viết: “Người ta phán xét chính thể thông qua tác động của nó lên con người, tác động của nó lên những sự việc, thông qua việc nó tạo nên các công dân như thế nào và nó làm gì với họ; xu thế của nó là cải tiến hay làm hư hỏng bản thân dân chúng, tính tốt xấu của việc làm mà nó thực hiện cho họ và thông qua họ”. *** Các Nhà nước tự do, cũng như các nhà nước khác, có thể chiếm hữu các nước phụ thuộc, giành được do chinh phục hay xâm chiếm thuộc địa; và trường hợp của chính chúng ta là một thí dụ lớn nhất về loại này trong lịch sử hiện đại. Vấn đề quan trọng nhất là những nước phụ thuộc như vậy phải được cai trị như thế nào. Không cần phải thảo luận trường hợp các vị trí đồn trú nhỏ bé, như là Gilbraltar, Aden, hay Heligoland, là những nơi được giữ chỉ như những vị trí của hải quân hay quân đội. Mục tiêu của quân đội hay hải quân trong trường hợp này là tối thượng, và phù hợp với điều này thì các cư dân không thể được hưởng quyền cai quản địa phận; dù rằng họ nên được cho phép có tất cả các quyền tự do và các đặc quyền tương hợp được với sự hạn chế này, bao gồm cả việc điều hành tự do các công việc của thành phố tự trị; và như một sự bồi thường cho việc phải hy sinh cục bộ vì sự thuận tiện của Nhà nước cai trị, họ phải được hưởng các quyền bình đẳng với các thần dân cùng quê hương với họ, sống tại mọi địa phận khác của đế chế. Các lãnh thổ xa xôi có kích cỡ và số dân nào đó, được duy trì như các nước phụ thuộc, nghĩa là những lãnh thổ ít nhiều bị lệ thuộc vào các hành động của quyền lực tối cao ở bộ phận của chính quốc mà không được đại diện một cách bình đẳng (nếu như được đại diện chút ít nàotại cơ quan lập pháp của nơi đó, các lãnh thổ như thế có thể chia làm hai loại. Một số nào đó bao gồm dân chúng có nền văn minh tương tự với nền văn minh của nước cai trị, có khả năng và đã chín muồi cho chính thể đại diện: như là các lãnh thổ thuộc Anh tại châu Mỹ và châu Úc. Số khác, giống như Ấn Độ, hãy còn ở khoảng cách rất xa với tình trạng này.