Câu chuyện dựa trên những tình tiết có thật về Georgia Tann (1891-1950), người điều hành Hội Cô nhi viện Tennessee. Bà ta đã bán và thu lợi bất chính từ những đứa trẻ “mồ côi” khoản tiền lên đến 1 triệu đô la thời bấy giờ.
Khoảng 5.000 đứa trẻ đã bị bắt cóc, 22 đứa trẻ được giám hộ vẫn còn “chịu” sự chăm sóc của Tann khi cô ta chết, chỉ có hai trẻ được trả về cho cha mẹ ruột, vì các gia đình nhận nuôi từ chối chúng. Hàng ngàn gia đình ruột thịt đã không bao giờ biết có chuyện gì xảy ra với con cái họ.
Bằng ngòi bút độc đáo và lối kể chuyện đan xen giữa quá khứ và thực tại, Lisa Wingate đã thổi hồn vào Bí ẩn trong cô nhi viện, khiến tác phẩm trở thành một cuốn tiểu thuyết vô cùng xúc động và chân thực đến từng chi tiết.
————-
Lisa Wingate là một cựu nhà báo, diễn giả truyền cảm hứng và là tác giả của hơn 30 tác phẩm bán chạy nhất của New York Times. Các tác phẩm của cô đã giành được nhiều đề cử cho các giải thưởng danh giá như Pat Conroy Southern Book Prize, Oklahoma Book Award, Carol Award và Christy Award.
Bí ẩn trong Cô nhi viện là tác phẩm thành công nhất của Lisa Wingate với hơn 1,5 triệu bản in được bán và là tác phẩm nằm trong danh sách sách bán chạy nhất của New York Times suốt hơn một thời gian dài. Tác phẩm đã được xuất bản tại hơn 35 quốc gia trên toàn thế giới.
***
Câu chuyện dựa trên những tình tiết có thật về Georgia Tann (1891-1950), người điều hành Hội Cô nhi viện Tennessee. Bà ta đã bán và thu lợi bất chính từ những đứa trẻ “mồ côi” khoản tiền lên đến 1 triệu đô la thời bấy giờ.
Khoảng 5.000 đứa trẻ đã bị bắt cóc, 22 đứa trẻ được giám hộ vẫn còn “chịu” sự chăm sóc của Tann khi cô ta chết, chỉ có hai trẻ được trả về cho cha mẹ ruột, vì các gia đình nhận nuôi từ chối chúng. Hàng ngàn gia đình ruột thịt đã không bao giờ biết có chuyện gì xảy ra với con cái họ.
Bằng ngòi bút độc đáo và lối kể chuyện đan xen giữa quá khứ và thực tại, Lisa Wingate đã thổi hồn vào Bí ẩn trong cô nhi viện, khiến tác phẩm trở thành một cuốn tiểu thuyết vô cùng xúc động và chân thực đến từng chi tiết.
Bí Ẩn Trong Cô Nhi Viện là truyện hư cấu liên quan đến đường dây buôn bán trẻ và nhân vật tai tiếng là Georgia Tann, tuy nhiên, ban đầu mình cảm tưởng sẽ có kịch tính và phơi bày mặt tối của cô nhi viện Tennessee hay ít nhất là đời sống bí mật của Georgia Tann theo góc nhìn của Rill, nhưng thay vào đó chỉ là hình ảnh hồi tưởng nỗi buồn da diết về Arcadia, đảo bùn, Camellia, và phân chương chẵn là của bà May và lẻ là của Avery.
