Chính Sách An Ninh Mạng Trong Quan Hệ Quốc Tế Hiện Nay Và Đối Sách Của Việt Nam

Chính Sách An Ninh Mạng Trong Quan Hệ Quốc Tế Hiện Nay Và Đối Sách Của Việt Nam

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Từ khi ra đời, những lợi ích mà Internet mang lại cho con người là không thể phủ nhận. Internet là kho dữ liệu khổng lồ với rất nhiều thông tin/ứng dụng để con người có thể tra cứu, trao đổi công việc, học tập, mua bán, giao dịch ngân hàng,… một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, tính ưu việt, sự phát triển của Internet lại đang bị một số đối tượng lợi dụng với mục đích xấu, dẫn tới sự gia tăng các cuộc tấn công trên mạng với quy mô và mức độ ngày càng lớn, phức tạp. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây bất ổn về mọi mặt và đe dọa đến nền an ninh của các quốc gia,… Cho đến nay, vấn đề an ninh mạng không còn là vấn đề của một cá nhân hay quốc gia đơn lẻ nữa mà đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu của cả thế giới.

Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng với thế giới. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trên mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó Internet có đóng vai trò rất lớn. Do vậy, Việt Nam cũng không tránh khỏi việc trở thành “nạn nhân” của rất nhiều vụ tấn công trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến ổn định xã hội, phát triển kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của đất nước. Hiện nay, thực trạng an toàn thông tin/an ninh mạng ở Việt Nam đang diễn biến khá phức tạp và nguy hiểm. Các cuộc tấn công mạng có quy mô, mức độ ngày càng tinh vi và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Mục tiêu tấn công không chỉ nhằm vào các cả nhân mà còn chuyển sang các mục tiêu lớn hơn là các tập đoàn kinh tế hay các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia. Chẳng hạn, năm 2017, khi mã độc tống tiền WannaCry được phát tán gây ảnh hưởng cho hơn 70 quốc gia thì tại Việt Nam, có khoảng 1.000 máy tính cá nhân và công ty bị nhiễm mã độc này. Việt Nam là một trong 20 nước bị thiệt hại nặng nề nhất. Theo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), có tới hơn 50% cơ quan, doanh nghiệp không phát hiện được mình bị tấn công và chưa đến 30% đơn vị được cảnh báo có khả năng xử lý sự cố. Mức độ thiệt hại do các cuộc tấn công mạng ngày càng cao. Dựa trên thống kê của hệ thống giám sát virus của Bkav thì chỉ trong năm 2018, ở Việt Nam, hơn 1,6 triệu lượt máy tính bị mất dữ liệu; 77% USB bị nhiễm mã độc ít nhất một lần trong năm. Trong hai năm 2017-2018, số lượng lỗ hổng an ninh trong các phần mềm, ứng dụng là hơn 75.000 lỗ hồng, cao hơn gấp nhiều lần so với các năm trước,… Những con số này cho thấy tình hình an ninh mạng ở Việt Nam đang ở mức báo động. Chính phủ Việt Nam cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan cần hành động kịp thời và thiết thực để xử lý tình trạng trên.

Có thể bạn thích sách  Viết Các Ghi Chép Điền Dã Dân Tộc Học

Các chuyên gia, học giả của Mỹ, Trung Quốc, châu u, Nga và ASEAN đánh giá, trong 10 năm nữa, an ninh mạng sẽ là chủ đề then chốt trên chính trường quốc tế. Quá trình số hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cùng với các mối đe dọa phức tạp trên không gian mạng với nhiều hình thức đa dạng hơn, tinh vi hơn buộc các quốc gia sẽ phải hợp tác cùng ứng phó. Nhưng làm sao để có được những thỏa thuận, khung pháp lý về an ninh mạng phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia mà vẫn hài hòa các mối quan hệ quốc tế là vấn đề đang được đặt ra và cần tích cực giải quyết. Để bạn đọc hiểu hơn về thực trạng an ninh mạng của nhiều nước trên thế giới, tác động của an ninh mạng đến quan hệ quốc tế và đổi sách của Việt Nam về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đổi sách của Việt Nam của TS. Nguyễn Việt Lâm (Chủ biên). Cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho bạn đọc tham khảo.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 9 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT