Trong làng Chipping Cleghorn, một án mạng đã được báo trước trong mục quảng cáo nhỏ của tờ báo địa phương. Khi các bạn cô Blacklock tụ tập để chơi trò chơi, một kế hoạch giết người âm thầm lên dây cót. Đây là truyện thứ 50 của Christie và giữ danh hiệu thành quả đẹp nhất của Bà Marple. Bối cảnh nước Anh sau chiến tranh cũng rất đáng chú ý (một điểm quan trọng của cốt truyện), đây có thể được coi là tác phẩm cuối cùng trong những truyện Christie gợi ý giỏi nhất và nhịp truyện vừa vặn nhất.
Nữ nhà văn Agatha Christie sinh năm 1890 tại Torquay, Anh. Cha bà tên là Frederick Miller, nên tên khai sinh của bà là Agatha Miller. Hồi còn nhỏ, Agatha không được tới trường mà chỉ được gia đình thuê gia sư về dạy dỗ tại nhà.
Là một đứa trẻ nhút nhát, khó có thể diễn tả chính xác ý kiến của mình, ban đầu bà tìm đến âm nhạc như một cách giải tỏa tâm sự và sau này là viết sách. Năm 1914, bà kết hôn với Archie Christie, một phi công chiến đấu. Trong khi đức lang quân bận rộn chiến đấu ngoài chiến trường thì bà làm y tá trong bệnh viện. Chính trong thời kỳ này, ý tưởng viết tiểu thuyết trinh thám đã nảy sinh trong tâm trí bà. Chỉ một năm sau bà đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Những bí ẩn vùng Styles, nhưng phải tới 5 năm sau nó mới được xuất bản (1920).
Trong cuốn sách này, độc giả lần đầu tiên được làm quen với một thám tử lập dị người Bỉ tên là Hercle Poirot với bộ ria ngộ nghĩnh, mái tóc điểm bạc và một tính cách tỉ mỉ, sạch sẽ. Nhưng phải tới năm 1926, những cuốn sách của Agatha mới thu hút được sự chú ý của công chúng khi bà xuất bản cuốn Vụ ám sát Roger Ackroyd. Truyện này được đăng trên một tờ báo tiếng Ireland năm 1938 và được tái bản ba lần.
Nhân vật thám tử Poirot có khả năng phá những vụ án phức tạp và được coi là nhân vật xứng đáng kế vị thám tử lừng danh Sherlock Holmes của nhà văn Arthur Conan Doyle. Christie đã viết hơn 30 tiểu thuyết trinh thám về viên cảnh sát Poirot với những truyện nổi tiếng như The Murder of Roger Ackrovd (1926), Murder on the Orient ExPress (1934) và Death on the Nile (1937). Trong đó có nhiều truyện đã được chuyển thể thành phim.
Năm 1926, hai vợ chồng Agatha ly dị bởi ông chồng ngoại tình. Đã sẵn đau buồn vì mẹ mới mất, Agatha đột nhiên biến mất. Cả nước Anh trở nên sôi sục vì một nữ nhà văn nổi tiếng bị mất tích. Ba ngày sau người ta phát hiện bà tại một khách sạn nhỏ với lời giải thích rằng bà bị mất trí nhớ. Năm 1930, bà tái hôn với một nhà khảo cổ học trẻ tuổi tên là Max Mallowan.
Ngoài nhân vật thám tử Poirot, cô Jane Marple – một nhân vật nổi tiếng và được nhiều độc giả yêu thích – được nữ nhà văn sáng tạo và giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn Murder at the Vicarage vào năm 1930. Đây là một phụ nữ trung niên độc thân sống trong một ngôi làng tại St. Mary Mead. Cô không phải là một thám tử nhưng chỉ bằng trực giác nhạy bén và sự tập trung cao độ, cô đã phá được tất cả các vụ án mà cảnh sát chịu bó tay. Nhân vật Jane Marple được Agatha sử dụng trong 12 tiểu thuyết và trở nên nổi tiếng trong Thời đại vàng của tiểu thuyết tại Anh thời kỳ những năm 1920 và 1930.
Agatha Christie được mọi người tôn vinh là Nữ hoàng truyện trinh thám. Trong suốt cuộc đời mình, bà đã sáng tác 66 tiểu thuyết, rất nhiều truyện ngắn, kịch và hàng loạt tiểu thuyết tình cảm lãng mạn với bút danh là Mary Westmacott. Vở kịch Chiếc bẫy chuột của bà có lẽ là vở kịch trinh thám hay nhất thế giới. Một số tác phẩm của bà đã được chuyển thể thành phim, nổi bật là bộ phim Murder on the Orient Express (Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông) đã đoạt giải thưởng Hàn lâm năm 1974. Tác phẩm của bà được dịch ra hơn 100 thứ tiếng.
