Bye Béo 2: Mọi Điều Bạn Biết Về Giảm Cân Đều Sai PDF EPUB

Bye Béo 2: Mọi Điều Bạn Biết Về Giảm Cân Đều Sai PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://ebookvie.com
PDFĐỌC ONLINE

Cuốn sách “Bye Béo 2 – Mọi điều bạn biết về giảm cân đều sai” tập trung vào việc thay đổi cân nặng và cải thiện vóc dáng thông qua việc xây dựng một lối sống lành mạnh. Dưới đây là những điểm chính mà cuốn sách này mang lại:

  • Phân tích các sai lầm thường gặp trong việc giảm cân, đặc biệt là những phương pháp làm thon gọn cơ thể nhanh được lan truyền trên mạng. Cuốn sách giúp đưa ra cái nhìn khách quan và giải đáp câu hỏi liệu những phương pháp đó có hiệu quả và dễ dàng áp dụng hay không.
  • Nhấn mạnh vào ý thức về việc thay đổi cân nặng là kết quả của một lối sống lành mạnh, chứ không chỉ là việc tập trung vào việc giảm cân nhanh chóng.
  • Cung cấp các kiến thức, phương pháp và lời khuyên giảm béo chuẩn y khoa từ đội ngũ đã làm việc với hàng ngàn người thừa cân, béo phì. Điều này đảm bảo rằng các phương pháp được đề xuất trong sách là khoa học và thực tiễn.
  • Gợi ý một lịch trình sinh hoạt lành mạnh, toàn diện và dễ áp dụng, bao gồm cả quản lý cảm xúc, mối quan hệ, giấc ngủ và công việc. Cuốn sách không chỉ tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn uống mà còn đề xuất những thay đổi tích cực trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Cuốn sách được viết một cách dễ hiểu, không sử dụng các thuật ngữ khoa học phức tạp, giúp độc giả dễ dàng tiếp cận và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, lịch trình sinh hoạt và thực đơn gợi ý hoàn toàn phù hợp với người Việt, giúp mọi người dễ dàng áp dụng. Mời các bạn đọc cuốn sách Bye Béo 2: Mọi Điều Bạn Biết Về Giảm Cân Đều Sai của tác giả Phan Bảo Long
—-
Đáu tiên, tôi muốn dành tặng cuốn sách này cho Sơn Tùng. Bạn chính là nguồn cảm hứng lớn nhất giúp tôi hoàn thành bản thảo Bye Béo 2. Tôi không khỏi xúc động khi chứng kiến sức khỏe bạn đang tốt lên từng ngày. Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn và tất cả anh em trung tâm Bye Béo.
Tôi tự nhủ, đây chính là ý nghĩa công việc của mình.
Tôi thực lòng mong muốn cuốn sách này sẽ tiếp tục sứ mệnh “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, chuyển thông điệp tích cực tới những người mà tôi chưa có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp.
Tiếp theo, tôi muốn thông qua cuốn sách này, gửi đến các bà mẹ lời cảm ơn sâu sắc. Sinh nở là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Phụ nữ phải đối diện với vô vàn nguy cơ sau sinh, như tăng cân, thay đổi hormone, trầm cảm. Làm mẹ là công việc cực khổ nhất thế gian. Tôi xin chúc các bà mẹ luôn xinh đẹp, nhiều sức khỏe để tự tin và sống một cuộc đời như mong đợi. Cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và em gái của tôi.

Phan Bảo Long

—-
LỜI NÓI ĐẦU
Mới đi bộ hơn trăm mét bạn ấy đã thở dốc, chứ đừng nói tới chuyện phải leo cẩu thang!

Bạn lê từng bước chần nặng nể. Cơ thể với khối lượng khổng lồ đè lên cột sống, các khớp gối và bàn chần bạn, khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Làn da của bạn, từ đầu gối trở xuống đã chuyển thành màu đen, cứng như đá, không còn cảm nhận được gì nhiều.
Đó là cái nhìn đẩu tiên của tôi vê’ Sơn Tùng.
Sơn Tùng là một bác sĩ mới đi du học trở về. Quãng thời gian học hành đầy áp lực khiến bạn phát triển một lối sống không lành mạnh. Cộng thêm gần một năm nằm lì ở trong phòng do đại dịch Covid-19, cân nặng của bạn tăng không kiểm soát, từ 140kg lên 169kg và các chỉ số sức khỏe đều rất tồi tệ.
Với tình trạng như vậy, bạn bị tước đi gần như mọi cơ hội. Làm quen với các bạn nữ thì bị từ chối, kèm theo lời “khuyên nhủ” giữ gìn sức khỏe. Đi phỏng vấn cũng bị nhà tuyển dụng lắc đẩu. Họ sợ bạn không đủ sức khoẻ đảm đương công việc. Một bác sĩ mà ngay cả sức khoẻ của mình cũng không thể đảm bảo, làm gì có thể chăm sóc được ai? Dần dẩn, bạn thu mình ở nhà. Căng thẳng và lo ầu khiến tình trạng béo phì càng thêm trầm trọng.
Từ một du học sinh với tương lai rộng mở, giờ đây, thậm chí đến cả lúc bạn ngủ, mẹ của Sơn Tùng cũng chẳng thể yên tâm. Cô lo con mình có thể gặp chuyện không may. Biết đầu đó trong lúc ngủ, đường thở của Tùng bị tắc nghẽn -hiện tượng ngưng thở thường thấy ở người thừa cân, béo phì!

CHƯƠNG 1 – BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI BÉO KHÔNG?

Hãy yêu bản thân một cách thông minh

Tôi đã lắng nghe câu chuyện từ hàng nghìn người đang trong tình trạng thừa cần béo phì. Tôi cũng trực tiếp làm việc với hàng trăm học viên ở trung tâm Bye Béo. Tôi hiểu được câu chuyện của họ, và có thể là cả câu chuyện của chính bạn.

Có rất nhiều tín hiệu nho nhỏ gửi đến bạn hằng ngày. Nhưng đừng coi thường, chúng đang cảnh báo những nguỵ cơ to lớn hơn bạn tưởng:

• Các tín hiệu liên quan đến vận động: Không bắt kịp người khác khi đi bộ chung, leo cầu thang một tầng đã thở dốc, không muốn tham gia các hoạt động tập thể (leo núi, chạy bộ, đá banh),…
• Các tín hiệu liên quan đến vẻ bê’ ngoài: Ngồi lên xe thấy bánh lún nhiều hơn, da khô nứt, kém đàn hồi, kém ẩm và kém mềm mại, các bộ đồ yêu thích không còn vừa vặn nữa,…
• Các tín hiệu liên quan đến tầm lý: Mất tự do trong sinh hoạt, cảm thấy bất an khi ăn các món yêu thích, cảm thấy đầu óc không còn linh hoạt như xưa, cảm thấy bị công kích khi có người nhắc đến các cụm từ như “béo”, “mập”, “cân nặng”, thậm chí tránh né các thông tin y khoa, né tránh những nơi có gương soi, né tránh các chương trình sắc đẹp trên tivi,…
• Các tín hiệu liên quan đến xã hội: Bị người khác săm soi tò mò, nhận được các nhận xét vê’ hình thể, nào là “bụng bự”, “tay to”, “đùi to”,… tự ti trước một chàng trai, cô gái nào đó, đánh mất đi các cơ hội trong sự nghiệp,…

Bạn sẽ bất ngờ khi biết loài người chúng ta thích nghi nhanh như thế nào. Mặc dù khả năng thích nghi này không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tốt. Khi thừa cần béo phì, bạn phải hứng chịu tất cả các vấn đê’ nêu trên mỗi ngày. Nhưng thay vì thay đổi, bạn dần coi chúng là một phần của cuộc sống, rồi lơ đi và tìm những mối quan tâm khác để đánh lạc hướng tâm trí.

Có thể bạn thích sách  Ai cũng là nhà sáng tạo đại tài

Đến một ngày, các tín hiệu nhỏ phát triển thành vấn đê’ sức khỏe nghiêm trọng, câu chuyện bây giờ cực kỳ phức tạp. Thực tế, phải đến khi nhập viện thì chúng ta mới bắt đầu quan tầm đến cân nặng và sức khỏe bản thân.

