Một nền sản xuất nông nghiệp truyền thống lâu đời với bất cứ một quốc gia nào đều phải dựa vào đất. Trước sự bùng nổ dân số, trước đây trên hành tinh muốn có 1 tỷ người phải mất 130 năm (1880 – 1930), nhưng từ năm 1970 trở lại đây trong vòng 30 năm thế giới đã tăng lên 2 tỷ người. Cho nên yêu cầu cấp bách phải tăng lương thực. việc sản xuất nông nghiệp từ chỗ truyền thống dựa vào đất bây giờ phải dựa vào phân bón. Theo FAO phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35 – 45%. Cứ ba người sống trên hành tinh này thì có một người sống nhờ tăng năng suất cây trồng.
Phân bón là thức ăn của cây trồng, nó có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Thành phần phân bón bao gồm 13 nguyên tố cơ bản, 6 nguyên tố đa lượng N, P, K, S, Ca, Mg và 7 nguyên tố vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, Mo, B, C… Ngoài ra còn có một số nguyên tố cũng cần thiết cho đời sống của cây như Na, Si, Co, Al. Ba loại nguyên tố thường thiếu trong đất mà người ta phải bổn nhiều là Nitơ, Phospho, Kali. Đạm Nitơ thường dùng là đạm Amôn như Sunphát Amôn, Cácbonát Amôn, Clorua Amôn và Đạm dạng Amôniăc, Nitro (Amôn Nitrat, Natri Nitrat, Kali Nitrat), các quặng. Muối phosphat là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo phân lân… Phân Kali thường dùng chủ yếu là phosphat Kali và Clorua Kali.
Trên cơ sở các nguyên tố kể trên là những thành phần cơ bản của thức ăn cây trồng… Các nhà khoa học, các nhà sản xuất đã nghiên cứu chế biến ra nhiều loại phân đơn chất, hợp chất, vô cơ, hữu cơ vi sinh khác nhau như: Phân Urẻ, phân lân Supe. phần lớn nung cháy. phân Kali. phân lưu huỳnh. Phân phức hợp (NPK), phân hữu cơ, phân sinh hóa tổng hợp, phân vi sinh (phân vi sinh là loại phân hỗn hợp được tổng hợp từ các hợp chất vô cơ và hữu cơ nhờ sự hoạt động của các tập đoàn vi sinh vật hữu ích), phân than bùn, phân bón lá, phân thuỷ canh. Ngoài ra còn có phân chứa các nguyên tố vi lượng.
Ngày nay, nông nghiệp đã trở thành nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Đặc biệt gần đây theo cơ chế mở cửa của Chính phủ trong cả nước đã có hàng trăm cơ sở sản xuất các loại phân bón với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như: Quân đội. Hợp tác xã. Công tỉ, Trung tâm, Trạm trại và cá nhân… (riêng tỉnh Nghệ An đã có gần 80 cơ sở)… Ai ai cũng bảo phân bón của đơn vị mình là tốt nhất. Nhưng sự thật đã xảy ra nhiều vụ sản xuất phản kém chất lượng, phần giả đã làm thiệt hại không nhỏ cho nền sản xuất nông nghiệp, cho bà con nông dân mà vừa qua đã bị dư luận phê phán ở một số địa phương.
Nhiều cơ sở sản xuất chỉ biết chạy theo lợi nhuận, không cần biết hậu quả, chưa nắm hết các yếu tố cơ bản về sinh lí, sinh hoá của đất và cây, chưa nắm hết tính năng, tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng đối với từng loại cây trồng, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí một số cơ sở còn sử dụng cả gỉ than, bột màu, đất sét làm nguyên liệu sản xuất phân bón… Mặt khác việc bón phân không hợp lí. không đồng bộ. không đúng quy trình còn làm cho cây trồng kém năng suất thậm chí còn bị tổn thất.
Với mục đích giúp bà con nông dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, sinh viên, học sinh ngành nông nghiệp và các cán bộ quản lý, cơ sở có điều kiện nắm bắt thành hệ thống về nguồn gốc và bản chất các chất dinh dưỡng vô cơ (dinh dưỡng khoáng) dinh dưỡng hữu cơ và các thành phần khác của phân bón, các diễn biến sinh lí, sinh hoá trong cây và trong đất, đồng thời biết sử dụng bán phân cho các loại cây trồng một cách hợp lí có năng suất cao, tác giả Nguyễn Hạc Thuỷ cho ra đời tài liệu này. Thực tế khẳng định rằng bón phân được gọi là hợp lí, chỉ khi nào nắm vững các thành phần hoá học của đất và sinh lí cây trắng.
Để viết quyển sách này tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu với ý kiến của các tổ chức phân bón quốc tế và các nhà khoa học về phân bón trong nước và ngoài nước như: GS. TS Guseinov, GS. TS Moxolov (Nga) Hiwode kaguku – Kaisna (Nhật), GS. TS Lỗ Nhữ Thân (TQ), GS. TS Horst Marschner, V. Romheld (Dúc), World Fertilizer use manual – IFA. Đó là những đơn vị và những nhà khoa học nổi tiếng về thổ nhưỡng, phân bón và cây trồng.
Hi vọng tài liệu sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho các nhà chuyên môn về cây trồng và phân bón, giúp bà con nông dân sử dụng phân bón một cách hợp lí để nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời góp phần xây dựng một nền nông nghiệp, bền vững của đất nước. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn tài liệu này, do đó rất mong được sự thông cảm và góp ý của quý độc giả.
Hà Nội, ngày 28.6.2001
GS. TSKH Vương Khả Cúc