Bệnh Răng Miệng Cách Phòng Và Điều Trị

Bệnh Răng Miệng Cách Phòng Và Điều Trị

Tác giả:
Thể Loại: Y Học - Sức Khỏe
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Cuốn sách “Bệnh Răng Miệng Cách Phòng Và Điều Trị” của bác sĩ Lê Trang – Bạch Minh cho ta các kiến kiến bổ ích về việc bảo vệ răng miệng để đảm bảo hợp vệ sinh, chống sâu răng và viêm nhiệm.

Khoang miệng là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, bao gồm môi, lưỡi, vòm họng, và răng lạo thành. Khoang miệng thông với bên ngoài liên tục chuyển nước, thức ăn và không khí vào bên trong.

– Lưỡi có tác dụng để nói, nhận biết vị và trộn thức ăn.

– Răng có tác dụng cắt xé nghiền nhỏ thức ăn.

– Khi lưởi và răng làm việc, tuyến nước bọt phối hợp rất tích cực, nó tiết ra lượng lớn nước bọt trộn đều vào thức ăn, làm cho thức ăn bước đầu được tiêu hoá phân giải.

– Trong khoang miệng còn có một lớp đặc biệt, đó là niêm mạc khoang miệng. Nó có màu phấn hồng, do ở tầng sâu của niêm mạc có vô số những tuyến nhỏ chuyên dùng để tiết nước bọt, nên bề mặt của nó luôn luôn bóng và trơn.

– Phía trên của khoang miệng thông với khoang mũi, còn phía dưới thông với họng.

Men răng: Là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng. Lớp men răng dày khoảng 1- 2mm trơn láng, màu sáng, hơi trong và là mô cứng nhất cơ thể. Men răng góp phần vào việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.

Ngà răng: Là một lớp cứng, nằm dưới lớp men, dày, tạo nên hình dạng chủ yếu của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt.

Tuỷ răng: Là phần trung tâm của răng, và là một mô sống. Vì chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần: Là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.

Có thể bạn thích sách  Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình – Tập 5: Bệnh Alzheimer

Chóp chăn răng: Là phần tận cùng của chân răng, nơi các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn tất sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn thương tạo các abces quang chóp.

Hố rãnh: Là những vùng cấu tạo hình các hố rãnh dạng chữ V. Trên mặt nhai của các răng, nhất là các răng sau. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng hiệu quả nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng cao. Xương: Chân răng nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bởi hệ thống các dây chằng nha chu.

Dây chằng nha chu: Có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương. Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi rất nhiều sỢi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy trong các bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là liêu xương và lung lay răng.

Nướu: Là phần mô mềm bao bọc quanh xương ổ răng. Nướu khỏe mạnh màu hồng cam, săn chắc và khi nướu viêm sẽ đỏ, bở, dễ chảy máu khi chải răng.

Con người cũng như mọi loài động vật có vú khác, đều có hai loạt răng trong suốt đời sống: Răng sữa tồn tại trong suốt thời thơ ấu và răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Các răng đã được bắt đầu hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra và phát triển dần khi trẻ lớn lên và hình thành ờ tuổi thiếu niên. Đầy là lịch trình phát triển bộ răng người theo tuổi và trình tự mọc răng. Các răng sữa mọc trước tiên và sẽ rụng dần khi trẻ bắt đầu lớn và được thay thế dần bằng các răng vĩnh viễn.

Có thể bạn thích sách  Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khoẻ Toàn Diện

Từ 6 tháng đến 2 tuổi là thời gian trẻ mọc răng sữa. Tổng cộng gồm 20 chiếc răng sữa, trong đó răng của mỗi bên hàm trên là 5 chiếc. Lịch trình này chỉ là khoảng tuổi trung bình, ở một số trường hỢp răng có thể mọc sớm hơn hoặc trễ hơn. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra xem răng có mọc đúng thời điểm không. – 0 tháng (sơ sinh): Răng đang phát triển trong xương hàm.

Trẻ mới sinh không có răng. – 6 tháng tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới đầu tiên bắt đầu mọc. – 9 tháng tuổi: 4 răng cửa dưới và 4 răng cửa trên. – 12 tháng tuổi: Răng cối sữa đầu tiên hàm dưới mọc, là răng hàm đầu tiên của trẻ, sau đó đến răng cối sữa hàm trên (khoảng 14 tháng), răng nanh hàm dưới mọc lúc 16 tháng và răng nanh hàm dưới mọc trong vài tháng sau đó.

– 24 tháng tuổi: 20 -24 tháng, răng sữa cuối cùng (răng cối sữa thứ hai hàm trên và hàm dưới) mọc. Khoảng 2,5 tuổi toàn bộ các răng sữa thường đã mọc hoàn toàn trong miệng.

– 6 tuổi: Các răng cửa sữa giữa hàm dưới bắt đầu lung lay và rụng. Và răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu mọc lên ngay phía sau răng cửa cuối cùng hàm dưới (gọi là răng cối lớn thứ nhất). Tổng cộng có cả thảy là từ 28-32 chiếc răng vĩnh viễn.

– 7 tuổi: 4 răng sữa hàm dưới bắt đầu lung lay trong khoảng 7 tuổi và thay thế bằng các răng cối vĩnh viễn 1, bắt đầu mọc ở hàm dưới rồi dến hàm trên. 4 răng cửa hàm dưới mọc trong khoảng 6-8 tuổi, bắt đầu từ 2 răng cửa giữa rồi đến 2 răng cửa bên.

Có thể bạn thích sách  Sức Khỏe Quý Hơn Vàng

– 8 tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới bắt đầu mọc, sau đó là 2 răng cửa bên.

– 9 tuổi: 4 răng cửa giữa hàm trên đã mọc hoàn tất. Răng nanh hàm dưới có thể đã bắt đầu mọc. Răng cối sữa 1 bắt đầu lung lay và rụng, răng tiền cối đầu tiên sẽ thay thế.

– 10 tuổi: Răng nanh hàm dưới mọc, răng cối sữa 2 lung lay và răng tiền cối 2 mọc.

– 11 tuổi: Răng nanh sữa hàm trên và răng cối sữa 2 hàm trên thường là những răng sữa cuối cùng rụng và răng tiền cối 2 vĩnh viễn hàm trên và răng nanh hàm trên bắt đầu mọc vào vị trí.

– 12 tuổi: Các răng sữa đã không còn trên hàm. Răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai có thể bắt đầu mọc.

– 13 tuổi: Trung bình tuổi này trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn. Các răng cối lớn 2 là các răng cuối cùng thấy được trên hàm.

-14-21 tuổi: Nếu đủ chỗ, các răng khôn sẽ bắt đầu mọc lên và nhìn thấy được trên miệng. Cá biệt cũng có những trường hỢp mọc răng đợt ba, không theo một trật tự nào cả. Nguyên nhân của hiện tượng này đến nay vẫn còn đang được nghiên cứu. Răng sẽ bắt đầu mòn dần theo thời gian, ngã màu dần. Các triệu chứng lão hoá trên răng và nướu sẽ ngày càng biểu hiện rõ hơn theo quá trình tích tuổi răng.