• Các vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày: Án không ngon, ăn cả ngày nhưng vẫn đói và vẫn mệt, ngủ không yên, ngủ nông và hay thức giấc giữa đêm, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên,…
• Các vấn đề liên quan đến trí tuệ: Trí tuệ giảm sút, khó nhớ, nhanh quên, kém tập trung, đầu óc kém linh hoạt, không còn nhanh nhạy như trước,…
• Các bệnh mãn tính phải sống chung cả đời: Tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, bệnh vê’ túi mật, bệnh về khớp, mỡ đè đường thở dẫn đến tắc nghẽn, đa nang buồng trứng, giảm chức năng sinh dục, vô sinh,…
• Tăng tỷ lệ phải nhập viện và tử vong: Theo thống kê trong đợt dịch Covid-19, người bị béo phì có tỷ lệ nhập viện cao hơn 113%, tỷ lệ chăm sóc đặc biệt cao hơn 74% và tỷ lệ tử vong cao hơn 48% so với những người có cân nặng bình thường.1
• Thậm chí là phải đối diện với nguy cơ ung thư: Béo phì đồng nghĩa với cơ thể đang bị rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Thương tổn trong thời gian dài không được khắc phục sẽ biến chứng trở thành lỗi trong bộ gen và gây ung thư. Năm 2007, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận: Thừa cân, béo phì ở người trưởng thành dễ dẫn đến các bệnh ung thư ở các bộ phận như thực quản, tuyến tụy, ruột kết, trực tràng, vú, nội mạc tử cung, thận và ung thư túi mật.

Lưu ý, những bệnh trên một khi đã mắc phải thì không có cách vặn ngược dây đồng hổ quay vê’ quá khứ. Không có “ước gì”, cũng không có cách nào giải quyết được triệt để. Chỉ một lần bị chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ phải mang theo căn bệnh đến suốt đời.

Tôi không có ý định hù dọa bạn đâu. Tôi hiểu, nỗi sợ hãi sẽ dẫn đến những hành động cảm tính. Tôi không muốn bạn trốn chạy. Ngược lại, tôi muốn bạn dũng cảm đối diện với các vấn đề của mình, giải quyết chúng và thay đổi cuộc đời bạn. Ngay hôm nay!

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CƠ THỂ

Trước hết, tôi sẽ cung cấp cho bạn ba công cụ nhanh chóng để tự đánh giá cơ thể mình. Đây là những chỉ số được sử dụng rộng rãi và đáng tin cậy. Nhưng xin bạn hãy nhớ rằng không có gì trên đời này là đúng tuyệt đối, có thể áp dụng chính xác cho tất cả mọi người, trong mọi trường hợp. À xin lỗi, tất cả chúng ta đều cần hít thở để sống, chắc chắn không sai được. Còn những lời khuyên khác vê’ sức khỏe, bạn phải cân nhắc thật kỹ, kể cả các thông tin trong cuốn sách này!

Đừng lo, trong những chương sau, tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và công cụ cụ thể hơn. Sau đó, bạn có thể tự mình đánh giá và quyết định điều gì là đáng tin tưởng trong thế giới nhiễu loạn này.

Công cụ #1: Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI)
BMI =
Côn nặng (kg)
Chiều cao (m)2

Ví dụ bạn cao lm7 và nặng 70kg, thì chỉ số BMI của bạn là 70 / 1.72 = 24.2.
Sau đó, bạn hãy so sánh chỉ số của mình với bảng sau đây:

Chỉ số BMI Phân loại
< 18.5 Thiếu cân, gắỵ 18.5-24.9 Bình thường 25 – 29.9 Thừa cân, tiền béo phì 30 – 34.9 Béo phì độ I 35 – 39.9 Béo phì độ II >=40 Béo phì độ III

Như đã nói ở trên, chỉ số BMI không phản ánh đủ thể trạng của một người. Chỉ số BMI của dần thể thao chắc chắn sẽ cao hơn người bình thường. Vì tỷ lệ cơ bắp và độ đậm đặc xương của họ rất cao, nhưng không vì vậy mà chúng ta đánh giá họ kém khỏe mạnh hơn. Với người Việt Nam và không chơi thể thao, chỉ số BMI ở khoảng 22 là hợp lý nhất.

Công cụ #2: Tỷ lệ vòng eo/chiều cao (WHtR)
WHtR =

Chu vi bụng (cm) Chiểu cao (cm)

Ví dụ bạn cao 170 cm, có chu vi bụng (eo) là 80 cm, thì tỷ lệ là 80/170 = 0.47. Sau đó bạn hãy so sánh với bảng sau.

