Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, do Thư viện quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1970 cho biết:
Dương sự thủy mạt 1 cuốn; không ghi tên tác giả; sách chép tay, giấy bản thường (28 x 16cm) 156 tờ, tờ 2 trang, chữ viết thảo xấu và nhiều chữ không đúng cách viết nên khó đọc.
Trước hết về hình thức, ngay đầu trang mặt sách, đề tên sách có chua rõ “sách chép xong ngày 26 tháng 2 năm 1962, do Hoàng Hải chép”, có đóng dấu, nhưng không nói chép từ sách nào hay từ tủ sách của người nào. Trang cuối sách (tờ 156) có ghi tên hai người kiểm duyệt: Nguyễn Khắc Xương và Nguyễn Tấn Minh. Việc kiểm duyệt làm xong ngày 8/3/1962. Cả hai người đều đỗ tú tài và làm thừa phái dưới thời Pháp thuộc. Việc kiểm duyệt tuy có vẻ cẩn thận, nhưng vẫn còn nhiều chữ chữa sai và chấm câu cũng vậy, không hoàn toàn bảo đảm.
Sách chép các việc người Pháp đến xâm lược đánh chiếm nước ta; chép các việc xảy ra từ năm Đinh Mùi, mùa xuân tháng 2, niên hiệu Thiệu Trị thứ bảy (1847) việc hai chiến thuyền Pháp vào Đà Nẵng. Phần chữ son ở đầu trang đã chua không chính xác “thuyền người Tây đến nước ta lần đầu”. Thân sách: từ từ 1 đến 146 chép bắt đầu từ năm 1847 như đã nói trên. Tờ cuối (tờ 146) chép đến tháng 11 năm Đồng Khánh thứ ba (1887). Đoạn này chép các việc người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở Angiêri, việc trợ cấp cho Hàm Nghi do triều đình Huế chịu trả và một vài việc về tổ chức Nha Kinh lược Bắc Kỳ.
Sau cùng từ từ 147 đến 150 chép bản điều ước – bản dịch chữ Hán – giữa triều đình Huế và Pháp. Điều ước đề ngày 15/3/1874, gồm 22 khoản. Tờ 151 đến 156 chép một bản điều ước khác – bản dịch chữ Hán – giữa triều đình Huế và Pháp đề ngày 31/8/1874, gồm 29 khoản.
Ngoài ra, ở trên đầu một số trang có tiêu đề bằng chữ son một số việc lớn chép trong sách:
Tờ 1: Việc chiến thuyền Tây đến nước ta trước nhất. Tờ 8: thời Tự Đức chiến thuyền Tây lại đến Đà Nẵng. Từ 13: thành Gia Định bị hãm. Tờ 29b: thành lớn ở Gia Định không giữ nổi. Tờ 30: Nguyễn Bá Nghi được sung làm Khâm sai đại thần ở Biên Hòa. Tờ 40: chia cho ở từng nơi, bọn dân theo đạo Thiên Chúa và theo giặc – gọi là tù dân. Tờ 41: thành Biên Hòa bị hãm. Tờ 45: thành Vĩnh Long bị hãm. Tờ 47: gởi sứ thần bàn việc hòa giải. Tờ 48b: cắt cho Pháp ba tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và hòa ước 12 khoản – cùng Pháp và Y-pha-nho ngày 9/5 năm Nhâm Tuất (1862). Tờ 50: tha bọn tù dân. Tờ 51: tạm mở Sứ quán Pháp ở Huế. Tờ 82: quan Kinh lược Nguyễn Chánh đóng ở đất Sơn Tây. Tờ 83: triệt bỏ đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc. Sung Nguyễn Hữu Độ làm Tĩnh biên (phó sứ). Tờ 86: quân Mãn Thanh đóng nhiều ở nội địa – giáp biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Tờ 86: Trương Quang Đản dâng sở xin đánh Pháp. Tờ 88: thư của Lý Hồng Chương gởi tới; thành Nam Định bị hãm. Tờ 94: quan quân nhà Thanh đóng nhiều ở Bắc Kỳ. Tờ 93: chiến thắng ở Cầu Giấy. Tờ 99: triệt quân thứ Bắc Kỳ về; quân Pháp kéo lại đánh Sơn Tây. Tờ 102: tướng Mi-lô (Pháp) đánh thua quân Thanh ở tỉnh Bắc. Tờ 103: quân Pháp đóng ở Tuyên Quang. Tờ 104: hòa ước 19 khoản, ngày 6/6/1874. Tờ 105: quân Thanh đánh thua quân Pháp ở Lạng Sơn. Tờ 110: Kinh thành Huế bị mất. Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra phía bắc. Tờ 114: Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình từ Bắc Kỳ về kinh bàn với quân Pháp đón lập Kiên Giang quận công lên làm vua (Đồng Khánh). Tờ 122: Toàn quyền Pháp nghĩ ba điều lệ đem thi hành. Tờ 124: vua Đồng Khánh về kinh. Tờ 125b: sai Nguyễn Hữu Độ ra Bắc Kỳ bàn bạc mọi việc. Tờ 130b: đặt trường học chữ Pháp tiếng Pháp. Tờ 131b: bàn thêm bốn điều về trộm cướp. Tờ 135b: duyệt binh trước cửa Ngọ Môn.