Trong suốt cuộc đời mình, nữ nhà văn Agatha Christie luôn căm ghét bạo lực và máu. Bà thường thú nhận rằng không biết gì về những công cụ giết người thông thường. Thậm chí bà cũng chưa từng một lần tiếp xúc với một kẻ giết người.
Ở tất cả các nhà, hay gần như tất cả các nhà ở Chipping Cleghorn, anh ta để vào một tờ North Benham và Chipping Cleghorn Gazette, mà mọi người dân địa phương quen gọi đơn giản là Gazette, vào tất cả các ngày thứ sáu.
Vì vậy, buổi sáng thứ Sáu, sau khi lướt mắt trên những tít lớn của tờ báo hàng ngày, phần lớn dân cư ở Chipping Cleghorn vội vã mở tờ Gazette ra để chăm chú đọc những tin tức của địa phương. Sau khi đọc qua mục “Trao đổi thư từ”, chín trên mười độc giả tấn công ngay vào mục “những thông báo cá nhân”, nơi đăng những vật để bán hoặc cho thuê, những nhu cầu vô vọng tìm người hầu, rất nhiều thông báo về chó, mèo, vật dụng làm vườn và tất cả các vụ việc thuộc loại rất thú vị đối với những người tạo nên cái cộng đồng nhỏ bé ở Chipping Cleghorn.
2
Cái ngày thứ sáu 29 tháng mười cũng không khác những thứ sáu khác.
Bà Swettenham vén những lọn tóc màu tro xinh xắn rủ trên trán, mở tờ báo Times ra, liếc rnột cái nhìn thò ơ trên trang báo cầm ở tay trái, đọc qua cột viết về dân sự rồi sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đặt tờ Times sang một bên, bà vội vã cầm lấy tờ Chipping Cleghorn Gazette.
Khi con trai bà, Edmund, đi vào phòng sau đó một lát, bà đang chăm chú đọc mục “những thông báo cá nhân”.
– Chào con thân yêu – Bà nói – Nhà Smedley bán con chó Daimler của họ… nó sinh năm 1935… Đã già rồi!
Edmund ậm ừ trả lời, rồi rót một tách cà phê, đặt hai khoanh cá trích vào đĩa, ngồi vào bàn và mở tờ Daily Worker ra để đọc mục “xây dựng”.
Bà Swettenham đọc to :
– Chó ngao, con chó đẹp… Mẹ cũng chẳng hiểu tại sao mọi người lại thích nuôi chó to đến thế, nhất là lúc này… Selina Laurence lại đăng thông báo tìm một cô đầu bếp. Mẹ có thể nói rằng, thời buổi này, đăng thông báo chỉ phí thời gian. Cô ấy cũng không đăng địa chỉ, mà chỉ có số hòm thư lưu thôi. Chó berger Đức. Mẹ chẳng bao giờ thích chó berger cả, không phải vì chúng là giống Đức, chúng ta chẳng còn câu nệ nữa, mà chỉ đơn giản bởi vì mẹ không thích chúng. Bà cần gì, bà Finch?
Cánh cửa mở để cho nửa người và cái đầu phụ nữ dễ sợ thò vào với một cái mũ nồi nhung.
– Chào bà! Tôi có thể dọn bàn được chưa?
– Chưa được! Chúng tôi chưa ăn xong.
Bà Finch liếc nhìn Edmund với tờ báo trong tay, hít hà rồi lui ra.
– Con chỉ mới bắt đầu! – Edmund phản đối.
– Mẹ mong con đừng đọc những tờ báo khủng khiếp ấy nữa! Bà Finch chẳng thích điều đó một tí nào!
– Con không hiểu tại sao những ý kiến chính trị của con lại liên quan đến bà Finch!
– Nếu con là công nhân đã đành! Nhưng con có làm việc đâu!
Edmund bực bội phản đối.
– Hoàn toàn không đúng. Con viết một quyển sách.!
– Mẹ nói về một công việc thật sự cơ… Còn về bà Finch, chúng ta không thể chế nhạo điều bà ấy suy nghĩ! Nếu bà ấy bị ốm hoặc không đến nữa thì ai thay bà ấy phục vụ chúng ta?
…
Mời các bạn đón đọc Cái Chết Được Báo Trước của tác giả Agatha Christie.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn