Khoa học là một trong những di sản quí báu nhất của văn hóa nhân loại. Nếu chúng ta hiểu văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình tương tác giữa con người về tự nhiên, thì khoa học là một phần của văn hóa. Do đó, tôi cũng sẽ kể cho các bạn về lí lịch khoa học của những con vật gần gũi chúng ta như heo, gà, chuột, khỉ, cùng mối liên quan đến sự hiện diện của chúng và nguồn gốc của nền văn minh lúa nước Đông Nam Á. Các bạn sẽ ngạc nhiên khi biết nơi xuất phát của những con vật này là từ Đông Nam Á. Các bạn cũng sẽ biết Đức Phật đã nói gì về một hội chứng mà chúng ta gọi là “loãng xương” ngày nay. Tôi cũng không quên kể cho các bạn những câu chuyện về các nhà khoa học lừng danh như Charles Darwin, Alexandre Yersin, Paul Erdos, và một số nhà khoa học khác đã đem đến cho chúng ta những phát minh cứu hàng triệu người.
Khoa học (tiếng Anh: science) là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học.[1] Thông qua các phương pháp nghiên cứu có kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức đã được hệ thống hóa.
Trong tiếng Việt, “khoa học”, “kỹ thuật” và “công nghệ” đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn “khoa học kỹ thuật”). Tuy vậy, khoa học khác với kỹ thuật và công nghệ. Kỹ thuật là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo và vận hành những công trình, máy móc, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.[2] Còn công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.
Mời các bạn đón đọc Câu Chuyện Khoa Học của tác giả Nguyễn Văn Tuấn.