Khi hậu là một bộ phận quan trọng hợp thành môi trường toàn cầu cũng như của từng khu vực. Nó có quan hệ trực tiếp đến điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội. Mỗi quan hệ khăng khít giữa khí hậu với thủy văn lục địa và biển, với thổ nhưỡng, với hệ sinh thái động, thực vật toàn cầu… đã được đề cập đến từ lâu, được khẳng định như một mối quan hệ nội tại tất yếu trong hệ thống môi trường tự nhiên toàn cầu. Hoạt động kinh tế – xã hội của con người cũng diễn ra trong môi trường đó, tất nhiên không thể không chịu tác động của khí hậu, mặc dù nó diễn ra phức tạp hơn. Mối quan hệ giữa khí hậu với kinh tế – xã hội cũng đã được nghiên cứu, đánh giá từ những thế kỷ trước nhằm khai thác tối đa những thuận lợi và hạn chế từng bước những tác động tiêu cực do khí hậu, đặc biệt những hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra. Khí hậu nông nghiệp, khí hậu làm nghiệp, khí hậu xây dựng, khí hậu kỹ thuật, khí hậu y tế… là những chuyên ngành thuộc lĩnh vực khí hậu ứng dụng, đều đã ra đời từ cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các chuyên ngành này là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa khí hậu với từng đối tượng trên.
Biến đổi khi hậu toàn cầu dẫn đến những biến động trong hệ thống khí hậu trái đất nói chung, khí hậu các khu vực nói riêng. Sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng của các khí nhà kính nhân tạo tăng lên như một nguồn năng lượng khổng lồ bổ sung cho bề mặt trái đất, có tác động nhất định đến quá trình vận động của khí quyển và đại dương, trong đó có cơ chế gió mùa, hiện tượng ENSO và nhiều dạng nhiễu động cũng như các hoàn lưu địa phương khác. Nguồn năng lượng bổ sung này đang có xu hướng tăng dần theo tốc độ tăng của lượng phát thải các khí nhà kính nhân tạo, làm cho biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn và tác động của chúng mạnh mẽ và phức tạp hơn. Nhiều yếu tố khí hậu, đặc biệt các thiên tai như bão, tổ lốc, lũ lụt, hạn hán, hoang mạc hóa, nắng nóng, băng giá… đã và sẽ có những biến động mạnh hơn nếu không có những chiến lược ứng phó toàn cầu đủ mạnh. Một hệ quả khác của biến đổi khí hậu toàn cầu không thể không để cập đến là sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu và những biến đổi của một loạt các đặc trưng hải dương khác như nhiệt độ mặt nước biển, độ mặn, sóng, nước dâng….
Trước tình hình trên, từ nửa cuối của thế kỷ XX, những nghiên cứu về biến đổi khí hậu gây ra do tác động của con người đã được triển khai ở nhiều nước. Hiện tượng nóng lên toàn cầu do sự tăng lên của hàm lượng các khí nhà kinh trong khí quyển có nguồn gốc từ việc sử dụng không ngừng tăng lên các nguồn nhiên liệu hóa thạch và sự khai thác quá mức hệ sinh thái rừng đã được khẳng định. Sự ra đời của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vào đầu thập kỷ 1980 đã đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu. Là một tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ tất cả các quốc gia, IPCC đã triển khai hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân (phát thải khí nhà kính nhân tạo) đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và sự tăng lên của mực nước biển cùng những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dương); từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng kinh tế – xã hội đến việc xây dựng các giải pháp thích ứng và các chiến lược ứng phó toàn cầu. Kết quả nghiên cứu của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu như Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro và của các hiệp ước quốc tế như Công ước Khung của Liệp Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH), Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước,…
Dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”, mã số VN1051009 do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) tài trợ, các tỉnh Lào Cai, Ninh Thuận và Bến Tre là tổ chức đồng tài trợ, Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức để xuất và chủ trì thực hiện dự án trong 2 năm 2006 – 2007, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về BĐKH và tăng cường năng lực quản lý của các địa phương tham gia dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Dự án còn nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH trong cộng đồng các địa phương tham gia dự án, góp phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội.
Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức về BĐKH là một trong những sản phẩm của dự án VN105/009, được biên soạn và sử dụng cho việc đào tạo, huấn luyện, xây dựng năng lực cho các địa phương tham gia dự án. Tài liệu này còn có thể phục vụ yêu cầu của nhiều đối tượng khác nhau trong hoạt động nghiên cứu, quản lý và ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo, truyền thông và bảo vệ môi trường.
Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức về BĐKH bao gồm 6 phần chính:
Phần I: BĐKH toàn cầu, tác động và các chiến lược ứng phó. Phần này giới thiệu khái quát về hệ thống khí hậu trái đất, sự biến đổi khi hậu toàn cầu trong quá khứ và hiện nay, các khí nhà kinh và hiệu ứng nhà kinh, nguyên nhân của BĐKH, các kịch bản BĐKH toàn cầu và khu vực trong thế kỷ XXI, tác động của BĐKH, chiến lược giảm nhẹ và chiến lược thích ứng với BĐKH trên thế giới.
Phần II: BĐKH ở Việt Nam. Trong phần này, các tác giả trình bày khái quát đặc điểm khí hậu Việt Nam thông qua các nhân tố hình thành khí hậu: hoàn cảnh địa lý, bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và các yếu tố khí hậu chủ yếu: khí áp, gió, mây, nắng, nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết, phân vùng khí hậu Việt Nam; đặc điểm và xu thể biến đổi của một số hiện tượng và yếu tố khí hậu ở Việt Nam trong khoảng 100 năm
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com