Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1898, “Chiến tranh giữa các thế giới” (tên gốc: “War of the Worlds”là một lời dự báo u buồn cho tương lai của nhân loại. Chiến tranh giữa các thế giới là một trong những cuốn sách thuộc giai đoạn đầu sự nghiệp của H.G.Wells, minh chứng rõ nhất cho những xu hướng sáng tác ấy. Cuốn sách tường thuật lại sự kiện người sao Hoả đổ bộ lên Trái đất và cuộc xâm lăng kéo dài gần một tháng trời sau đó. Làng mạc bị thiêu rụi, con người bị thảm sát bởi Tia Nhiệt bắn ra từ những con tàu và những cuộn khói độc màu đen kịt, Luân Đôn bị xoá sổ, những người sống sót bỏ chạy trong kinh hoàng… Nhân chứng của tất cả chuỗi sự kiện ấy là một người Trái đất nhỏ bé. Anh ta buộc phải lao vào một cuộc đào thoát điên cuồng, để rồi tự hoài nghi “Có lẽ tương lai nằm trong tay họ, chứ không phải chúng ta”. 117 năm là khoảng thời gian đủ dài để chứng minh tính “vượt thời gian” của Chiến tranh giữa các thế giới. Việc cuốn sách được xuất bản từ thế kỉ 19 không hề ngăn cản việc nó đã dự báo trước, không phải thảm hoạ, mà là góc nhìn của những con người ở thế kỉ này – vốn dĩ sống cách xa nó đến hơn 100 năm có lẻ. Loài người càng tiến thêm được những bước sâu hơn, xa hơn vào vũ trụ thì mối nghi ngờ của họ, dự cảm của họ, thậm chí cả sự tự ti của họ đối với một điều bất trắc vô hình cũng vì thế mà không ngừng tăng lên. Trong cuốn sách của mình, ông mô tả cỗ máy của bọn xâm lăng là những khối máy móc khổng lồ với chùm Tia Nhiệt có khả năng thiêu đốt mọi thứ chỉ bằng một tia sáng. Quân đội đã tiêu diệt được một trong số những cỗ máy ấy, nhưng hoàn toàn nhờ vào may mắn. Những cỗ máy giết người ấy vẫn là kẻ chiến thắng sau cùng trong mỗi trận chiến, và loài người trở thành kẻ trốn chạy trên chính đất đai quê hương mình. Một tấm gương vỡ mãi mãi không thể là một tấm gương lành, giống như hoà bình sau chiến tranh không bao giờ là hoà bình trước cuộc chiến ấy. Trong Chiến tranh giữa các thế giới, người ta vẫn tiếp tục sống, và làm những việc người ta vẫn thường làm, nhưng trong thẳm sâu suy nghĩ, mỗi người trong số họ đều biết rằng họ đã cách xa mãi mãi những tháng ngày yên bình trong quá khứ. Thế giới ấy đã mất đi vĩnh viễn, không thể vãn hồi. Cùng với sự mất mát ấy, con người biết rằng giờ đây họ mãi mãi không còn an toàn, nhỏ bé và dễ bị tấn công giữa vũ trụ bao la này.*** Herbert George Wells (21/09/1866 – 13/08/1946, thường được biết đến với cái tên H. G. Wells, là một nhà văn người Anh nổi tiếng với những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng như Kẻ Vượt Thời Gian, Người Vô Hình, Đảo Bác Sỹ Moreau, Xứ Sở Của Người Mù, Chiến Tranh Giữa Các Thế Giới, Tiên phong lên mặt trăng. Ông là một nhà văn của nhiều thể loại truyện, tiểu thuyết, bao gồm cả viễn tưởng, phi viễn tưởng hay các bài bình luận về lịch sử và xã hội. Wells cũng là một người theo chủ nghĩa xã hội, các tác phẩm của ông sau này thường nặng tính chính trị và giáo điều. Chỉ có những tác phẩm tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của ông là vẫn còn rất được ưu chuộng hiện nay. Wells và Jules Verne thường được coi “cha đẻ của khoa học viễn tưởng”. Công việc: Tiểu thuyết gia, Giáo viên, nhà sử học, nhà báo. Wells có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, trong số đó 5 tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đều là truyện Sci Fi, mỗi cuốn đều tạo ra một dòng văn riêng biệt cho thể loại độc đáo này Wells sống rất đào hoa. Ông trải qua hai đời vợ (1 trong số đó là chị họ mìnhvà trong quãng đời kết hôn ông vẫn thường xuyên qua lại với nhiều phụ nữ khác. Một số người còn trở thành cảm hứng cho ông viết sách Wells có bút lực hiếm ai bì kịp, bốn năm liền cho xuất bản bốn cuốn bestsellers, và có thể viết 3 cuốn tiểu thuyết hay mỗi năm. Trong một cuốn sách phi hư cấu của mình H. G. Wells dự đoán rất chính xác sự phát triển của các khu thành thị, kinh tế toàn cầu hoá và các cuộc xung đột vũ trang nổ ra trên toàn cầu. Năm 1938, cuốn Chiến tranh giữa các thế giới của H. G. Wells được phát sóng trên radio, gây nổ ra cả một cuộc hoảng loạn vì mọi người tưởng người Sao Hoả đang xâm lăng thật. Lời cuối cùng Wells nói trước khi mất là: “Đi chỗ khác. Ta có sao đâu.”
Nguồn: https://thuviensach.vn