Khi những bài báo tập hợp thành cuốn sách thì nó không còn là những bài báo riêng lẻ nữa. Sách được xuất bản không phải để bạn đọc bỏ tiền túi ra mua về những chuyện tầm phào. Tôi cố gắng lựa chọn, cắt bỏ và sắp xếp chúng trong một hệ thống để nó có thể nói lên một điều gì đó, cái điều mà tôi nghĩ có thể chia sẻ với nhiều người.
Thuở nhỏ tôi là “con mọt sách”, lớn lên tôi hiểu cuốn sách lớn nhất là cuộc đời và tôi đã “đọc” nó. Những bài báo tập hợp trong cuốn sách là kết quả của sự “đọc” đó. Tôi viết là do được đặt bài, được phỏng vấn chứ không chủ động vì thế khi đọc lại vẫn lấy làm tiếc, vì mình còn có rất nhiều điều để nói, muốn nói. Có lẽ sau này khi không còn làm nhạc được nữa tôi sẽ viết chăng? Viết không phải để làm nhà văn mà để gần hơn với mọi người bằng những điều minh đã sống qua, đã hiểu, đã yêu, đã buồn bã và đau khổ.
Người ta nói viết là để đi tìm bạn, tôi nghĩ đó là một ý kiến xác đáng. Thật hạnh phúc khi cuốn sách có được người đọc, dù ngưòi đọc nó có thể không nhiều…
“Trong những lúc tri kỷ vụn với bạn bè thỉnh thoảng cũng kể được những chuyện gì đó, nói ra được điều gì đó mà họ cho là thú vị. Thế là đám bạn làm báo đặt bài và tôi cũng thử viết. Đầu tiên là viết cho tờ Bút Mới bài phê bình thơ Nguyễn Đỗ… Kể từ ngày đó đến nay đã hơn 20 năm”. Cuốn “Càphê… mưa” của Dương Thụ ra đời trước lời đề nghị của Cty sách Nhã Nam muốn tập hợp những bài viết trong hơn 20 năm ông đã viết và đăng trên nhiều tờ báo khác nhau.
Tập sách được chia làm 3 phần bao gồm: Tạp bút, Chuyện văn nghệ và Trò chuyện. Phần tạp bút bao gồm những bài viết được ông chia theo những chủ đề như: Hà Nội, Phố, Làng, Đời… Trên dưới chục bài viết trong từng chủ đề là những cái nhìn sâu và rộng của ông về những gì đang diễn ra xung quanh mình như “Chè chén vỉa hè Hà Nội”, “Quà Hà Nội” hay “Ngõ phố và những con hẻm”… Viết về làng quê thì có “Chợ quê xứ Bắc”, “Giấc mơ có mùi rơm rạ”…
Nếu như người đọc cảm nhận được một tấm lòng chân thành ở những bài tạp bút của Dương Thụ thì lại khâm phục sự hiểu biết của ông qua những bài viết về âm nhạc, về chuyện làm văn nghệ ở nước ta qua cách nhìn nhận của nhạc sĩ. Phần 3 lại tập hợp những bài mà Dương Thụ đã trả lời phỏng vấn về âm nhạc cho các báo.
Phần cuối tập sách là những trang bản thảo của những ca khúc đã làm nên tên tuổi nhạc sĩ Dương Thụ như: “Cho em một ngày”, “Lắng nghe mùa xuân về”, “Gọi anh”… Tất cả góp mặt trong tập sách dày 700 trang mà như Dương Thụ tâm sự: “Tôi viết tất cả hoàn toàn tự nhiên. Có người đặt tôi một bài viết về biển, nhưng tôi lại không sống gần biển. Tạp bút “Xa xăm một vùng ra khơi” là tôi viết như thế”.
Nhạc sĩ Dương Thụ đã chia sẻ về cách cảm nhận và lắng nghe những cảm xúc từ cuộc sống. “Tôi có được những cảm xúc đó là nhờ những tháng ngày gắn bó với vỉa hè, với những người lao động mưu sinh mà qua họ, tôi có nhiều suy nghĩ hơn… Và tất cả những suy nghĩ đó, đều là cảm xúc rất chân thành, các bạn cứ đọc như tôi là một người đang muốn tâm sự với các bạn về điều đó”.
Gần cuối buổi giao lưu, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh – Anh Quân đã gửi đến khán giả hai sáng tác của nhạc sĩ Dương Thụ – “Lắng nghe mùa xuân về” và “Gọi anh” được thể hiện mộc với cây ghita nhưng vẫn lắng đọng.
Đọc những lời mở đầu cuốn sách, độc giả chắc hẳn sẽ hiểu hơn với nhiều những tâm sự đã được nhạc sĩ Dương Thụ gửi gắm trong từng trang viết: “Thuở nhỏ, tôi là “con mọt sách”, lớn lên tôi hiểu cuốn sách lớn nhất là cuộc đời và tôi đã đọc nó… Có lẽ sau này khi không làm nhạc nữa, tôi sẽ viết chăng? Viết không phải để làm nhà văn mà là để gần hơn với mọi người bằng những điều mình đã sống qua, đã hiểu, đã yêu, đã buồn bã và đau khổ”.
Tác giả: Dương Thụ
Nội dung chính:
Đánh giá:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đánh giá chung:
Cà Phê…Mưa là một cuốn sách tản văn nhẹ nhàng, sâu lắng, phù hợp với những ai yêu thích khám phá những góc nhìn mới về cuộc sống. Cuốn sách là món quà tinh thần ý nghĩa dành cho những ai yêu mến nhạc sĩ Dương Thụ và muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và con người của ông.
Điểm đánh giá: 4/5
Đối tượng phù hợp:
Lời khuyên:
Trích dẫn: