Bật Khóc Ở H Mart PDF EPUB

Bật Khóc Ở H Mart PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Nguồn: https://ebookvie.com
EPUBMOBIPDFAZW3ĐỌC ONLINE

Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Bật Khóc Ở H Mart của tác giả Michelle Zauner, cũng như link tải ebook Bật Khóc Ở H Mart miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé

Bật Khóc Ở H Mart của tác giả Michelle Zauner là một cuốn hồi ký đầy cảm xúc, ghi lại hành trình của cô trong việc đối mặt với nỗi đau mất mát người mẹ, khám phá bản sắc Hàn Quốc của mình và tìm kiếm sự chữa lành. Cuốn sách đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và độc giả, trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất năm 2021.

Giới thiệu sách Bật Khóc Ở H Mart

“Bật khóc ở H Mart” là một cuốn sách cảm động, đậm nước mắt, mà lần theo cảm xúc thấm sâu vào nỗi đau buồn khó tả của một nghệ sĩ trải qua việc chứng kiến người mẹ yêu dấu chiến đấu và qua đời vì căn bệnh ung thư đáng sợ. Trong từng trang hồi ký, cô gái trẻ này chia sẻ những cung bậc cảm xúc đầy đời, từ sự ấm áp của tình yêu giữa đôi lứa cùng nhau vượt qua khó khăn, đến những xung đột căng thẳng trong mối quan hệ gia đình cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên, và cả tình thân dịu dàng sâu lắng giữa đứa cháu gái mồ côi với người bác không chung ngôn ngữ, mỗi cuộc trò chuyện với họ đều phải dùng Google Dịch…

Cuốn sách không chỉ là cuộc sống của Michelle và mẹ cô, mà còn là câu chuyện mà hầu như tất cả phụ nữ và mẹ đều có thể đồng cảm và nhận ra chính mình trong đó.

Trên nền văn hóa Hàn Quốc, “Bật khóc ở H Mart” nổi bật với cách viết gần gũi, truyền tải sự đặc trưng và đậm chất văn hóa đến người đọc. Michelle Zauner không đi sâu vào các vấn đề lớn lao, cô không tận tường trong việc mô tả những món ăn Hàn Quốc, mà thay vào đó, cô chỉ đơn giản viết về những câu chuyện chân thực, đầy cảm xúc từ cuộc sống của mình. Cô kể về mối quan hệ phức tạp giữa mẹ con mà không quá phô trương, nhưng chỉ như việc tái hiện lại những kí ức đong đầy hoài niệm. Với cuốn sách này, Michelle không chỉ chia sẻ câu chuyện của bản thân cô, mà còn khiến chúng ta suy ngẫm về bản thân và mối quan hệ của mình với người mẹ thân thương đang chờ đợi chúng ta ở nhà.

Review nội dung sách Bật Khóc Ở H Mart

Ưu điểm

  • Câu chuyện chân thực và xúc động: Michelle Zauner kể lại câu chuyện của mình một cách chân thực và đầy cảm xúc, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm với những trải nghiệm của cô. Cuốn sách là sự đan xen giữa những ký ức đẹp đẽ về người mẹ, nỗi đau mất mát và hành trình tìm kiếm bản thân của tác giả.
  • Khám phá bản sắc văn hóa: Bật Khóc Ở H Mart không chỉ là câu chuyện về nỗi đau buồn mà còn là hành trình khám phá bản sắc Hàn Quốc của Michelle Zauner. Là con gái lai Hàn – Mỹ, tác giả đã phải vật lộn để tìm kiếm vị trí của mình trong hai nền văn hóa khác nhau. Cuốn sách mang đến cho người đọc những góc nhìn độc đáo về văn hóa Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc và những trải nghiệm của người Mỹ gốc Á.
  • Lối viết đẹp và đầy cảm hứng: Michelle Zauner sở hữu lối viết đẹp, mượt mà và đầy cảm hứng. Ngòi bút của cô vẽ nên những bức tranh sinh động về cuộc sống, tình yêu và mất mát, khiến người đọc như đang được trải nghiệm những cảm xúc cùng với tác giả.
Có thể bạn thích sách  Vượt Côn Đảo

Nhược điểm

  • Cốt truyện có thể rời rạc: Một số độc giả cho rằng cốt truyện của Bật Khóc Ở H Mart có phần rời rạc, thiếu sự kết nối giữa các chương.
  • Chủ đề nặng nề: Cuốn sách đề cập đến những chủ đề nặng nề như mất mát, đau buồn và bệnh tật, có thể khiến một số người đọc cảm thấy khó chịu.

Đánh giá: 4.5/ 5 sao

Giới thiệu về tác giả Michelle Zauner

Tác giả Michelle Zauner sinh năm 1989, là nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ guitar và nhà văn có cha là người Mỹ và mẹ là người Hàn. Cô sáng lập và là giọng ca chính của ban nhạc indie pop Japanese Breakfast. Các album Psychopomp (2016) và Soft Sounds from Another Planet (2017) của cô đã thu hút được sự chú ý của các hãng thu âm lớn trên thế giới.

Khi Zauner 25 tuổi, mẹ cô bị chẩn đoán mắc ung thư và cuốn hồi ký Bật khóc ở H Mart ghi lại chân thực quá trình suy giảm sức khỏe của người mẹ cùng hành trình tìm kiếm bản lai diện mục của chính cô. Thông qua ẩm thực, Zauner kết nối được nhiều hơn với người mẹ vốn độc lập và dữ dội của mình, và vì vậy, nơi khiến cô nhớ mẹ nhất là cửa hàng tạp hóa Hàn Quốc mang tên H Mart…

Mục lục sách Bật Khóc Ở H Mart

1: BẬT KHÓC Ở H MART
2: ĐỂ DÀNH NƯỚC MẮT
3: MẮT HAI MÍ
4: CHẤT NEW YORK
5: RƯỢU ĐÂU?
6: BÓNG ĐÊM ẬP ĐẾN
7: THUỐC
8: UNNI
9: CHÚNG TA ĐI ĐÂU THẾ?
10: SỐNG VÀ CHẾT
11: EM LÀ KẾT TINH CỦA TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU TUYỆT DIỆU NHẤT TRÊN THẾ GIAN NÀY
12: LAW AND ORDER
13: BÀN TAY TRĨU NẶNG
14: NGƯỜI MẸ YÊU KIỀU
15: MY HEART WILL GO ON
16: JATJUK – CHÁO HẠT THÔNG
17: CÂY RÌU NHỎ
18: MAANGCHI VÀ TÔI
19: TỦ KIM CHI
20: COFFEE HANJAN
LỜI TRI ÂN

Đọc thử sách Bật Khóc Ở H Mart

1 BẬT KHÓC Ở H MART

Từ khi mẹ qua đời, tôi thường bật khóc ở H Mart.

H Mart là chuỗi siêu thị chuyên bán thực phẩm châu Á. Chữ H viết tắt cho cụm từ tiếng Hàn han ah reum, có thể hiểu đại khái là “hàng hóa chất đầy tay”. H Mart là nơi những đứa trẻ nước ngoài xa xứ chen chúc nhau đi tìm mấy gói mì ăn liền để gợi nhớ chút hương vị quê nhà. Đó là nơi các gia đình Hàn Quốc mua bánh gạo để làm món canh bánh gạo tteokguk với thịt bò nhân dịp năm mới. Đó cũng là nơi duy nhất bạn có thể tìm được thùng tỏi khổng lồ đã bóc vỏ, bởi chỉ có H Mart mới thật sự hiểu bạn cần bao nhiêu tỏi để nấu những món ăn của quê hương mình. Khác với các cửa hàng tạp hóa thông thường, H Mart không bao giờ xếp chung tất cả mặt hàng của những “nền ẩm thực thiểu số” vào một dãy duy nhất. Họ không đặt đậu Goya bên cạnh xốt sriracha. Thay vào đó, rất có thể bạn sẽ bắt gặp tôi đang nức nở bên khu tủ đông đựng những món banchan vì nhớ cồn cào mùi vị trứng kho nước tương và canh củ cải lạnh mà mẹ từng nấu. Có khi bạn sẽ thấy tôi đứng trong khu hàng đông lạnh, tay cầm xấp vỏ bánh há cảo, lòng bồi hồi nhớ về cảnh hai mẹ con đứng bên bàn bếp, xếp mấy miếng thịt lợn thái nhỏ và lá hẹ vào trong miếng bột mỏng. Mỗi lúc đứng gần các khu hàng hóa khô và rưng rưng nước mắt, tôi thường tự hỏi: Liệu mình có còn là người Hàn Quốc không nếu chẳng còn ai để hỏi xem loại rong biển mà chúng tôi từng mua là của hiệu nào?

Có thể bạn thích sách  Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế

Tôi lớn lên ở Mỹ. Cha tôi là người da trắng còn mẹ là người Hàn Quốc. Mẹ là cây cầu nối đưa tôi tiếp xúc với di sản Hàn Quốc của mình. Tuy mẹ chưa bao giờ dạy tôi nấu ăn một cách đúng nghĩa (người Hàn thường từ chối hướng dẫn chi tiết mà chỉ nói đại khái mơ hồ kiểu “cho thêm dầu mè đến khi nào món ăn có hương vị giống như mẹ nấu”), nhưng bà đã nuôi dưỡng tôi bằng khẩu vị đậm chất Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là phải quý trọng thức ăn ngon và thưởng thức bằng cảm xúc. Chúng tôi cầu kỳ trong mọi món ăn: kim chi nhất định phải chua tuyệt hảo, samgyupsal (thịt ba chỉ heo nướng) phải giòn không chê vào đâu được, các món hầm phải nóng bốc khói hay thậm chí nóng đến mức bỏng lưỡi. Theo quan niệm sống của chúng tôi, việc chuẩn bị thực đơn cho cả tuần là hết sức ngớ ngẩn. Chuyện ăn uống hằng ngày chủ yếu là thèm gì ăn nấy. Chúng tôi có thể ăn món canh kim chi suốt ba tuần liền cho đến khi chuyển sang say mê món khác. Người Hàn ăn uống theo mùa và ngày lễ.

Khi mùa xuân gõ cửa và thời tiết chuyển mình, chúng tôi thường mang bếp ga dã ngoại ra ngoài trời và nướng những miếng thịt ba chỉ heo tươi rói. Vào sinh nhật tôi, cả nhà thường ăn miyeokguk – một món canh rong biển ngon miệng, bổ dưỡng được khuyến khích dành cho phụ nữ sau sinh và theo truyền thống, người Hàn Quốc còn ăn món này trong dịp sinh nhật để tỏ lòng biết ơn đối với mẹ mình.

THỨC ĂN CHÍNH LÀ phương tiện để mẹ tôi gửi gắm tình thương. Mặc cho mẹ tỏ ra nghiêm khắc hay tàn nhẫn thế nào khi liên tục thúc ép tôi đáp ứng những kỳ vọng thất thường của bà, tôi vẫn luôn cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho tôi tỏa ra từ phần ăn trưa được bà tỉ mẩn gói ghém hay những bữa ăn mà bà chuẩn bị đúng theo ý thích của tôi. Tôi vốn không sõi tiếng Hàn nhưng mỗi khi đến H Mart, tôi cảm giác mình có thể nói rất trôi chảy. Tôi mân mê những sản phẩm và đọc to tên của nó -chamoe melon (dưa Triều Tiên), danmuji (củ cải muối vàng). Tôi chất đủ loại quà vặt vào giỏ hàng. Món nào cũng được đóng gói bắt mắt và trang trí hình ảnh của một bộ phim hoạt hình quen thuộc. Nhìn thấy chúng, tôi nhớ lại ngày trước mẹ từng chỉ cho tôi cách gấp tấm thẻ nhựa bé xíu đựng bên trong các bịch bánh snack Jolly Pong, cách dùng nó làm thìa để xúc bỏng gạo hương caramel cho vào miệng. Thể nào bỏng gạo cũng rơi đầy lên áo tôi rồi vung vãi khắp xe hơi. Tôi còn nhớ cả những món quà vặt mà mẹ kể bà thường ăn lúc nhỏ, cố gắng mường tượng xem hồi bằng tuổi tôi trông mẹ như thế nào. Tôi muốn yêu thích tất cả những việc bà từng làm để trở thành hiện thân của mẹ một cách trọn vẹn.

Có thể bạn thích sách  Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi - Tôi Là Một Con Lừa

Cơn sóng đau buồn trong tôi thường trỗi lên cồn cào mỗi khi bất chợt bắt gặp một hình ảnh nào đó. Tôi có thể điềm tĩnh kể với bạn lúc tôi nhìn thấy tóc mẹ rụng trong bồn tắm hay năm tuần lễ ngủ vật vờ trong các bệnh viện. Thế mà ở H Mart, chỉ cần tình cờ thấy một đứa trẻ chạy ùa tới, hai tay khệ nệ ôm hai bịch gạo nổ ppeongtwigi là tôi đánh rớt cái mặt nạ điềm tĩnh đó liền. Những chiếc bánh gạo Frisbees nhỏ xíu đó chính là thời thơ ấu của tôi -một quãng thời gian hạnh phúc hơn bây giờ vì còn có mẹ ở bên. Sau khi tan học, hai mẹ con tôi sẽ cùng nhai những chiếc bánh tròn giòn xốp, bẻ nó ra từng miếng như bẻ mấy hạt đậu phộng và nghe vị ngọt như đường tan dần trong miệng.

Tôi sẽ nức nở khi nhìn thấy một cụ bà Hàn Quốc đang ăn mì hải sản trong khu ẩm thực, bóc đầu tôm và vỏ sò bỏ lên nắp chiếc chén thiếc của người con gái. Mái tóc cụ bạc phơ uốn thành lọn, xương gò má nhô cao hệt như chóp của hai quả đào còn đôi lông mày xăm thì xỉn màu vì mực đã phai. Tôi tự hỏi nếu như mẹ còn sống, trông bà sẽ như thế nào ở tuổi bảy mươi. Mẹ có uốn tóc giống như tất cả các cụ bà Hàn Quốc khác không, như thể kiểu tóc ấy là một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của dân tộc chúng tôi vậy. Tôi tưởng tượng cảnh hai mẹ con đang khoác tay nhau, thân hình mảnh dẻ của bà tựa vào tôi khi chúng tôi bước lên thang cuốn để đi đến khu ăn uống. Cả hai mẹ con sẽ mặc bộ quần áo đen tuyền mà như mẹ nói là “theo phong cách New York”. Ấn tượng của bà về New York vẫn mang đậm hơi thở của thập niên 1960 -thời của bộ phim Breakfast at Tiffany’s. Khi ấy, mẹ sẽ đeo chiếc ví hiệu Chanel bằng da may chần mà bà hằng ao ước cả đời chứ không phải những chiếc giỏ nhái mua ở các con đường đằng sau khu phố Itaewon. Da tay và da mặt mẹ hơi dinh dính vì thoa kem chống lão hóa QVC. Mẹ còn diện hẳn đôi giày thể thao đế độn kỳ quặc mặc cho tôi rất không tán thành. Chắc hẳn bà sẽ nói: “Michelle à, mấy ngôi sao ở Hàn Quốc đều mang giày kiểu này đấy”. Bà giật mạnh sợi xơ vải khỏi áo của tôi, và càm ràm -rằng vai tôi thõng xuống, rằng tôi nên mua một đôi giày mới, và lẽ ra tôi nên bắt đầu dùng dầu dưỡng tóc argan mà mẹ đã mua – nhưng ít ra chúng tôi vẫn còn được ở bên nhau.