Chân Dung Cát – Inrasara full mobi pdf epub azw3 [Văn Hóa]

Chân Dung Cát – Inrasara full mobi pdf epub azw3 [Văn Hóa]

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Chân dung cát – chân dung những con người sống trong không gian Chăm. Với những gương mặt khi hiện rõ, khi ẩn khuất, khi hiện thực, khi chỉ như là chút ảo ảnh hắt về từ huyền thoại. Những nhân vật với những số phận, những nghề nghiệp khác nhau đều cố gắng bảo vệ và giữ lại những nét đẹp của nền văn hóa Chăm bí ẩn, huy hoàng nhưng đang trên con đường tàn lụi.

Chân dung cát miêu tả lại đặc trưng tính cách Chăm – một cộng đồng sống trong hoàn cảnh nghèo nàn, khắc nghiệt có một sức sống nội tại mãnh liệt, những khát khao bỏng cháy đến như là hoang tưởng nhưng cũng luôn luôn ẩn giấu một nỗi buồn sâu xa trên con đường tiến đến xã hội hiện đại.

***

Chắc hắn quý vị và các bạn đã từng có lần tự hỏi “Chúng ta tìm điều gì ở một cuốn tiểu thuyết? Hoặc một truyện ngắn (có dung lượng của cuốn tiểu thuyết, được cô đặc)?”

Câu hỏi đó có thể được trả lời: “Chúng ta tìm sự đồng cảm với những nỗi niềm của thân phận, chúng ta chia sẻ một thái độ đối với đời sống và sự sống, thông qua việc đón nhận những tình tiết sống động quyến rũ, những xúc cảm tinh tế hay dữ dội của con người… Để từ đó nhìn ra nét đặc thù tinh thần của thời đại hay cảm quan độc đáo của người viết (lúc đó có thể đã là của cả chúng ta – người đọc) về những vấn đề “mãi mãi” của con người.

Điều chúng ta băn khoăn cũng ở đó: liệu có tìm được điều chúng ta muốn trong cuốn sách này? Người viết đưa chúng ta tới cái đích đó bằng con đường nào, và ta sẽ đi trên con đường ấy ra sao?

Sự thú vị của việc đọc cũng nằm ở quá trình đó.

Tác giả Inrasara được biết tới như một nhà nghiên cứu văn hoá – xã hội Chăm, một nhà thơ quen biết vừa giành giải thưởng văn học ASEAN 2005 (với tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư). Ông cũng vừa cho ra mắt bạn đọc tập phê bình – tiểu luận Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo.

Dễ dàng nhận thấy trong thơ của Inrasara dòng xúc cảm chắt lọc, tiết chế, và chứng nghiệm minh bạch làm lộ diện tâm trạng của đời sống Chăm xáo trộn, xô lệch thời hiện tại; xa xôi hơn, hướng tới nỗi buồn Chăm, và sự bí ẩn Chăm. Với một ngôn ngữ đậm và sáng, nhiều sự chuyển đổi cảm giác, liên tưởng; không thiếu ngọt ngào bay bổng.

Ngòi bút phê bình Inrasara bước đầu đi vào những biến chuyển của cảm hứng và lối viết trong sáng tác trong nước đương đại, với con mắt của người trong cuộc. Ông tập trung phân tích những kỹ thuật sáng tác hậu hiện đại, xem đó như phương tiện thích hợp biểu hiện cảm quan nghệ thuật trong sắc thái mới mẻ.

Trong dòng sáng tạo đó, tiểu thuyết Chân dung Cát của Inrasara được chúng tôi trân trọng giới thiệu tới độc giả, là nỗ lực mới của ông trong việc khắc hoạ diện mạo Chăm và cố gắng chinh phục thể loại; để có một ý niệm “tiểu thuyết” độc đáo của riêng mình.

Chân dung Cát hay Chân dung Chăm?

Nghèo khổ, phôi pha, lạc hậu, gần như bị thế giới văn minh bỏ quên, đó là hình dung của hầu hết mọi người về đời sống Chăm. Ngược lại, tháp Chàm, Katê, Baranưng, Ginang… lại gợi tò mò của nhiều người; nhưng là sự hiếu kỳ chốc lát về kỳ quan huy hoàng xưa, nay chỉ còn phế tích – một cảm giác tàn lụi.

Có thể bạn thích sách  Bướm Báo Thù (Điệp Tử) - Võ Anh Thơ full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

Ngay từ chương đầu tiên, nhân vật của Inrasara đã chết hoặc rõ hồi kết thân phận!

Không tập trung vào những biểu hiện cụ thể, theo tiến trình, của sự kiện đời sống, tính cách, thân phận…, Inrasara khắc hoạ chân dung Chăm bằng lát cắt bén ngọt: khắc hoạ tinh thần Chăm. Mỗi nhân vật hiện lên chủ yếu trên góc độ tinh thần; để làm nên diện mạo “lập thể” tinh thần Chăm. Cái nhìn hóm hỉnh, châm biếm thực sự đắc dụng trong trường hợp này.

Đó là Thuman – “nông dân – thi sĩ”, vác giạ lúa cuối cùng trong nhà đi đổi rượu, gầy cuộc nhậu thuyết về trường thơ hậu hiện đại tận trời Tây (!) với “định mức tinh thần” mỗi ngày phải sản sinh một ý tưởng mới.

Jaklan – “nhà ngôn ngữ học cấp xã”, cử nhân xuất sắc, đùng đùng bỏ ngang việc “nhồi chữ vào bụng trẻ” nuôi vợ con, dành cả sự nghiệp nghiên cứu “mối quan hệ lịch đại giữa âm vị tiếng Chăm và tiếng Ch’ru”, cuối cùng thành danh với học vị “nghiên cứu sinh” vĩnh viễn…

Pathit, “nhà kinh tế học vĩ mô” với những dự án khổng lồ đã và chưa thực hiện, may thay còn được nhờ cơm mắm muối của “mẹ thằng Klu”.

Chế Khan, sẵn sàng biến cuộc sống và bản thân thành con số “O” để theo đuổi và đắm chìm trong những “trường ca bỏ hoang” phiêu diêu, vô định.

Văn Khâm, bỏ vợ con lên Sài Gòn tìm sinh kế cho cả gia đình, cuối cùng chịu cảnh sống mòn nơi đô hội, hết đường trở về, đành chịu “phụ ngãi” vợ con.

Chăm kiều Đàng John Thak hồi hương, mang theo tư tưởng thành lập cộng đồng Chăm trên… mạng (Internet) (!) với tất cả những ai tự nguyện gia nhập. Cộng đồng mở, phi thường!

Thông minh, nhiều phát kiến, đầy khát vọng và mạnh mẽ; nhưng cũng viển vông, ngớ ngẩn, phi thực tế tới mức rồ dại, bế tắc; xuôi tay bất lực không còn đường tìm về với cổ nhân – “buồn đến muốn tìm gò mối lủi đầu vào”… đó là tinh thần Chăm đương đại được khắc hoạ qua loạt chân dung hoạt kê; thông điệp ở tầng ngữ nghĩa thứ nhất của Chân dung Cát.

Tiểu thuyết trong tiểu thuyết?

Đó là việc nhà văn để xuất hiện trong tác phẩm một (hoặc vài) tiểu thuyết, nhân vật người viết và thuật lại việc tiến hành tiểu thuyết đó, nhằm mở rộng chủ đề tác phẩm, phát biểu gián tiếp quan điểm sáng tác văn chương của mình. Nếu được dùng như một kỹ thuật sáng tác hậu hiện đại; “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” đối chiếu các câu chuyện và điểm nhìn với nhau, tạo hiệu quả cộng hưởng hay tương phản*.

Inrasara đã viết tiểu thuyết này theo cách của một bài thơ.

Chân dung Cát có nhân vật nhà thơ J’Man, tự xưng “tôi”, viết tiểu thuyết Chân dung Cát; đồng thời là người kể chuyện chính của toàn tác phẩm.

Bên cạnh J’Man, có loại nhân vật chỉ hiện lên qua “hồ sơ”, hoặc trí nhớ của J’Man, người kể chuyện; như hình bóng của quá khứ hay một hiện tại đã trở thành quá khứ.

Có thể bạn thích sách  Bà Mối Vương Phi - Ngải Lâm full prc pdf epub azw3 [Ngôn Tình]

Có loại nhân vật va chạm trực tiếp với người kể chuyện (J’Man), cùng tham dự các sự kiện đời sống, tranh biện về tư tưởng…

Câu chuyện khi thì do nhân vật “tôi” (J’Man) kể, khi thì được “cắt dán” bởi “hồ sơ bệnh án” (đồng thời là hồ sơ nhân thân, con người), những đoạn trích sổ ghi chép, lịch làm việc, một bài thơ ngẫu hứng hay những suy tưởng rời rạc… của các nhân vật.

Bàn tay sắp xếp của nhà văn cố tình lộ liễu ở các thao tác này; nhằm khách quan hoá tới mức tối đa những điểm nhìn khác trong tác phẩm, nới rộng không – thời gian về nhiều chiều kích; đồng thời chia cắt nó ra từng mảnh nhỏ.

Không đơn thuần là trò chơi của lối sáng tác hậu hiện đại, với từng mảnh nhỏ bị cắt rời của “không – thời gian”, nhà văn gắng sức truyền tải từng cảm nhận trọn vẹn, từng tâm trạng trọn vẹn, khi rã rời hoang mang, lúc can đảm ngậm ngùi hay sôi nổi vô nghĩa… chen chúc giữa muôn vàn hỗn độn những đứt vỡ, xáo trộn, xô lệch khác. Cũng bằng cách này Inrasara tạo một không khí “Chẳng có gì nghiêm trọng cả”: ngẫu hứng, không chủ đích, dung dị đời thường; viết văn để quên văn.

Chủ đề của tác phẩm không hề bí ẩn, nó được hiển thị ngay từ chương đầu tiên. Quan trọng hơn là những lối xúc cảm, nắm bắt khác nhau, nhiều chiều, vươn từ hiện tại tới quá khứ, tương lai, về hiện thực như một tổng thể đồ sộ. Với cái nhìn đó Inrasara đã tìm thấy điểm gặp nhau giữa tiểu thuyết và thơ. Đó là nói lên trực tiếp xúc cảm và chứng nghiệm hiện thực của mình trong một hình thức tổ chức tác phẩm đặc biệt.

Trong phạm vi cuốn sách này, cảm nghiệm thơ đã bao hàm, tiếp biến hiện thực tiểu thuyết tới đâu, xin để bạn đọc tuỳ quyền thưởng thức và đánh giá.

Một tiểu thuyết bao gồm hầu hết những chân dung hoạt kê, châm biến nhưng lại đượm nét đằm thắm, sâu lắng – đó là nét duyên riêng của Chân dung Cát. Ngay cả khi trào lộng không nương nhẹ, tác giả vẫn giữ được niềm cảm thông. Những cực đoan, huyễn tưởng, rồ dại… trong tác phẩm, vẫn được nhìn nhận như sự sẻ chia gánh nặng buồn thương định mệnh của con người. Và một vẻ đẹp Chăm đậm tính nữ, thuần khiết, phồn thực, ẩn hiện, quyến rũ trong tác phẩm, vừa như một sự cứu rỗi, vừa như một nỗi ngậm ngùi…

Nỗi buồn Chăm, bí ẩn Chăm, có lẽ đó là điều mỗi người đọc có thể hướng tới và sẻ chia với tác giả Chân dung Cát!

Trần Vũ

***

Inrasara sinh trưởng ở một trong những làng Chăm cổ nhất, nơi các gia đình vẫn theo truyền thống Mẫu hệ. Trong một gia đình mẫu hệ, người đàn ông lo sự nghiệp, người phụ nữ lo việc gia đình. Con trai sinh ra lấy họ cha nhưng lúc chết lại được chôn trong nghĩa trang của dòng họ mẹ. Khi lập gia đình, tài sản do người phụ nữ quản lý.[2]

Có thể bạn thích sách  Đế Quốc Thiên Phong - Duyên Phận full prc, epub [Dã sử - Quân sự]

1969 – học sinh Trường Trung học Pô-Klong gi-rai- Ninh Thuận.

1977 – sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

1978 – bỏ học, đi, đọc và làm thơ.

1982 – nghiên cứu ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm – Ninh Thuận.

1986 – thôi việc, làm nông dân, đi, nghiên cứu và làm thơ.

1992 – nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 1998 – làm việc tự do. Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Công việc đang làm: Nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận – phê bình văn học.

Ông là hội viên của:

Hội Nhà văn Việt Nam

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Hội Văn học – nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.[3]

Tác phẩm

Nghiên cứu – Sưu tầm – Dịch thuật

Văn học Chăm I – Khái luận, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc 1994; in lần thứ hai: Nhà xuất bản Trí thức, H., 2012.

Văn học dân gian Chăm – Ca dao – Tục ngữ, Câu đố, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, 1995; in lần thứ 2[4], Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, 2006.

Văn học Chăm II – Trường ca, sưu tầm – nghiên cứu, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc 1995.

Từ điển Chăm – Việt (viết chung), Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1995.

Từ điển Việt- Chăm (viết chung), Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1996.

Các vấn đề văn hoá – xã hội Chăm (tiểu luận), Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc 1999.

Văn hoá – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại (tiểu luận), Nhà xuất bản Văn học 2003, 2008; in lần thứ tư: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H., 2011.

Tự học tiếng Chăm, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc 2003.

Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), Nhà xuất bản Giáo dục 2004.

Ariya Cam – Trường ca Chăm, Nhà xuất bản Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 2006; in lần thứ ba: Nhà xuất bản Thời đại, H., 2011

Sử thi Akayet Chăm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H., 2009; in lần thứ ba, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2013

Thả diều xứ nắng, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2012

4.650 Từ Việt – Chăm thông dụng, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, 2014.

Minh triết Cham, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, 2016

Mời các bạn đón đọc Chân Dung Cát của tác giả Inrasara.