Ở góc độ nào đó Bí Ẩn Trong Cô Nhi Viện của Lisa Wingate nhẹ nhàng, giảm tải góc tối của cô nhi viện Tennessee, đơn giản mọi thứ tình tiết – thẳng chừng mà nói tình tiết có phần nhanh – việc tàn bạo và đối xử tệ bạc là điều luôn hiện thực không thể phủ nhận được, nhưng trong Rill và đàn em bị bắt cóc là một tấn bi kịch xảy ra rồi. Nó là nỗi ám ảnh kinh hoàng, và là nỗi đau da diết khi rời xa gia đình trong thời thơ ấu, rồi chứng kiến mọi thứ diễn ra trong cô nhi viện có thể gây ra điều gì đó tệ hơn bao giờ hết.Bi kịch xảy ra Hình ảnh Rill cuối cùng trước khi rời nhà thuyền Arcadia là ông bố dẫn mẹ Queener rời đi cùng với Zede già, Rill và đàn nhóc ở lại cùng với Silas, ở một đêm tối nhà thuyền là đêm cuối cùng trước khi bị dời đi đến cô nhi viện là hình ảnh hoài niệm của Rill sau này, hình như đó cũng là dòng tâm tư của tác giả muốn độc giả nhớ lại trước khi bỏ sách xuống.Đó chỉ là giai đoạn khởi đầu của tâm bi kịch xảy ra, dù cho Rill và Fern đã quay trở lại nhà sàn Arcadia thì cũng không thể khiến cho Briny quay trở lại nhịp điệu trước đây nữa, mà khiến cho Rill càng quyết tâm rũ bỏ mọi thứ mà trở lại với cuộc sống làm con nuôi khác, thế nhưng Rill đã không còn hạnh phúc trong cuộc sống sau này bởi bà đã rũ bỏ Silas thì còn hạnh phúc gì đủ để bà hạnh phúc hơn khi ở bên mối tình đầu nhỏ nhoi ấy?Tuy nhiên Rill – thực ra mình thích tên Rill này hơn tên May, chỉ là bà đã quyết định bỏ lại tất cả mọi thứ có liên quan đến vương quốc Arcadia mà lấy tên May, đại diện cho bà hướng về tương lai, nhưng đến cuối đời bà lại hướng ngược lại dòng quá khứ, tức là bà không thể nào quên được vương quốc Arcadia có mặt đầy đủ mọi người ở đó là Queenie, Briny, Camellia, Lark, Fern, Gabion, Silas và Zede già cùng phiêu lưu trên con sông – đã cưới ba đời chồng, thì cả ba người làm nghề khác nhau, một người làm giáo viên tượng trung cho suy nghĩ, một người làm nhà truyền giáo tượng trưng cho hiểu biết và người cuối cùng là dạy cho bà về tưởng tượng. Nhưng không một ai bằng Silas, một kiểu mối tình sâu đậm và có thể hạnh phúc trên dòng sông mãi mãi, nhưng bà lại không muốn vì sợ rằng sẽ lập lại như Briny, điên dại khi mất vợ, mất con, sống trong cái cảnh nghèo khó ấy luôn là tương lai tối mù. Giả sử bà vẫn chọn cách ở với Silas thì sao? Mọi tối tăm cùng quá khứ sẽ diễn ra, và bà mãi mãi không thể tìm được các em, mà thậm chí sống trong quá khứ mãi mãi.Tấm bi kịch xảy ra trong gia đình Rill là như vậy, có lẽ, tội nghiệp nhất là đứa bé Camellia, bướng bỉnh, ngoan cố y như ông bố Briny, và đứa em không thể tìm lại là Gabion, cùng với việc rời xa Silas, mà sau này chẳng thể nghe được tin tức gì về anh ta nữa, thật tình mà nói mình thấy xót thương cho Silas nhất, tính ra anh ta không có tương lai, lang bạc để kiếm sống và đối mặt với đám cớm. Thành thử, sau này Rill kể đã không biết tin tức gì về Silas càng làm lòng người ta vừa tò mò, vừa cảm thấy xót thương nhiều hơn.Văn phong trong truyện Văn phong Lisa Wingate mượn (nếu như mình đoán không nhầm vì đôi khi dịch giả chuyển ngữ đã mất đi phần văn phong của tác giả) theo kiểu nhẹ nhàng tối đa, và giảm tải bạo lực, mặt tối của cô nhi việc Tennessee không gây ấn tượng, ở phần nào đó chỉ nâng cao trải nghiệm cuộc sống của chị em Rill rồi được nhận nuôi cho đến khi nhận ra vương quốc Arcadia đã không còn nữa mà thôi. Do đó mình chỉ ấn tượng đến thế, về mặt nào đó ở góc tối, Bí Ẩn Trong Cô Nhi Viện chưa thật đủ gây ra ấn tượng nhiều hơn, chỉ ở khúc nào đó bị giam nhốt trong hầm tối là cùng lắm, hay việc Camellia biến mất chưa thật sự sáng tỏ và gây ra sự buồn bã nào đó với cái chết.Mình chỉ đánh giá cao về cuộc sống từ gia đình cho tới bị tách ra rồi đưa vào cô nhi viện, sau đó nhận nuôi, trốn thoát quay trở lại dòng sông để rồi phải quay trở về nhà ông bà nhận nuôi. Trong giai