Hồi nhỏ, theo học trường Félix Faure và Albert Sarraut tôi đã tỏ ra say mê văn chương. Tôi viết văn chưa hết những lỗi làm, hay sử dụng những chữ : thì, là, mà… nhưng tôi vẫn thích đọc văn Nhất Linh. Cứ ở trường về là tôi vứt sách vào một xó bàn đề xem tiêu thuyết của ông. Ý văn của ông đóng kết trong đầu óc tôi. Ông nói tới những con người bị dìm sâu xuống muốn vươn lên, những khúc mắc của tâm hồn mỗi con người.
Tôi thích văn ông. Tôi đi tìm ông trong văn chương, trong những câu chuyện tôi nghe kè bên ngoài đời ông. Khi đó tinh thần Văn Thân đã bị tiêu diệt, lớp tri thức Nho học không còn mấy, và người Pháp đã xâm nhập thứ văn hóa Tây phương đề đào tạo một lớp người mới. Người trí thức Tây phương tử trong cái thể lụn bại của tinh thần dân tộc đã bỏ chạy theo Pháp.
Trong một lịch sử đau thương đó, tôi nghĩ vì sao ông không chạy theo họ, lại đi viết sách, viết báo đề công kích họ. Ông chống đối những thứ thoái bộ của xã hội. Ông nghĩ tới sự cực khô, thiếu ăn thiểu học của dân ta, những tệ đoan, mê tín. Ông viết « Đoạn Tuyệt ấy là ông đã chấp nhận cuộc cách mạng tư sản 1789 của Pháp, trong đó tinh thần tự do và dân quyền của những nhà tư tưởng đã làm nên.
Tôi nghĩ đến đảng Hưng Việt hoạt động cách mạng, Nhất Linh bộ ghế Bộ trưởng Ngoại giao để chạy sang Trung Hoa, Nhất Linh lạc lõng ở miền Nam ; Khái Hưng bị Việt-cộng hạ sát; Hoàng Đạo bỏ xác ở Tàu; Thế Lữ, Tú Mỡ mắc bẫy Việt-cộng ở lại.
Cái chết của ông một năm nào, tôi đã suy nghĩ nhiều. Tôi không ngờ tới cái chết sớm quá của ông. Chiều hôm đó tôi đọc báo thấy những dòng cáo phó của hội “Bút Việt”, tôi liên tưởng tới sự cách mạng:
“Trung Tâm Văn Bút Việt Nam lấy làm đau đớn bảo tin các văn-hữu trong toàn quốc và trên thế giới ; nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cố vấn Trung Tâm Văn Bút, đã tạ thể tại bệnh viện Đồn Đất đêm 7-7-1963. Nhân dịp này chúng tôi chân thành chia buồn cùng tang quyền và cầu chúc anh hòn nhà văn Nhất Linh phiêu diêu nơi cực lạc “.