Tỷ lệ vòng eo/chiều cao Phân loại
0.4 – 0.49 Khỏe mạnh
0.5 – 0.59 Bắt đắu cán lưu ý
>0.6 Nguy cơ rất cao

Bên trong vùng bụng là nơi tập trung nhiều mỡ nội tạng. Vòng bụng to là chỉ báo cho thấy bạn có một lượng mỡ nội tạng lớn. Thông thường (chưa cần xét đến chiểu cao), nam giới có vòng eo từ 94 cm trở lên và phụ nữ có vòng eo lớn hơn 80 cm có nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.

Công cụ #3: Tỷ lệ eo/hông (WHR)
…I . Chu vi bụng (cm)

WHR = ‘ .

Chu vi hông (cm)

Ví dụ bạn có chu vi bụng (eo) là 80 cm và chu vi hông là 90 cm, thì tỷ lệ eo/hông là 80/90 = 0.89. Sau đó, bạn hãy so sánh với bảng sau:
Rất tốt Tốt Trung bình Nguy cơ

Nam <0.85 0.85 – 0.89 0.90 – 0.95 >0.95
Nữ <0.75 0.75 – 0.79 0.80 – 0.86 >0.86

Có sự khác biệt trong phân loại giữa nam và nữ bởi vì cấu trúc mỡ nội tạng ở hai giới là khác nhau. Khi bắt đầu dậy thì, các hormone giới tính “khởi động”, tạo nên sự khác biệt trong việc tích mỡ giữa nam và nữ. Kết quả là, một người đàn ông trưởng thành có xu hướng tập trung mỡ ở ngực, bụng và mông, tạo thành hình “quả táo”. Một phụ nữ trưởng thành có xu hướng tập trung mỡ ở ngực, hông và mông, tạo thành hình “quả lê”. Nói một cách dễ hiểu là bụng nam giới có xu hướng to hơn bụng phụ nữ.

Nhưng dù giới nào đi nữa, nếu tỷ lệ eo-hông từ 1.0 trở lên đểu có nguy cơ nghiêm trọng mắc bệnh tim mạch và rối loạn sức khỏe khác liên quan đến thừa cân.

LƯỢC SỬ 60 GIÂY CŨA “Sự BÉO”

Như bạn thấy ở trên, việc phân loại thế nào là béo rõ ràng như ban ngày. Tại các phòng khám chuyên khoa, bác sĩ còn tiến hành phân tích các chỉ số của cơ thể, kết hợp với phân tích bộ gen, để đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Tuy nhiên, sự rõ ràng này chỉ mới có cách đầy khoảng vài chục năm. Trong phần lớn lịch sử của nhân loại, thần hình mũm mĩm phản ánh một vị thế đáng mong ước về kinh tế, xã hội và sức khỏe.

Có thể bạn thích sách  Phụ Nữ Thông Minh Khởi Nghiệp

Suy cho cùng cầu nói “béo khỏe, béo đẹp” của các dì và các mẹ không đến nỗi thiếu căn cứ.

Trước cách mạng nông nghiệp, chúng ta chưa có công cụ lao động. Con người săn bắt – hái lượm, hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố môi trường để tạo ra nguồn lương thực. Thời điểm này, thực phẩm vô cùng khan hiếm. Không ai cần lo lắng về việc béo phì. Những người có da có thịt, tích trữ được một chút mỡ thì được xem là khỏe mạnh, xinh đẹp.

Cách mạng nông nghiệp xảy ra, nhân loại có một bước tiến lớn (hoặc một bước lùi lớn như cuốn Sapiens – Lược sử loài người nổi tiếng của Yuval Noah Harari khẳng định). Con người đã chủ động được nguồn lương thực thực phẩm của mình. Nhưng dù sao thì thực phẩm thời này vẫn khan hiếm vì phần lớn hoạt động nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào tự nhiên. Quan niệm về cái đẹp không có nhiều thay đổi. Tín ngưỡng phồn thực lên ngôi, một người phụ nữ đẹp là khi sở hữu các bộ phận liên quan đến sinh sản – ngực, hông, mông – đầy đặn, nở nang.

Đến thời trung đại và cận đại, nguồn lương thực của thế giới bắt đẩu trở nên dồi dào – nhưng quan trọng là không được phân bổ đồng đều. Nếu như giới vua chúa hay quý tộc luôn thừa mứa thực phẩm, thì tầng lớp nông dân vẫn chật vật kiếm ăn qua ngày. Quan niệm về cái đẹp vì vậy cũng bắt đầu phân hóa. Bắt đầu có nơi quan niệm phải cân đối, có nơi quan niệm phải nhỏ nhắn và vẫn còn nhiều nơi cho rằng béo tốt mới hấp dẫn.

Trong giai đoạn đầu của thời hiện đại, cụ thể từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, giới y khoa Tây phương bắt đầu ghi nhận nhiều trường hợp đáng lưu ý. Cụ thể, những người có kích thước cơ thể lớn thường gặp khó khăn trong sinh hoạt. Bao gồm các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức xương khớp và khó thở.

Nhưng vì một lịch sử lầu dài cho rằng béo là khỏe, các nghiên cứu cũng không chỉ ra được mối liên hệ nhân – quả trực tiếp giữa cân nặng và sức khỏe. Thế nên, nhiều người vẫn không chịu tin vào thực tế này. Thậm chí, các tài liệu y học cũ còn ghi chép rằng việc mang thêm 10 đến 20kg “thịt” thừa sẽ tốt cho sức khỏe. Nó sẽ cung cấp một nguồn năng lượng dự trữ giúp một người không bị suy sụp vê’ tinh thần hay bệnh tật kéo dài.

Các chuyên viên y tế vẫn khuyến khích người dân tiếp tục ăn uống no say, tăng kích thước và cho rằng béo không phải là một vấn để sức khỏe đáng lưu ý.

Đồng tiền đi liền khúc ruột. Trong bối cảnh đó, chỉ duy nhất ngành bảo hiểm dám nhìn thẳng vào sự thật. Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Metropolitan nghiên cứu và tìm ra mối liên hệ giữa cân nặng dư thừa và tỷ lệ tử vong. Không cần ai tin, họ tính giá gói bảo hiểm của mình dựa trên cần nặng.

Phải mãi đến năm 1960, vấn để béo phì mới thực sự được giới y học quan tâm. Chúng ta bắt đầu có nhiều nghiên cứu liên quan đến căn bệnh béo phì, các thông tin về béo phì gây ảnh hưởng sức khỏe, dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch được khuyến cáo trên toàn cầu. Đây là thời điểm y học bắt đầu công nhận béo phì là một căn bệnh mãn tính và cần phải điều trị.

Một cột mốc quan trọng của lịch sử!

Riêng ở Việt Nam, tình trạng đói khổ vẫn kéo dài đến gần hết thế kỷ 20. Đặc biệt trong nạn đói năm 1945, hàng triệu người đã chết vì đói. Không có ca tử vong nào vì béo phì “được ghi nhận”. Đó là lý do vì sao ông bà ta vẫn giữ quan niệm béo là tốt cho đến tận bây giờ.

Đến thế kỷ 21, cục diện đã thay đổi hoàn toàn. Rất hiếm ai chết vì đói, nhưng rất nhiều người đã chết vì các bệnh liên quan đến béo phì và chuyển hóa.

Chất đạm (protein) là loại thực phẩm chỉ dành cho quý tộc thời xưa, ngày nay còn rẻ hơn rau củ quả ở nhiều nước. Hai mươi năm trước, không có tiền thì phải ăn khoai lang sống qua ngày. Ngày nay, không có tiền thì chỉ cần ghé dọc đường, ăn đùi gà chiên giòn hay hamburger béo ngậy, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lao động ngày nay cũng ít đòi hỏi cơ bắp hơn. Còn rất ít người nông dân phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đa số người lao động đều trở thành những công dân số, bán mặt cho màn hình máy tính, cắm mông trên chiếc ghế xoay. Ản nhiều hơn, vận động ít đi – ai cũng to béo dần theo năm tháng.

Vì vậy, chuẩn mực của cái đẹp cũng thay đổi. Béo không còn khỏe, béo không còn đẹp nữa. Thân hình khỏe khoắn, ít mỡ thừa, năng động và dẻo dai đang được mọi người ưa chuộng.
Nhưng đáng buồn thay, một chiều hướng cực đoan mới đang được tôn thờ: sự mảnh dẻ. Đối với nữ giới là mình dây, eo con kiến, thân hình đồng hồ cát. Đối với nam giới là khỏe mạnh, cao ráo, cơ bắp, nếu không sở hữu thân hình “tam giác úp ngược” thì cũng nên thon gọn thư sinh. Người lớn tuổi thì chia sẻ với nhau bí quyết “thà gầy còn hơn béo”.

Xét về mặt y khoa, những tiêu chuẩn này không sai. Nhưng ngành công nghiệp làm đẹp và công nghiệp thần tượng đã đẩy chúng đi quá xa. Rất nhiều bạn trẻ bị ám ảnh tâm lý, mặc cảm xã hội và dằn vặt khi so sánh mình với tiêu chuẩn mới của cái đẹp.

Đó là lý do vi sao phong trào “body positivity” (yêu cơ thể bất chấp khuyết điểm) và “love yourself” (yêu lấy chính mình), trong những năm gần đây, được hưởng ứng mạnh mẽ. Có những cộng đồng lấy thần hình quá khổ của mình làm tự hào, thậm chí còn “shaming” (miệt thị) ngược lại những người đang cố gắng giảm cân.

Tuy nhiên, như bạn cũng đã thấy qua các giai đoạn lịch sử, không phải lúc nào nhận thức của đại chúng cũng đúng đắn về mặt y học.

ĐẠI DỊCH ĐÁNG LO NGẠI NHAT thế kỷ 21

Xét cả vê’ số lượng người bị mắc và mức độ nguy hiểm, béo phì xứng đáng được trao danh hiệu “Đại dịch lớn nhất thế kỷ 21”.

Không có một đợt cúm nào có thể so sánh được với đại dịch này. Ngày xưa chúng ta chết vì đói, ngày nay chúng ta chết vì béo và các bệnh liên quan tới béo (trong đó đặc biệt phổ biến là tim mạch). Chỉ có điều, cái chết do thừa mứa đến một cách chậm rãi, nên mọi người đang cực kỳ coi thường.

Có thể bạn thích sách  Chúng Ta Là Đàn Ông - Steve Senkman full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Theo số liệu công bố bởi tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong vòng 60 năm trở lại đây, tỷ lệ người béo phì trên toàn thế giới đã tăng lên gấp ba lần. Có khoảng hơn 500 triệu người trưởng thành đang mắc bệnh béo phì cấp độ 2 trở lên. Gần 1,5 tỷ người trưởng thành bị thừa cân và béo phì cấp độ 1.

Các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định, nếu chúng ta không hành động ngay lập tức, năm 2030 sẽ có hơn 1 tỷ người mắc bệnh béo phì cấp độ 2 trở lên. Trong đó có thể bao gồm cả người thân, bạn bè, con cháu, gia đình của chúng ta.

GẨN MỘT NỬA DÂN SỐ MỸ ĐƯỢC DƯ ĐOÁN BỊ BÉO PHÌ VÀO NĂM 2030

SỐ lượng người mắc bệnh béo phì tăng nhanh đã kéo theo sự gia tăng của các bệnh mãn tính liên quan, trở thành xu hướng đe dọa sức khỏe, nền kinh tế và cả cuộc sống của mỗi cá nhân.

Tình trạng thừa cân ở Việt Nam cũng đang trên đà bắt kịp xu hướng thế giới. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2006, tỷ lệ người trưởng thành có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì (tính theo chỉ số BMI) chiếm đến khoảng 25% dân số. Tức là cứ bốn người thì sẽ có một người bị thừa cân. Bạn thử nhìn lại một lượt mà xem, chắc chắn có một – thậm chí là vài – người đang thừa cân trong vòng kết nối của mình. Bộ Y Tế cho biết, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% lên 19,0% trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2020.
“Đại dịch ở đâu chứ không phải tôi!” – Nhiều người khi nghe tới các số liệu này cho rằng, những “căn bệnh thế kỷ” trên không dính dáng tới bản thân họ. Họ thậm chí còn tin rằng cuộc đời này có mấy khi. Sống thoải mái một tý, yêu thương mình một xíu, y học sinh ra không phải để chữa bệnh thì để làm gì?

HÃY YÊU CƠ THỂ MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN

Để kết thúc Chương 1, chúng ta hãy cùng bàn một chút về hai chữ “yêu thương”.

Trước hết, phải khẳng định rằng tôi ủng hộ cả phong trào “body positivity” lẫn “love yourself”. Mục đích ban đẩu của các phong trào là yêu cơ thể mình dưới mọi hình thức. Bài trừ những tiêu chuẩn phi thực tế vê’ cái đẹp, tháo gỡ gánh nặng tâm lý của các bạn trẻ.

