Bão Táp Cung Đình – Hoàng Quốc Hải full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]

Bão Táp Cung Đình – Hoàng Quốc Hải full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBPDFĐỌC ONLINE

Bộ tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ nhất mà một nhà văn đương đại của Việt Nam viết ra. Qua hơn sáu nghìn trang tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải đã phục dựng rất sinh động bốn trăm năm tồn tại của hai thời đại hào hùng nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc ta. Hơn cả những bức tranh sinh động, đó là những thước phim hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ các yếu tố làm nên cuộc sống, từ không khí, thời tiết, quang cảnh đến tâm trạng, hoạt động của con người. Đó là cảnh thời bình với không khí của một buổi sáng yên ả của “sóng nắng” và gió gợn mặt hồ, là một cuộc đua thuyền với những tay trải cơ bắp nổi cuồn cuộn, là những đám cưới dân dã, những buổi mạn đàm của các bậc cao niên dưới mái đình làng, là mái tóc trái đào của trẻ nhỏ, cách nhai trầu của người già, vv.

Đó là cảnh thời chiến được mô tả chi tiết, từ sự dồn đẩy của những động cơ chiến tranh, không khí chuẩn bị của cả bên ta và địch, các diễn biến khi âm ỉ, lúc hỗn loạn của chiến trường, những mưu mô, chiến lược, kế sách, những vị tướng anh hùng, những người lính dũng mãnh, những kẻ hèn mạt. Được hỏi, “Ông hư cấu lịch sử đến mức nào?”, Hoàng Quốc Hải trả lời: “Đến chân thực”.

Quả thật, nhập tâm vào những trang tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải người đọc tưởng như chính tác giả đã sống ở thời ấy, là nhân chứng của những sự kiện lịch sử ấy, đồng thời được trải nghiệm sự cuốn hút mà sự kết hợp giữa văn chương và lịch sử tạo nên.

Có thể bạn thích sách  Đông Kinh Nghĩa Thục

Những con chữ trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải không chỉ có nhiệm vụ phục dựng hình ảnh, không khí, sự kiện của quá khứ mà còn mang một sứ mạng quan trọng hơn. Đó là tôn vinh những tinh hoa của người Việt ta từ bao đời nay.

Tinh hoa đó là truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quật cường trong dựng nước và giữ nước thể hiện qua những việc làm thiết thực, từ những chiếu dụ của một vị vua như chiếu dụ miễn thuế cho dân hai đợt, mỗi đợt ba năm của Lý Thái Tổ, đến những chính sách, những việc làm của bộ máy điều hành nhà nước ở thời Lý giúp hòa hợp được cả ba tôn giáo lớn trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra chiến tranh tôn giáo tàn khốc.

Đó là những lễ hội ở cấp làng xã, cấp quốc gia với áo mũ, cờ, trống, ca vũ, không lai căng, pha tạp mà thuần chất Việt, đặc trưng của người Việt. Đó là những gương mặt anh hùng như Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, các liệt nữ như Huyền Trân Công Chúa, An Tư Công Chúa, những nhà lãnh đạo có trí và tâm soi sáng cả đương thời và hậu thế như Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông…

Đó là tinh thần hiếu học, trọng nghĩa, khuyến tài, là truyền thống con kính trọng và hiếu thuận với cha mẹ, dân đồng lòng phò vua, là không khí sục sôi tinh thần quyết tâm giữ nước trước họa xâm lăng.

Có thể bạn thích sách  Hệ thống Cảng thị trên Sông Đàng Ngoài: Lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII

Vì sao Hoàng Quốc Hải lại chọn viết về nhà Trần? Bởi vì đó là một thời đại hưng thịnh vào bậc nhất trong bốn nghìn năm lịch sử của nước ta nhưng cũng là bởi những người dân đất Việt của thời Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên, những kẻ xâm lược hùng mạnh và ngang ngược lúc bấy giờ đã chinh phục cả châu Âu, châu Á. Và tại sao sau khi viết bộ tiểu thuyết về thời Trần ông lại viết về thời Lý?

Đó là bởi thời Lý là một ví dụ tiêu biểu của sự hưng thịnh, sự thành công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là thời đại đã để lại những bài học sinh động và sâu sắc về sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự thu phục lòng dân, dựa vào sức dân, vì dân, những bài học vẫn còn nguyên giá trị lớn lao trong thế sự hiện tại.

Trọn bộ Bão Táp Triều Trần gồm có:

– Bão táp Cung Đình

– Đuổi quân Mông Thát

– Thăng Long Nổi Giận

– Huyết Chiến Bạch Đằng

– Huyền Trân Công Chúa

Vương Triều Sụp Đổ

Mời các bạn đón đọc Bão Táp Cung Đình của tác giả Hoàng Quốc Hải.