Giúp bạn đọc – nhất là thanh thiếu niên – hiểu được sự hình thành của các ngành nghề và thấm nhuần công đức của các danh nhân đã có nhiều đóng góp trong các ngành nghề truyền thống. Phần lớn các ngành nghề truyền thống đề cập trong sách như nghề mộc, nghề thêu, nghề hát xẩm hát ả đào, nghề in, nghề kim hoàn, nghề dệt chiếu, nghề đúc đồng… không phải mới ra đời từ ông Tổ đó – mà có thể có trước đó rất lâu. Tại sao làng nghề lại chọn người đó làm vị Tổ? Đây là điều hết sức thú vị và cũng phản ánh rõ nét đạo lý của người Việt Nam là luôn biết ơn cả những vị đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp.
Mục lục
Vua Hùng – biểu tượng sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt
Thánh Tản Viên – bách nghệ tổ sư của nước Nam
Thánh Gióng – biểu tượng chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Chử Đồng Tử – ông tổ nghề buôn
Thánh mẫu Liễu Hạnh – một sức sống bền vững và biến hóa
Những ông tổ nghề gốm
Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ – tổ nghề đúc đồng
Nguyễn Công Truyền – tổ nghề gò đồng
Những ông tổ nghề mộc
Tổ nghề làm giấy là ai?
Công cháu Thiều Hoa – tổ nghề dệt lụa
Phùng Khắc Khoan – tổ nghề dệt lược và nghề trồng ngô
Phạm Đôn Lễ – tổ nghề dệt chiếu
Lê Công Hành – ông tổ nghề thêu
Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điều – tổ nghề kim hoàn
Tuệ Tĩnh thiền sư – ông tổ thuốc Nam
Trần Lư – tổ nghề sơn
Nguyễn Kim, Vũ Văn Kim, Trương Công Thành – tổ nghề khảm trai, khảm xà cừ
Lương Nhữ Hộc – ông tổ nghề khắc bản in
Nguyễn Thời Trung – tổ nghề đóng giày
Những tổ sư trong nghề tuồng hát
Đinh Lễ, Bạch Hoa – tổ ca trù
Trần Quốc Đĩnh – tổ nghế hát xẩm
Ông Tà – tổ của nghề “ăn ong” phương Nam
Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam gồm có:
Mời các bạn đón đọc Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam: Các Vị Tổ Ngành Nghề Việt Nam của tác giả Lê Minh Quốc.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn