Cảng Xu Đăng là một cuốn sách của nhà văn Pháp Olivier Rolin, người từng nghiên cứu Triết học và Ngôn ngữ. Với tình yêu với địa lý, tàu thuyền và du lịch, ông đã đoạt giải Prix Fémina vào năm 1994 với tác phẩm này.
Cuốn sách mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về Cảng Xu Đăng – nơi duy nhất có khả năng đón nhận những chiếc tàu lớn đến 277m dài và chở dầu, cùng với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và gió bão. Truyện kể về câu chuyện đầy bí ẩn xảy ra tại cảng này, khi một viên chức chuyển đến với một thông điệp quan trọng, với nhiều chi tiết đáng kinh ngạc và sự hồi tưởng về quá khứ.
Với ngôn ngữ tinh tế và tâm hồn sâu lắng, cuốn sách đưa độc giả vào một hành trình khám phá đầy kỳ vị. Olivier Rolin đã tạo ra một tác phẩm hấp dẫn, đậm chất văn chương Pháp, đồng thời gợi mở nhiều tầng ý nghĩa để độc giả suy ngẫm. Đây thực sự là một cuốn sách đáng đọc và khám phá, đặc biệt dành cho những ai yêu thích văn học và trải nghiệm văn chương Pháp.Một con quỷ nào đó có những nỗi thăng trầm một cách nực cười theo kiểu tư sản. Chúng tôi là những kẻ cực kỳ táo bạo và hiền lành. Điều đó cũng quá đủ để chúng tôi không ruồng bỏ thời tuổi trẻ của chúng tôi. Rồi cái thời ấy cũng phải chấm dứt. Sự trì trệ của thế giới đã thắng, sức trai trẻ của chúng tôi đối lập lại nó đã bị cạn kiệt, và, như ở thời xa xưa, thuật thần bí lại biến thành chính trị, các khán giả vỗ tay hoan nghênh trước một kết cục đã trở nên rõ ràng của trận đấu. Tôi tin chắc rằng lần cuối cùng tôi gặp A. là một ngày mùa thu. Lúc đó chúng tôi cùng uống bia với nhau tại một quầy rượu bia ở cầu Cardinet. Giá thổi làm cho những chiếc lá khô ép sát xuống những vũng nước đen trông như những bàn tay vấy máu. Có lẽ là chúng tôi đã khóc. Về sau, anh ấy đã chọn nghề văn, còn tôi chọn nghề hàng hải. Tôi cho rằng đối với cả hai chúng tôi, có lẽ những nghề này không phản bội hoàn toàn những giấc mơ bay bổng mà từ lâu chúng tôi hằng ấp ủ. Đúng thế. Đây là một sự lựa chọn sai lầm, vì đó là những nghề không có tương lai. Người ta không thể tiến cao lên được bằng những nghề này.
Sau những năm tháng làm nghề vận chuyển những chuyến hàng thối thiu dọc theo bãi biển Châu Phi, mặt trái của sức khỏe đã quật ngã tôi. Thế là tôi nằm lại ở cảng Xuđăng, nơi đây, một loạt sự kiện ngẫu nhiên thoạt tiên đã trao cho tôi nhiệm vụ harbour master[1]. Khi hải cảng này có thể nói là bị biến mất, như thể bị nhận chìm trong cơn bão biển chung của đất nước, thì từ nay trở đi nhiệm vụ của tôi chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng, vả lại bọn cướp biển cũng không chịu công nhận chức vụ của tôi, đó là bọn sẵn sàng cướp bóc những tàu thuyền nào tình cờ qua đây, ngoài ra tôi còn phải kiêm nhiệm thêm chức vụ lãnh sự danh dự của nước cộng hòa Madagaxca, một chức vụ cũng không hề cồng kềnh hơn khoản thu nhập ít ỏi của tôi có được không phải nhờ vào các khoản thuế mà thực ra tôi cũng chẳng thu, và cũng không dựa vào tiền lương mà từ lâu tôi cũng không còn nhớ tới nó nữa, mà dựa vào những chuyện buôn lậu vặt vãnh mà lòng hám của của những kẻ tống tiền đã để lại cho cái nghề khiêm tốn của tôi: một chút rượu ở một đất nước mà ở đó nó bị cấm, một vài người đói khát với đôi mắt thâm đen, với nước da tím tái, được tôi sai xuống những con thuyền chạy bằng dầu mazút để ra khơi chuyển mấy bó lá cây thuốc khát[2] lên các tàu buôn quốc tế. Tóm lại chỉ là những việc lặt vặt, nhưng tôi chỉ cần có thế. Cái cuộc sống như cỏ cây mà càng ngày tôi càng thu mình vào ấy từ lâu đã tránh cho tôi khỏi mắc vào cảnh túng quẫn về nhu cầu cuộc sống. Tôi là một người dễ chịu đựng, người khác có lẽ họ đã đòi hỏi nhiều hơn.
Mặc dù đọc nhiều, nhưng tôi chẳng bao giờ hiểu được văn học là mấy: ít nhất đó là quan niệm của tôi. Các cuốn sách của A., tôi cũng có vài quyển của anh ấy, tỏ ra khó đọc và gây bất an. Tôi không biết nói tại sao, nhưng chúng gợi cho tôi hình ảnh về cảnh bầu trời giông bão nằm chắn ngang chân trời, ngược với chiều gió mùa, trông như những cánh rừng rậm bị cầy xới bởi những tia phản xạ màu đồng, màu đỏ tía và màu xanh lam. Tôi tưởng như nhìn thấy ở đây vẻ chán ngán và nỗi buồn những cái mà chung quy lại cuộc sống xã hội đã không ngừng đánh thức dậy trong chúng ta, tôi nhìn thấy một sự bất lực nào đó trong việc làm cho chúng ta quen thuộc với những lễ nghi u mê của cuộc sống, cũng như thấy một sự luyến tiếc một thời có triển vọng về một tương lai rộng lớn. Trong khi luồng ánh nắng mặt trời, có khả năng nung chẩy như một chiếc mỏ hàn những đống đổ nát của đêm tối, đang thiêu cháy những dụng cụ làm việc và làm nheo mắt người trực ban, thì thỉnh thoảng tôi nghĩ rằng cái vẫn tiếp tục gắn bó chúng tôi từ lâu và một cách bí ẩn chính là trạng thái hay sợ bóng sợ vía của chúng tôi, cái đã ngăn không để cho lứa tuổi chín chắn của chúng tôi hoàn toàn trở thành giai đoạn phủ nhận thời tuổi trẻ, bất chấp tất cả những hiện tượng bên ngoài. Tôi không biết là liệu mình đã hiểu đúng sách của anh ấy chưa, không biết liệu anh ấy có thích mình hiểu như vậy không. Tôi không tin là sách vở, kểCuốn sách này nói về một điều đáng giá hơn là sự bất an. Bức thư mà tác giả nhận được từ người giúp việc của mình đã khơi gợi sự tò mò và chứa đựng những câu chuyện bí ẩn. Bức thư ngắn gọn này từ ngày trước A. qua đời, nhưng vẫn gợi lên nhiều tình cảm và mong muốn khám phá sự thật. Qua việc tái hiện lại nội dung bức thư, tác giả không chỉ tái kết nối với quá khứ mà còn lồng ghép những trải nghiệm mới và hấp dẫn. Cùng theo dõi hành trình đầy kỳ vị trong cuốn sách “Cảng Xu Đăng” của tác giả Olivier Rolin để khám phá thêm về câu chuyện này.
Nguồn: https://ebookvie.com