đoạn này hầu hết là giai đoạn tâm tư, nhớ nhung và thương xót, không gây ra kịch tính nào, hoặc chỉ đơn giản là phơi bày mặt tối thì không đạt, thậm chí tác giả Lisa Wingate chỉ ậm ừ viết cho nhanh cho qua giai đoạn mặt tối, nhất là giai đoạn về Rill khi trở về dòng sông, biết được Briny trở nên điên loạn vì mất Queenie, để rồi khi trời mưa, Briny cắt dây cho con thuyền đến giữa sống mặc kệ cho trời mưa xối xả dẫn đến có thể giết chết Rill và Fern. Mình thấy việc tác giả Lisa Wingate không miêu tả giỏi nội tâm nhân vật là Rill, từ đầu cho tới cuối, các bạn cũng sẽ đọc tới giai đoạn Rill nhớ nhung về bố mẹ ra sao, đau khổ khi thấy Briny ra sao, nhưng lại không hề sâu sắc và diễn tả buồn vui thế nào, Camellia đã mất, nhưng tác giả không hề nhắc tới, chỉ nhắc một lần duy nhất là Camellia thiệt mạng, về sau, không một từ ngữ tiếc thương nào về người em gái như thể nó đáng chết, và phải chết. Điều này mình cảm thấy nó có chút không được tự nhiên và tác giả miêu tả quá sơ sài – dĩ nhiên mình không chê văn phong của tác giả và trình độ, cái đáng tiếc là tác giả đã mong muốn kết thúc, càng về sau tác giả càng hụt hơi và nhanh chóng kết thúc truyện nhiều hơn là giải bày bí ẩn – hẳn nhiên sẽ có người cho rằng việc kết thúc nhanh chóng như vậy chỉ vì vương quốc Arcadia của Rill đã mất, sự thật đã phơi bày rằng Rill và Fern có quay trở lại thì không thể cứu vãn gia đình vốn dĩ đã sụp đổ trước khi cả năm đứa trẻ bị bắt cóc. Nhưng đối với mình thì việc phơi bày sự thật trần truồng như vậy còn nhẹ nhõng mà không hề gây ám ảnh sau này cho Rill về khoảnh khắc ông bố đứng trên mái nhà và chửi rủa, còn bình tĩnh như thể chuyện đó là hẳn nhiên, là cần thiết xảy ra không nên đau buồn. Đó là nỗi ám ảnh của đám trẻ bị tan vỡ gia đình cơ mà? Dù cho không bị ám ảnh thì đau buồn nó vẫn hiện diện như chuyện này đã xảy ngày hôm qua nhưng mình không hề thấy Lisa Wingate có miêu tả một sự đau đớn nào cho từng nhân vật mà chỉ đơn giản là khoảnh khắc hiện diện trước mặt là chuyện buồn rồi sẽ nhanh chóng qua trên khuôn mặt của May.Tuy nhiên mình không chê truyện Bí Ẩn Trong Cô Nhi Viện là dở, cái dở ở trong truyện chỉ vài điều và nó không nói lên rằng truyện không hay, có những khoảnh khắc mà Rill cùng Fern trốn khỏi gia đình nhận nuôi trở về Arcadia là khoảnh khắc chúng ta nhận ra rằng vương quốc Arcadia ấy đã không còn, đã biến mất hoàn toàn kể từ khi các chị em bị bắt đi và mẹ Queenie mất đi là lúc tâm trí của bố Briny đã biến mất, chẳng thiết tha sự sống của mình và của hai đứa con.Tóm lạiBí Ẩn Trong Cô Nhi Viện là câu chuyện trong thời kỳ nạn buôn bán trẻ em, tuy nhiên chưa thật sự lột tả được sự tối tăm của con người Georgia Tann và cô nhi viện của bà ta như thế nào, chủ yếu tác giả tập trung vào Avery con của chính trị gia, khám phá ra lịch sử của gia đình mình để rồi biết được lịch sử bà nội mình, đằng sau câu chuyện nhận nuôi. Nhưng không thể lột tả trần trụi sự thật tối tăm vốn dĩ bản chất của việc này chẳng mấy sáng sủa hay ho gì, tuy nhiên, mình cảm thấy Bí Ẩn Trong Cô Nhi Viện là chưa đủ nói lên sự bí ẩn lớn lao nào như tựa đề mang lại nên chưa thật sự hài lòng về việc tác giả đã đặt tên như vậy.Tuy nhiên, ngoài các chi tiết ấy thì mọi thứ điều ổn thỏa, nhẹ nhàng và đem lại ấn tượng về một gia đình tan nát, Rill bị bắt cóc cho đến quay trở về vương quốc Arcadia thì nhận ra sự thật rằng gia đình của Rill đã mất hoàn toàn, và rồi phải tự quyết định rũ bỏ vương quốc; nơi mà mình đã từng là công chúa, ra đi cùng với gia đình mới. Một ý nghĩa truyền tải đơn giản là gia đình của Arney, nếu như một đứa trẻ sống trong một gia đình đối xử bạo hành, có nghĩa bạn nên rời khỏi nơi đó, hoặc cứ như Rill đón nhận gia đình nuôi sau khi gia đình cũ bị tan nát, chấp nhận sự thật này rồi tương lai sẽ đón nhận điều mới của chúng ta.
