Nhìn tấm bản đồ Việt Nam, trong lòng mỗi chúng ta dâng lên một niềm xúc động, sự tự hào dân tộc. Dáng hình Tổ quốc ta, một dải đất hình chữ S cong cong bên bờ Biển Đông mênh mông, dào dạt. Địa hình nước ta chiếm hơn một nửa là đồi núi, thoải dần về phía đông. Với đường bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ và bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ xa xưa, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam đã được công nhận.
Theo dòng chảy của lịch sử nước ta qua các thư tịch cổ, từ thời vua Lê Thánh Tông ta đã có “Hồng Đức bản đồ”, đến thời Minh Mạng ta lại có Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí,… Đây chính là những căn cứ hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy để Việt Nam ta dựa vào đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Không chỉ là những dòng chữ từ lâu đời được ghi chép trong sử sách thời phong kiến mà những năm đầu thế kỷ XX, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có thêm nhiều hoạt động về khoa học kỹ thuật như: khảo sát xây dựng hải đăng, lập trạm vô tuyến, đặt trạm khí tượng thủy văn cung cấp số liệu quan trắc cảnh báo thời tiết cho khu vực và tổ chức Khí tượng thế giới,…
Cho đến thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Bắc – Nam, hai quần đảo lớn là Trường Sa, Hoàng Sa vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi đất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà, các hòn đảo cũng theo đó được giải phóng và được tiếp quản bởi Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam.
Hòa bình lập lại với đất nước ta, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập toàn cầu, hợp tác quốc tế, Tủ sách Thanh niên xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm “Biển đảo Việt Nam – Bản hùng ca nơi đầu sóng”.