“Sách Dương sự thủy mạt mới xem qua phần nhiều tưởng là trích lược ở bộ Đại Nam thực lục. Nhưng xem kỹ sẽ thấy sách này có ghi chép một số việc lặt vặt không có trong thực lục. Vậy ta có thể coi sách này là một bộ dã sử về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta, tiếc rằng không biết rõ tên người biên soạn”.
Trên trang mạng Văn hóa Nghệ An, thứ bảy, ngày 25 tháng 12 năm 2010 có đăng bài “Văn bản Dương sự thủy mạt và quan hệ của chúng với Đại Nam thực lục” của Vu Hướng Đông. Bài viết cho biết tác giả đã: “sang nghiên cứu ở Hà Nội mấy tháng, tôi lại có điều kiện tiến hành khảo sát văn bản của bộ sử liệu này và quan hệ của chúng với Đại Nam thực lục, nay xin nêu những kết quả đã khảo sát, mong được sự chỉ giáo của các nhà nghiên cứu.
1. Văn bản, niên đại và tác giả của Dương sự thủy mạt: Thủy mạt ra đời khoảng cuối thế kỷ XIX về sau, có lẽ chỉ được lưu truyền qua bản chép tay và các bản sao, chưa được khắc in, 3 bản đã biết đều không ghi họ tên tác giả, có thể do nguyên bản chép tay đã thiếu các phần tựa, bạt… nên rất khó căn cứ vào bản sao chép hiện còn để đoán định tác giả và niên đại cụ thể của sách. Thủy mạt chủ yếu ghi chép theo lối biên niên (…). Việc ghi chép sự kiện trong khoảng thời gian hơn 40 năm ấy, có khi lấy, có khi bỏ, có sự kiện tường tận, có sự kiện sơ lược. Từ niên đại kết thúc ghi chép sự kiện, chúng ta có thể sơ bộ biết được thời gian sách soạn xong là sau năm 1888.
Chúng tôi đã thấy có 3 bản Thủy mạt, tình hình cụ thể như sau:
Một là bản “Hoàng Hải” của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv.2373, sao chép trên giấy trắng thông thường, gồm 156 tờ, vốn không ghi số tờ. Mỗi tờ 2 mặt, mỗi mặt 8 dòng, mỗi dòng từ 18 đến 20 chữ, dòng ghép rất nhiều, chữ viết theo lối thảo (…). Từ tình hình thời gian, họ tên người kiểm duyệt ghi ở cuối quyển đều dùng bút mực và kiểu chữ thống nhất với chính văn, nhưng nhận xét ở lề sách và sửa chữa ở chính văn lại dùng bút son, kiểu chữ cũng khác, thì thấy, nhận xét ở lề sách, sửa chữ
chính văn và chấm câu có thể là do người khác làm. Thứ hai, từ dấu tàng thư đóng trên trang tên sách có thể biết, sau khi sao chép vào những năm 60 của thế kỷ XX, bản sao này sớm nhất có thể do Thư viện Khoa học xã hội thu giữ, sau chuyển đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ, vẫn còn mấy dấu niên đại kiểm duyệt của đơn vị tàng thư, sớm nhất là năm 1967. Những dấu tàng thư và dấu niên đại này đã cung cấp thông tin cho người đọc. Sau khi khảo sát quá trình lưu truyền và thời gian của bản sao sách này, chúng tôi cho rằng, bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có thể chính là nguyên bản bản Hoàng Hải mà Trần Văn Giáp đã thấy. Hai là bản của Phòng Tư liệu Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ, (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân vãn). Bản này ký hiệu là Hv.246, sao chép trên giấy kẻ ô dọc để in ván gỗ, lề giữa có 4 chữ “Long Cương tàng bản”, trong lề giữa còn ghi niên hiệu các sự kiện xảy ra ở trang đó, như “Thiệu Trị năm thứ 7″, “Tự Đức năm thứ 9″… Bản này viết theo lối hành thảo, chữ viết khỏe đẹp, thanh thoát, nhưng nét chữ không thống nhất, hình như không phải do một người viết. Toàn sách có 146 tờ, 292 mặt, mỗi mặt 8 dòng, mỗi dòng từ 21 đến 25 chữ.
Những điều ước, văn thư thương lượng giữa Việt Nam và Pháp, một số tên người, tên dất và chú thích chép ở bản này đều ghi bằng chữ nhỏ, xen vào giữa dòng. Trong sách có không ít chữ thông tục và chữ kiêng húy, như để kiêng húy Thánh Tổ hoàng hậu triều Nguyễn họ Hồ, dùng chữ “hư” thay chữ “thực”, kiêng hủy của Nguyễn Phúc Thi (vua Tự Đức), dùng chữ “thìn” thay chữ “thì”… Từ 4 chữ “Long Cương tàng bản” có thể biết, bản này do thư viện Long Cương, vốn là tàng thư của Cao Xuân Dục sao chép. Cao Xuân Dục là một học giả nổi tiếng, một vị quan ở hậu kỳ triều Nguyễn, có tàng thư rất phong phú. Để giáo dục thế hệ sau, ông đã thuê người sao chép số lượng lớn sách vở, có cống hiến không nhỏ trong việc bảo tồn văn hiến cổ tịch Việt Nam. Bản này chắc là sách do ông thuê người sao chép. Bản này đã dược học giả Trần Lê Hữu dịch sang tiếng Việt từ rất sớm (dịch xong ngày 20 tháng 10 năm 1964), hiện bản dịch cũng lưu giữ ở Phòng Tư liệu Khoa Sử của trường này, ký hiệu Vt.30. Nhưng đáng tiếc chỉ còn tập 2. Nếu còn tập 1, chúng ta có thể biết được nhiều thông tin và nghiên cứu tác phẩm này của ông và đồng nghiệp.
Thứ ba là bản sao của Viện Sử học, thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), ký hiệu Hv.418/1-2, sao chép bằng bút sắt, chữ viết khá đều đặn, rất dễ đọc. Bản sao này gồm 152 tờ, chú thích ngắn gọn, bằng chữ nhỏ viết xen vào giữa dòng, còn những văn thương thuyết khá dài giữa hai bên Việt – Pháp thì chép vào trong dấu ngoặc đơn, cuối sách chú rõ: “Chép theo nguyên bản của Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu VHv.2373”. “Chép xong tháng 5 năm 1965”, không thấy có thông tin họ tên người sao chép.
Như vậy, bản sao này là chép theo bản của Thư viện Khoa học xã hội, cũng tức là bản Hoàng Hải, nhưng bản này lại không có những nhận xét bên lề như bản Hoàng Hải. Điều này cũng có thể, từ một mặt khác, chứng minh cho suy đoán của chúng tôi về nhận xét và lời chủ của bản Hoàng Hải có lẽ do người khác thêm vào. Đương nhiên, cũng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng người sao chép đã lược bỏ lời nhận xét ở lễ sách, xét từ thời gian sao chép, đây là một bản sao xuất hiện muộn nhất.
Mấy văn bản này đều có ưu điểm riêng. Lời nhận xét bên lề của bản Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ) và bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thực tế là những tiêu đề nhỏ, nêu ra những sự kiện quan trọng được ghi trong sách. Bản của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội còn dùng niên hiệu triều Nguyễn nêu rõ niên đại xảy ra các sự kiện ghi trong trang ở lễ giữa sách; giúp người đọc tra tìm nội dung trong sách; nhưng bài sở xin đánh của Hoàng Tá Viêm, nội dung rối rắm, khó hiểu, còn bản của Viện Sử học thì không có sai sót này, sử dụng tiện lợi hơn.
Trong 3 văn bản này, bản của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), cũng tức là tàng bản Cao Xuân Dục là văn bản xuất hiện tương đối sớm, còn bản Hoàng Hải và bản của Viện Sử học là bản sao, xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chúng tôi cho rằng, Thủy một là trích biên từ bộ sử nhà nước của triều Nguyễn – bộ Đại Nam thực lục (dưới đây gọi tắt là Thực lục). Nếu vậy có thể suy đoán rằng, thời gian soạn sách này vào khoảng từ năm 1909 đến năm 1962, vì phần ghi chép về thời kỳ Tự Đức đến Đồng Khánh trong kỷ thứ 4, thứ 5, thứ 6 của Thực lục chính biển lần lượt hoàn thành vào các năm 1894, 1900, 1909. Rất có thể Thủy mạt được biên soạn thành sách từ đầu thế kỷ XX đến những năm 60 của cùng thế kỷ.
…
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com