Tuy cuốn sách này chỉ viết về các trường phái lịch sử phương tây và tập trung chủ yếu vào các tác giả Pháp, nhưng những vấn đề được đề cập tới ở đây là những vấn đề chung của mọi thời đại và mọi quốc gia, chẳng hạn như: làm thế nào để thoát ra khỏi sức ép của hoàn cảnh? Nên đánh giá các nguồn tư liệu như thế nào? Làm thế nào để phân biệt cái gì là chính cái gì là phụ? Làm thế nào để xác định được một sự kiện có phải là “sự kiện lịch sử ” hay không? Làm sống lại quá khứ bằng cách nào? Lịch sử của bất cứ quốc gia, dân tộc nào, dù ở phương Đông hay phương Tây không chỉ phong phú ở những sự kiện, những nhân vật tạo nên tỉnh phong phú đó mà điều quan trọng hơn, theo một ý nghĩa nào đó là ở chỗ nó được nhận thức, giải thích ra sao? Nói một cách cụ thể, đối với lịch sử Việt Nam, liệu chúng ta có thể tin tưởng hoàn toàn vào cuốn Đại việt sử ký toàn thư hay vào các cuốn biên niên sử nói chung hay không? Hay các bộ sử này chỉ dừng lại ở việc phản ảnh quan điểm của các triều đại? Các tác phẩm này phải chăng còn bỏ qua những sự kiện kinh tế xã hội quan trọng của quá khứ hay không? Làm thế nào để tham khảo các nguồn tư liệu khác? Làm thế nào để không bị trói buộc trọng quan điểm của các “tinh họa” trong xã hội trước kia? Và đặc biệt, khi đọc “Các trường phái sử học” chúng ta sẽ nhận thấy một chân lý đơn giản, đó là: nếu chúng ta không hiểu biết gì về xã hội và văn hoá thời Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên sống thì chúng ta không thể hiểu và không thể khai thác được các tác phẩm của họ.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com