***
Dành tặng hàng trăm người đã biến mất và hàng ngàn người vẫn còn tồn tại.
Cầu mong câu chuyện của các bạn sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Đồng thời dành tặng cho những ai từng giúp đỡ trẻ mồ côi ngày nay tìm được mái ấm vĩnh viễn.
Chúc các bạn luôn hiểu rõ giá trị công việc và tình yêu của mình.
“Bạn có biết rằng, ở tại vùng đất của sự tự do và ngôi nhà của lòng quả cảm này, có một thị trường buôn bán trẻ em cực lớn? Và cổ phần sang tay… không chỉ đơn thuần là những tờ giấy hứa hẹn số cổ tức tài chính nào đó, mà là những đứa bé bằng xương bằng thịt vẫn đang quẫy đạp đầy sinh khí.”
Trích bài Thị trường buôn trẻ em
Thời báo Tối Thứ Bảy,
số ngày 1 tháng 2 năm 1930
“Georgia Tann nhiều lần nói rằng trẻ em như tấm bảng trắng. Chúng được sinh ra không chút tì vết, và nếu bạn nhận nuôi chúng từ lúc nhỏ, cho chúng tiếp cận điều hay và nền giáo dục tốt, chúng sẽ trở thành con người như bạn mong muốn.”
Barbara Bisanta Raymond
Tên trộm trẻ thơ
Baltimore, Maryland
Ngày 3 tháng 8 năm 1939
Câu chuyện của tôi bắt đầu vào một đêm tháng Tám oi ả, tại nơi tôi sẽ chẳng đời nào để mắt tới. Căn phòng tước đoạt sinh mạng ấy chỉ nằm trong trí tưởng tượng của tôi. Mất nhiều ngày tôi mới gợi nhớ được hình ảnh về nó. Bốn bức tường trắng tinh sạch sẽ, tấm vải lanh trải giường cứng đờ như chiếc lá rơi xuống vệ đường. Dãy phòng riêng được trang bị mọi thứ tốt nhất. Bên ngoài, làn gió thổi nhẹ uể oải và ve sầu kêu rộn rã trên cây cao, nơi ẩn nấp xanh tươi của chúng nằm ngay dưới khung cửa sổ. Chiếc quạt trần kêu lạch cạch trên đỉnh đầu thổi tấm màn lưới tạt vào trong, lôi kéo luồng không khí ẩm ướt chẳng buồn cựa quậy.
Mùi gỗ thông thoảng nhẹ vào phòng, và tiếng gào thét thật to của một người phụ nữ vang lên khi y tá giữ chặt cô ta trên giường. Mồ hôi đầm đìa, tuôn xối xả xuống mặt và tay chân cô ta. Nếu tỉnh giấc trong tình cảnh này, cô ta sẽ sợ chết khiếp cho xem.
Cô ta rất xinh. Một linh hồn dịu dàng mỏng manh. Không phải kiểu người sẽ cố tình gây ra tình huống thảm khốc này. Trong cuộc sống ngần ấy năm muôn màu muôn vẻ, tôi đã nhận ra rằng hầu hết mọi người đều cố hết sức để tự mình xoay xở. Họ không hề có ý định tổn hại bất cứ ai. Chẳng qua đó chỉ là hậu quả phụ khủng khiếp của nỗ lực để tồn tại mà thôi.
