Gia Cát Lượng (181- 234tự Khổng Minh, là một nhân vật chính trị kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Cuối đời Đông Hán, vua hèn yếu, bị quyền thần lấn át, triều đình không kỷ cương phép tắc gì nữa. Bọn quan địa phương tha hồ vơ vét bóc lột của dân, khiến nhân dân vô cùng cực khổ lầm than. Lợi dụng tình hình ấy hào kiệt khắp nơi nổi lên cát cứ, thôn tính lẫn nhau, khiến đất nước loạn lạc tứ tung. Gia Cát Lượng là một người tài cao, học rộng nhưng còn đợi thời ở ẩn tại Nam Dương để có thời gian trao dồi thêm tài năng kiến thức, nuôi dưỡng chí lớn giúp đời. Ngay khi còn nằm trong túp liều tranh nhờ nghiên cứu phân tích tình hình thời thế dựa trên các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa” một cách chính xác và sắc sảo, ông đã nhìn ra cái thế “chia ba chân vạc” của các nước Ngụy, Thục, Ngô. Được Lưu Bị ba lần thân hành đến mời, Gia Cát Lượng đã giúp đỡ Lưu Bị xây dựng nước Thục thành một trong ba nước hùng mạnh thời Tam quốc. Ông là một nhà quân sư thiên tài, đã vạch ra chiến lược chiến thuật khiến quân Thục đánh thắng quân Ngụy nhiều trận như trận thiêu đồn Bác Vọng, trận thủy chiến ơ Bạch Hà, trận hỏa công ở Xích Bích… Ông còn giỏi về cách dùng gián điệp, khổ nhục kế li gián hàng ngũ kẽ địch, dùng miệng lưỡi thuyết phục vận động kẻ địch, đánh vào tinh thần của chúng, hoàn thành sách lược liên minh với Ngô để chống Ngụy. Ông còn là một nhà khoa học như nghiên cứu thiên văn, bày “Bát trận đồ”, dùng trâu gỗ lắp máy để vận chuyển quân lương qua những rặng núi hiểm trở đất Thục. Khi Lưu Bị sắp qua đời, ân cần phó thác con côi là Lưu Thiện làm vua Thục Hán. Với chức vụ thừa tướng, lo sắp xếp công việc nội trị để giữ nước yên dân. Ông dâng bài “Xuất sư biểu”, xin đem quân đi đánh Ngụy, lời lẽ hùng tráng kích thiết, được coi là một tác phẩm văn học ưu tú của Trung Quốc. Trong sáu lần ra Kỳ Sơn, ông đã dùng nhiều mưu kế thần diệu như lên thành – đàn để đánh lừa Tư Mã Ý, mai phục ở cửa Kiếm môn để đánh quân Tôn Quyền… Không may ông mắc bệnh qua đời, nên sự nghiệp đành để lở dở, nhưng lịch sử còn ghi mãi tên ông như một nhà quân sự lỗi lạc. Sự tích về Khổng Minh đầu tiên được chép trong Tam quốc chí của Trần Tho đời Hán, sau được đưa vào Nhi Thập tứ sử, bộ sử chính thống của Trung Quốc. Đại thi hào Đỗ Phủ đời Đường có bài thơ Đề Gia Cát Vũ hầu miếu hết lời ca ngợi con người và sự nghiệp của ông: “Lầm lẫm xuất sư biểu, Đường đường bát trận đồ”. Nhà chính trị và nhà thơ yêu nước Văn Thiên Đường đời Tống trong khi bị quân xâm lược Nguyên Mông bắt, đã làm bài Chính khí ca để giải bày tấm long của mình, trong khi nhắc đến những tấm gương oanh liệt trong lịch sử, đã đề cập đến Gia Cát Lượng trong câu thơ bất hủ “Hoặc vi xuất sư biểu, Quỷ thần khấp trang liệt” (Bài biểu xin ra quân, khiến cho quỷ thần phải khóc trước sự hùng tráng. Nhưng phải đợi đến Tam quốc trí của La Quán Trung đời Minh, dựa theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ và những thoại bản lưu truyền trong nhân gian để viết thành tiểu thuyết, sự tích Khổng Minh mới được truyề tụng khắp chợ cùng quê và Khổng Minh thành nhân vật điển hình cho con người mưu trí tuyệt vời. Thông qua tài năng nghệ thuật của La Quán Trung, hình tượng Khổng Minh được xây dựng hết sức thành công, làm say mê mấy thế hệ người đọc đến mấy chữ “mưu Gia Cát” “kế Khổng Minh” đã đi vào thành ngữ nhân gian. Ở Việt Nam, sự tích về Khổng Minh đã được truyền tụng từ lâu. Khi Trần Nghệ Tông đem con gửi cho Hồ Qúi Ly, đã cho người vẽ bức tranh Tứ phụ đồ ban cho Qúy Ly, trong đó vẽ tích bốn người: Chu Công giúp Thành Vương, Hắc Quan giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Hán Hậu Chủ, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tôn, ngụ ý mong mởi Qúy Ly cũng sẽ giúp con mình như thế. Đến lúc Nghệ Tông đem việc này hỏi Trần Nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn Trãi, ông lặng lẽ không đáp, hồi lâu chảy nước mắt và đọc hai câu thơ: “Nhận ngôn ký tử dữ lão nha, Bất thức lão nha liên ái Phủ” (Đem con mà gởi quạ già, Biết là cái quạ thương là chẳng thương. Nghệ Tông không nghe cứ đem con là Trần Thuận uỷ thác cho Qúy Ly, quả nhiên tám năm sau Quý Ly bắt Thuận Tông phải nhường ngôi cho con mới lên ba tức Thiếu Đế, rồi lại truất Thiếu Đế mà lên làm vua.