Biệt động sài gòn một đội quân không quân phục, không ở đâu trên thế giới này có, là một lực lượng tinh nhuệ, quả cảm của quân đội ta đã thực hiện xuất sắc tư tưởng quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh:Nêu cao tinh thần quyết chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn.Đây là những cách đánh tiêu biểu cho cuộc chiến tranh nhân dân, cho chiến tranh du kích, góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của quân đội ta. Đây là truyện viềt về người thực việc thực, của những nhân chứng lịch sử, vì thế tôi hy vọng cuốn sách này giúp ích nhiều cho việc giáo dục thanh thiếu niên học sinh sinh viên hiểu biết thêm, học tập và phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng, đạo đức cách mạng, không ngại hy sinh gian khổ của cha ông, đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc ta trong những năm đánh Mỹ xâm lược ở thế kỷ hai mươi.*** Biệt động Sài Gòn xuất hiện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như một sự tất yếu của lịch sử: Cần phải có một đặc chủng tinh nhuệ, với lối đánh độc đáo xuất thần mới tiến công được những mục tiêu trung ương đầu não của địch nằm sâu trong hang ổ cuối cùng của chúng, nhằm tiêu diệt sinh lực cao cấp, phá hủy phương tiện tối tân của địch và đặc biệt là gây tiếng vang chính trih, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân thành phố cũng như cả nước. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật Biệt động phát triển đến đỉnh cao, đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu thù, lập nên những chiến công vang dội làm chấn động trong nước và thế giới, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh… dẫn tới thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ (30-4-1975.Những chiến sĩ biệt động bình thường, được nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng, đã trở thành những thiên thần xung trận, gieo bao nỗi kinh hoàng cho bọn xâm lược và tay sai của chúng. Lịch sử sẽ mãi mãi nhắc tới những cái tên: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê, Nguyễn Văn Tăng, Bành Văn Trân, Nguyễn Văn Kịp, Lâm Sơn Náo, Trần Phú Cương (Năm Mộc, Lê Văn Việt, Trần Thị Mai, Đoàn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thu Trang… gắn liền với những chiến công: Majestic, tàu Card, Đại sứ quán Mỹ, Tổng nha cảnh sát, cư xá Brink, khách sạn Carallelle, Metropol, Victoria, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bar Kiện Liên… Thượng tá Hồ Sĩ Thành (nhà thơ Linh Giang Hội viên Hội nhà văn Việt Namtừng chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Sài Gòn – Gia Định, đã chủ biên, cùng một số tác giả biên soạn cuốn “Lịch sử Biệt động Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định 1945 – 1975” đã được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2003. Sau công trình nghiên cứu lịch sử này, trên cơ sở nguồn sử liệu phong phú, vốn sống thực tế và cảm xúc của mình, tác giả đã dày công tái hiện hình ảnh những chiến sĩ biệt động với những trận đánh tiêu biểu của lực lượng biệt động từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, trong cuốn sách mang tên “Biệt động Sài Gòn – những chuyện bây giờ mới kể”. Đây là tập sách viết theo thể loại truyện ký (người thật việc thậtkhá sinh động, có sức cuốn hút người đọc. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Nguồn: https://thuviensach.vn