Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Lượng tài sản của thị trường bất động sản chiếm từ 50-70% trong tổng tài sản quốc gia. Thị trường bất động sản có tính liên thông rất cao với các thị trường: tài chính, lao động, khoa học và công nghệ, hàng hoá và dịch vụ; đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là với thị trường tài chính.
Qua gần 25 năm đổi mới, thị trường bất động sản Việt Nam đã qua hai chu kỳ tăng trưởng nóng trong những năm 1993. 1996, 1999-2003 và đóng băng trong những năm 1996-1999 và từ năm 2004 đến cuối năm 2006. Từ đầu năm 2008, thị trường lại có những diễn biến khó quan sát…
Về triển vọng dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ còn phát triển và hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện của các thể chế thị trường. Tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản gắn liền với sự dồi dào của nguồn quỹ đất công chưa giao, khó giao, xen kẽ. hoặc cần thu hồi đưa vào thị trường bất động sản. Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản còn liên quan đến việc nâng cao hệ số sử dụng đất trên cơ sở tăng năng suất. tận dụng không gian, phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh quá trình đô thị hoá; đến việc hoàn thiện chính sách khuyến khích đóng góp quyền sử dụng đất để phát triển quỹ bất động sản cho thuê hoặc trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất – kinh doanh của người sở hữu quyền sử dụng đất; đến chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản trong nước…
Qua nghiên cứu về chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. chúng ta thấy đã có những phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học, đáng tin cậy cho các cơ quan hoạch định chính sách. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chính sách phát triển thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều khiếm khuyết, trong đó nổi lên là: (i) Một số vấn đề lý thuyết quan trọng chưa được làm rõ và chưa có được sự đồng thuận như: vấn đề về chế độ sở hữu đất đai; vấn đề liên quan tới đô thị hóa; vấn đề bất bình đẳng liên quan đến đất đai và nhiều khía cạnh xã hội . môi trường của chính sách đất đai vv.; (ii) Thiếu các nghiên cứu định lượng để đánh giá kết quả của những chính sách có liên quan tới sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam; (iii) Cách tiếp cận hệ thống và đa ngành chưa được sử dụng đầy đủ, do vậy mối quan hệ giữa thị trường bất động sản và các thị trường khác trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là với thị trường tài chính chưa được nghiên cứu đồng bộ; (iv) Chưa có phương pháp luận nhất quán và hệ thống chỉ tiêu chung để đánh giá tính khả thi và tác động của các chính sách phát triển thị trường bất động sản; (v) Việc tổ chức và phối hợp nghiên cứu chính sách phát triển thị trường bất động sản chưa đồng bộ, chưa thu hút được đầy đủ các nhà khoa học, các nhà quản lý có liên quan trong một nghiên cứu tổng thể.
Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm chưa đi đến thống nhất, nhưng các vấn đề đặt ra ở trên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ ở tầm quốc gia để cung cấp tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các cơ quan quản lý, các cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức và cá nhân quan tâm đến sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam do Tiến sĩ Đinh Văn n, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chủ biên.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật và các tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để tổng hợp, nghiên cứu. sửa đổi, bổ sung cho những lần xuất bản sau.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 1 năm 2011
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com