Cha Mẹ Độc Hại – Vượt Qua Di Chứng Tổn Thương Và Giành Lại Cuộc Đời Bạn

Cha Mẹ Độc Hại – Vượt Qua Di Chứng Tổn Thương Và Giành Lại Cuộc Đời Bạn

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Có bao giờ trong mỗi chúng ta đã từng có suy nghĩ rằng: “Tôi xin chôn ảo tưởng của mình về một gia đình tốt đẹp. Tôi xin chôn những hi vọng và kì vọng của mình về cha mẹ tôi. Tôi xin chôn ảo tưởng của mình có thể làm được điều gì đó để thay đổi cha mẹ. Tôi biết mình sẽ không bao giờ trở thành người như cha mẹ hằng mong muốn, và tôi khóc than cho nỗi mất mát ấy. Nhưng tôi chấp nhận nó. Những ảo tưởng đó có thể an nghỉ được rồi”. Tôi nghĩ ít nhiều trong chúng ta ai cũng đã từng có những suy nghĩ như vậy, rằng mình chưa làm vừa ý cha mẹ. Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ có nói rằng bạn tồi tệ hay vô tích sự không? Cha mẹ có thường xuyên sử dụng sự đau đớn về thể xác để kỷ luật bạn không? Bạn có thường xuyên sợ hãi cha mẹ của bạn không? Còn bây giờ, khi bạn đã trưởng thành, có phải cha mẹ vẫn đối xử với bạn như một đứa trẻ hay bạn có cảm thấy rằng dù mình làm gì đi chăng nữa, sẽ không bao giờ là đủ với cha mẹ? Tất cả những câu hỏi đang vang lên trong đầu bạn sẽ có lời giải đáp trong cuốn sách Cha mẹ độc hại – Vượt qua di chứng tổn thương và giành lại cuộc đời bạn. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Susan Forward đã chỉ ra được tiếng nói thực tế của những đứa trẻ trưởng thành có cha mẹ độc hại, từ đó giúp bạn thoát khỏi những bực bội trong mối quan hệ với cha mẹ, và khám phá ra một thế giới mới về sự tự tin, sức mạnh, khả năng tiềm ẩn của chính bản thân bạn. Trả lại bạn một cuộc đời đẹp tươi, ý nghĩa đáng ra bạn đã nên có từ rất lâu. Cuốn sách gồm 2 phần chính: Phần 1: Cha mẹ độc hại thường bạo hành về tinh thần (lời nói, thể xác (đánh đập, hoặc xâm hại tình dục. Phần 2: Tác giả gợi mở từng cách giải quyết cho mỗi một vấn đề. Giúp đối tượng bị tổn thương có thể thoát khỏi bóng đen và những nỗi đau quá khứ để sống một cuộc sống vui vẻ phía trước.*** Ừ thì, đúng là bố tôi đã từng đánh tôi, nhưng ông ấy chỉ làm vậy để đưa tôi vào khuôn phép. Tôi không nghĩ nó có liên quan đến thất bại hôn nhân của mình. -Gordon Gordon, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình 38 tuổi thành công, đến gặp tôi sau khi người vợ cùng anh chung sống sáu năm bỏ đi. Anh đã níu kéo trong tuyệt vọng, xong vợ anh nói rằng cô sẽ không trở về nhà cho đến khi anh tìm được cách kiểm soát tâm trạng thất thường của mình. Cô hoảng sợ trước những cơn giận bất thình lình và khổ sở bởi những lời mắng nhiếc của anh. Gordon biết mình nóng tính và thường hay cằn nhằn, nhưng anh vẫn sốc khi vợ bỏ đi. Tôi đã gợi ý để Gordon nói về bản thân và định hướng anh bằng một số câu hỏi. Khi tôi hỏi về cha mẹ, Gordon mỉm cười và vẽ ra một bức tranh tươi sáng, đặc biệt là về cha của mình, một bác sĩ chuyên khoa tim mạch nổi tiếng miền trung tây: Nếu không phải vì ông ấy, tôi sẽ không thể trở thành bác sĩ. Ông ấy là người tuyệt vời nhất. Tất cả bệnh nhân đều coi ông ấy như thần y tái thế. Tôi hỏi anh về mối quan hệ với cha trong hiện tại. Anh cười gượng và nói: Quan hệ rất tốt…cho đến khi tôi nói với ông tôi đang suy nghĩ về việc tham gia nghiên cứu holistic medicine (quan niệm y học cho rằng cơ thể là một khối thống nhất. Hẳn cô nghĩ tôi muốn làm một kẻ giết người hàng loạt. Tôi nói chuyện đó với ông cách đây ba tháng, và bây giờ mỗi lần nói chuyện ông lại khoa trương lên rằng ông không cho tôi đi học y để trở thành người chữa bệnh bằng niềm tin. Mọi chuyện trở nên tồi tệ vào ngày hôm qua. Ông vô cùng giận dữ và nói tôi không còn là người trong nhà nữa. Có lẽ holistic medicine không phải là một ý hay. Khi Gordon miêu tả cha mình, một người rõ ràng không tuyệt vời như những gì anh muốn tôi nghĩ, tôi để ý thấy anh bắt đầu siết chặt tay rồi lại bỏ ra với vẻ bồn chồn. Khi nhận thấy việc mình đang làm, anh kìm lại bằng cách đan các ngón tay vào nhau để trên bàn giống như các giáo sư thường làm. Có lẽ đó là một cử chỉ mà anh học được từ cha mình. Tôi hỏi Gordon xem liệu cha anh có phải lúc nào cũng tàn nhẫn như vậy không. Không, không hề. Ý tôi là ông ấy thường rầy la tôi nhiều, thỉnh thoảng còn đánh đòn tôi nữa, giống như bao đứa trẻ khác. Nhưng tôi không cho đó là tàn nhẫn. Có điều gì đó trong cách anh nói từ “đánh đòn”, một vài cảm xúc tinh tế thay đổi trong giọng nói của anh khiến tôi chú ý. Tôi đã hỏi sâu hơn. Hóa ra, người cha thường “đánh đòn” anh hai hoặc ba lần một tuần bằng dây thắt lưng. Không cần nhiều lý do để khiến Gordon phải chịu những trận đòn roi: một câu nói khiêu khích, một phiếu báo điểm thấp, hoặc quên không làm công việc nhà nào đó, tất cả đều đủ lớn để trở thành “trọng tội”. Cha của Gordon cũng không đánh đòn vào những vị trí cụ thể; Gordon nhớ lại những lúc bị đánh vào lưng, chân, cánh tay, bàn tay và mông. Tôi hỏi Gordon mức độ tổn thương về mặt vật lý của những trận đòn roi đó. Gordon: Tôi không bị chảy máu hay gì cả. Ý tôi là, mọi thứ đều ổn. Ông ấy chỉ muốn tôi vào khuôn phép Susan: Nhưng anh đã rất sợ ông ấy, phải vậy không? Gordon: Tôi sợ phát khiếp, nhưng chẳng phải đó là đó là cảm giác thông thường đối với cha mẹ hay sao? Susan: Gordon, đó có phả là cách anh muốn con mình cảm nhận về mình không? Gordon lảng tránh ánh mắt của tôi. Điều này khiến anh cực kỳ khó chịu. Tôi kéo ghế lại gần và nhẹ nhàng tiếp tục: Vợ anh là bác sĩ nhi khoa. Nếu cô ấy nhìn thấy một đứa trẻ tại phòng khám của mình mang những dấu vết trên người giống như những dấu vết anh có từ những trận đòn của cha, có phải cô ấy được luật pháp yêu cầu phải báo cho chính quyền không? Gordon không cần phải trả lời. Đôi mắt anh ngấn nước trước hiện thực. Anh thì thầm: Tôi cảm thấy khó chịu quá. Hàng rào phòng thủ của Gordon đổ gục. Mặc dù đang phải chịu đựng nỗi đau cảm xúc cực kỳ lớn, lần đầu tiên trong đời Gordon hé lộ nguồn cơn cốt yếu dai dẳng đằng sau nỗi giận dữ của mình. Anh mang trong mình một ngọn núi lửa phẫn nộ đối với cha từ khi còn nhỏ, và bất cứ khi nào áp lực trở nên quá lớn, anh sẽ phun trào vào bất cứ ai thuận tiện cho việc đó, mà thường là vợ anh. Tôi biết điều chúng tôi cần phải làm: nhận thức và chữa lành cậu bé bị tổn thương trong anh. Trở về nhà tối hôm đó, tôi không ngừng nghĩ đến Gordon. Tôi nhớ đến đôi mắt ngấn nước khi anh nhận ra mình đã bị ngược đãi. Tôi nghĩ đến hàng ngàn người trưởng thành, cả nam và nữ, mà tôi đã làm việc cùng, những người có cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng – thậm chí là bị điều khiển – bởi những khuôn mẫu trong thời kỳ thơ ấu do các bậc cha mẹ bị tổn thương cảm xúc gây nên. Tôi nhận ra rằng có đến hàng triệu người không hề biết tại sao cuộc sống của họ không như ý muốn, và tôi có thể giúp họ. Đó là lúc tôi quyết định viết cuốn sách này. Vì sao cần nhìn lại? Câu chuyện của Gordon không hề hiếm gặp. Tôi đã tiếp hàng ngàn bệnh nhân trong suốt 18 năm với tư cách bác sĩ trị liệu, cả riêng tư lẫn theo nhóm trong bệnh viện, và đa số đều phải chịu đựng cảm giác tổn thương lòng tự trọng vì cha mẹ thường xuyên đánh đập, mắng mỏ, “đùa cợt” về sự ngu ngốc hay xấu xí của họ, làm họ ngợp trong lỗi lầm của bản thân hay lạm dụng tình dục, ép họ nhận quá nhiều trách nhiệm hay bảo vệ họ quá mức. Giống như Gordon, một số người đã tạo liên kết giữa cha mẹ và các vấn đề của họ. Đây là điểm mù cảm xúc phổ biến. Người ta thường gặp rắc rối trong việc nhìn nhận quan hệ giữa họ và cha mẹ đóng một vai trò lớn ảnh hưởng lên cuộc đời họ. Các xu hướng điều trị, vốn thường chủ yếu dựa vào phân tích những trải nghiệm đầu đời, đã dịch chuyển từ “hồi đó” sang “bây giờ và ở đây”. Hướng tập trung chuyển sang kiểm tra và thay đổi hành vi, các mối quan hệ và vai trò hiện tại. Tôi cho rằng sự chuyển đổi này là do khách hàng từ chối dành ra một lượng lớn thời gian và tiền bạc cần cho nhiều liệu pháp trị liệu truyền thống, mà thường cho kết quả tối thiểu. Tôi là một người cực kỳ tin tưởng vào các liệu pháp ngắn hạn tập trung vào thay đổi những khuôn mẫu hành vi không có lợi. Song kinh nghiệm dạy tôi rằng việc chữa trị các triệu chứng là không đủ; ta phải xử lý triệt để nguồn gốc của những triệu chứng đó. Liệu pháp có hiệu quả nhất khi nó giải quyết được hai thứ: thay đổi hành vi không có lợi hiện tại và ngắt kết nối khỏi những tổn thương trong quá khứ. Gordon phải học những kỹ thuật giúp điểu khiển cơn phẫn nộ của mình, song để tạo nên những thay đổi lâu dài, thứ có thể đứng vững sau những căng thẳng, anh ta cũng phải nhìn lại và xử lý những vết thương thời thơ ấu. Cha mẹ là những người gieo hạt giống tinh thần và cảm xúc trong ta – những hạt giống sẽ trở thành chính ta sau này. Trong một số gia đình, có những hạt giống yêu thương, tôn trọng và độc lập. Nhưng trong nhiều gia đình khác, có những hạt giống sợ hãi, bổn phận hay tội lỗi. Nếu bạn nằm trong nhóm thứ hai, cuốn sách này dành cho bạn. Vào giai đoạn trưởng thành, những hạt giống nảy mầm thành những bụi cỏ dại vô hình ảnh hưởng xấu đến cuộc đời bạn theo cách bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Chúng có thể làm hại các mối quan hệ, sự nghiệp hay gia đình bạn; chúng hạ thấp sự tự tin và lòng tự trọng của bạn. Tôi sẽ giúp bạn tìm ra đám cỏ dại đó và nhổ chúng đi. Cha mẹ độc hại là gì?