Đó không phải là lỗi của cô ta, tất cả chỉ là một giọt nước tràn ly, một cú đẩy cuối cùng tàn nhẫn, không chút thương xót. Cô ta tạo ra điều cuối cùng mà bản thân mong muốn. Một sinh linh thinh lặng chào đời – bé gái nhỏ xíu có mái tóc vàng nhạt, đẹp như búp bê, nhưng lại xanh xao và im lìm.
Người phụ nữ ấy sẽ không thể nào biết được số phận của con mình, hoặc giả nếu như cô ta có biết thì thuốc men cũng sẽ làm cho ký ức ấy nhạt nhòa cho tới hôm sau. Cô ta ngừng quẫy đập và đầu hàng tình trạng nửa tình nửa mê, được ru ngủ nhờ những liều moócphin và thuốc gây mê giúp cô ta đánh bại cơn đau.
Cũng như giải thoát cô ta khỏi mọi thứ.
Một cuộc trò chuyện đầy cảm thông diễn ra trong lúc các bác sĩ khâu vết thương và y tá dọn dẹp những thứ còn sót lại.
“Thật đáng buồn khi chuyện lại xảy ra như thế. Một mạng sống thậm chí còn chưa được một lần hít thở trên cõi đời này.”
“Đôi khi chúng ta phải tự hỏi… tại sao… khi người ta khao khát một đứa trẻ thì…”
Tấm khăn liệm được hạ xuống, che đi đôi mắt nhỏ xíu. Đôi mắt ấy sẽ không bao giờ nhìn thấy gì.
Người phụ nữ kia vẫn nghe được nhưng chẳng thể nắm bắt ý. Mọi âm thanh cứ lọt vào tầm nghe rồi tan biến. Như thể cô ta đang cố bắt lấy đợt thủy triều, nhưng nước lại chảy hết qua kẽ bàn tay nắm chặt, và cuối cùng cô ta đành thả mình trôi theo dòng nước.
Một người đàn ông đang đợi gần đó, có lẽ là ở trong hành lang ngay bên ngoài cửa. Trông ông ta oai vệ, cao quý và không quen rơi vào tình huống bất lực như thế. Đáng lý hôm nay sẽ là ngày ông ta trở thành ông ngoại.
Cảm giác mong chờ tuyệt diệu đã tiêu tan thành nỗi đau quặn thắt ruột gan.
“Thưa ngài, tôi thực sự xin lỗi.” Bác sĩ nói ngay khi vừa rời khỏi phòng. “Chúng tôi cam đoan rằng chúng tôi đã cố gắng hết sức làm dịu cơn đau lâm bồn của con gái ngài và cứu lấy đứa trẻ. Tôi hiểu chuyện này rất khó khăn. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến cha đứa trẻ khi nào ngài liên lạc được với anh ấy ở nước ngoài. Sau khi chịu nhiều nỗi thất vọng, gia đình ngài chắc đã nuôi niềm hy vọng lớn lao như vậy.”
“Con bé còn khả năng sinh nở nữa chứ?”
“Đó là điều không nên đâu.”
“Đây sẽ là dấu chấm hết cho con bé. Và cả mẹ nó nữa, một khi bà ấy biết được việc này. Ông biết đấy, Christine là đứa con duy nhất của chúng tôi. Một đứa trẻ sắp sửa chào đời… sự khởi đầu của một thế hệ mới…”
“Tôi hiểu, thưa ngài.”
“Con bé sẽ gặp rủi ro gì nếu như…”
“Mạo hiểm tới mạng sống. Và rất khó có khả năng là con gái ngài sẽ mang thai lần nữa. Nếu cô ấy cố thử thêm, kết quả có thể…”
“Tôi hiểu rồi.”
Vị bác sĩ đưa một tay lên an ủi người đàn ông đang đau khổ ấy, hay có lẽ điều đó chỉ xảy ra trong trí tưởng tượng của tôi mà thôi. Và mắt họ cứ thế giao nhau.
Rồi vị bác sĩ ngoái ra sau để đảm bảo là các y tá không thể nghe thấy. “Thưa ngài, tôi có thể đề nghị một chuyện này được chứ?” Ông ta khẽ nói với vẻ nghiêm trang. “Tôi biết một người phụ nữ sống ở Memphis…”
Mời các bạn đón đọc Bí Ẩn Trong Cô Nhi Viện của tác giả Lisa Wingate & Mokona (dịch).