Bạn cần phải tự yêu thương bản thân để bảo vệ chính mình khỏi những lời miệt thị cơ thể ngoài kia: “Ê, thằng bụng bia!”, “Này, con nhỏ đùi to!”,… Bản thần tôi khi viết cuốn sách này và phát triển trung tâm Bye Béo, thật lòng cũng muốn chia sẻ thông điệp tương tự.

Tuy nhiên, nhiều người đang không hiểu yêu thương là gì!

Nếu bạn yêu thương cơ thể mình ở phía bên ngoài, nuông chiểu nó bằng những món ngon của lạ và một lối sống buông thả. Nhưng bên trong, cơ thể đang phải chịu đựng. Hệ cơ xương phải tải một trọng lượng vượt quá khả năng mỗi ngày. Hệ hô hấp bị chèn ép không hoạt động được.

Hệ chuyển hóa phải khổ sở vì chế độ ăn phá hoại chức năng hormone. Gan gồng mình, khổ sở xù phải xử lý quá nhiều chất độc,… Liệu điểu này có phải là yêu thương?

Hãy nhớ rằng, các bệnh liên quan đến béo phì là “một đi không quay trở lại”, đã mắc một lần là hệ quả kéo đến suốt đời. Đầy là ngược đãi cơ thể chứ không phải là yêu thương!

“Mình đã từng rất chủ quan về cân nặng, thậm chí mình còn biết béo sẽ tạo ra rát nhiều bệnh lý khác, nhưng mình mặc kệ vì chưa mắc phải, sao phải sợ.
Thời điểm mình bđt đâu suy nghĩ về sức khỏe của bản thân là khi chứng kiến một người bạn mất vì ung thư và anh đổng nghiệp mất vì Covid-19. Bản thân mình cũng mác Covid-19, triệu chứng mình gặp phải chỉ có mát mùi, mất vị, không sót, không đau nhức nhưng thay vì cách ly tại nhà, mình phải đến bệnh viện. Bác sĩ nói, cân nặng của mình thuộc nhóm bệnh nhân nguy hiểm, dễ tử vong nên cân phải theo dõi tại bệnh viện. Thời điểm đó mình I97kg!

Ngôi trên xe cứu thương, nghe tiếng vọng của còi xe, là lúc mình sợ nhất. Mình không ngừng câu nguyện trong lòng, tự hứa rằng nếu “tai qua nạn khỏi” nhất định phải giảm béo!”

Đây là chia sẻ của bạn Triệu Vi – một học viên của trung tâm Bye Béo. Phải là những người từng trải qua vấn để do thừa cân béo phì mang đến thì mới biết yêu quý cơ thé mình một cách phù hợp hơn.

Hãy yêu thương cơ thể mình giống như yêu thương con cái vậy. Yêu thương một ai đó là giúp người đó phát triển mỗi ngày, chứ không phải là nuông chiểu. Chúng ta không cần một vóc dáng thật chuẩn, eo con kiến, mình dây, đồng hồ cát,… Nhưng một cơ thể cân đối và khỏe mạnh là điểu mà bất kỳ ai cũng nên hướng đến.

Nếu bạn nhìn thấy một vài biểu hiện không tốt lắm của cơ thể thì lời khuyên chần thành của tôi là, hãy bắt đẩu giảm béo và cải thiện sức khỏe ngay hôm nay.

Đừng lo, tôi tin rằng, trước đây, những trải nghiệm không tốt của bạn vê’ giảm béo đơn giản là vì bạn đang theo đuổi những cách tiếp cận sai lẩm mà thôi. Giảm béo thật sự không cực khổ, không phải nhịn đói, không phải đày đọa bản thân.

Giảm béo thật sự là một hành trình yêu thương và cải thiện cơ thể. Thực chất, nếu bạn giảm béo mà bắt đầu bằng động lực “căm ghét” bản thần thì chắc chắn không đi được đường dài. Thậm chí gây tác dụng ngược, như việc áp dụng các biện pháp cực đoan, nguy hiểm.

Giảm béo đối với tôi chỉ là một phần thưởng đáng mong ước tặng kèm, khi sức khỏe của bạn tốt lên mà thôi!