Bánh Xe Nghiệt Ngã – Arthur Hailey full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

Bánh Xe Nghiệt Ngã – Arthur Hailey full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

Tác giả:
Thể Loại: Trinh Thám - Hình Sự
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Tiểu thuyết “BÁNH XE NGHIỆT NGÔ của tác giả PHI TRƯỜNG đưa bạn đọc đi sâu vào một cơ sở sản xuất của nền công nghiệp hiện đại Hoa Kỳ, hé cho ta thấy bí quyết thành công của nó : những giám đốc năng nổ, tháo vát làm việc mười hai mười bốn tiếng một ngày, những kỹ sư tận tụy yêu nghề luôn tìm cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất để nâng cao chất lượng sản phấm, tổ chức lao động chặt chẽ trong nhà máy mẹ kết hợp với hệ thống xí nghiệp vệ tinh qui tụ những tay nghề cao, bộ máy quảng cáo và dịch vụ thương mại rộng khắp thuận tiện cho người tiêu dùng… Đồng thời tác giả cũng phanh phui những mâu thuẫn đang ngáng trở nền sản xuất lớn tư bản. Chủ nghĩa phát triển thậm chí có nguy cơ sa sút : sự cạnh tranh tàn nhẫn giữa các công ti cá mập, nạn ô nhiễm môi trường sống, tệ phân biệt chủng tộc và nạn mafia có mặt khắp nơi dùng khủng bố tàn bạo để bòn rút công nhân, số đông người lao động bần cùng nổi giận…

Qua câu chuyên xoay quanh một nhà máy sản xuất ôtô lớn với nhiều gương mặt rất khác nhau, chủ tịch công ty, quản đốc phân xưởng, công nhân bình thường, da trắng và da đen, những cặp vợ chồng chung thủy và những cô nhân tình quí phái… bạn đọc có thể cảm nhận được ánh hào quang kỳ diệu nhưng đầy lo lắng của một hình thái kinh tế xã hội đang tìm cách thích nghi để tồn tại.

***
Arthur Hailey (người Anh có quốc tịch Canada) (1920 – 2004) là tác giả của mười một cuốn best-sellers, trong đó có “Bản tin chiều” đã được dựng thành phim. Ông có 11 tiểu thuyết bán rất chạy được in ở 40 quốc gia với 170 triệu bản.

Hailey được coi là người trường vốn trong sự nghiệp sáng tác. Những cuốn truyện ông viết đã vượt khỏi quê hương, được xuất bản trên 40 nước với hơn 170 triệu bản. Điểm nổi bật trong tác phẩm của ông là những nhân vật có xuất xứ rất tầm thường nhưng khi bị đẩy vào hoàn cảnh bi hùng đã vượt lên thành một số phận khác. 

Sinh ngày 5/4/1920, Hailey sớm phải bỏ học ở tuổi mười bốn, bởi cha mẹ không đủ tiền chu cấp ăn học cho con trai. Sau đó, chàng trai Arthur trở thành phi công trong quân chủng Hoàng gia Anh trong đại chiến 2. Năm 1947, nhà văn tương lai rời bỏ xứ sở sương mù đến Canada và nhập quốc tịch tại đây. Thời gian đầu nơi đất khách, Hailey phải kiếm sống như một nhân viên tiếp thị cho nhà máy sản xuất máy kéo. Được một thời gian thì việc viết lách đã cám dỗ Hailey. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông là The Final Diagnosis, xuất bản năm 1959, kể về một bác sĩ chẳng may gây ra cái chết với một bé sơ sinh. 

Mải mê với những con chữ trong một thập kỷ, rồi ông trở về công việc kinh doanh, chỉ ngồi vào bàn viết như một thú vui.

Bà vợ của Hailey cho biết, nhà văn rất khiêm tốn và giản dị, nhưng ông có một niềm hân hoan đặc biệt khi đọc những bức thư của độc giả tán dương tác phẩm mình. Hậu duệ của ông dự định sẽ tổ chức một bữa tiệc tưởng nhớ ông vào tháng giêng theo đúng nguyện ước của người quá cố.

Mười bốn tuổi đã nghỉ học vì cha mẹ không đủ tiền cho ông đi học tiếp, Arthur Hailey tham gia thế chiến thứ 2 với tư cách là phi công trong không lực hoàng gia Anh và trở thành nhà văn khi xuất bản tác phẩm đầu tay The final diagnoisis vào năm 1959. 

Arthur Hailey có cách viết tiểu thuyết rất hấp dẫn, mô tả những người bình thường trong hoàn cảnh bất thường. Năm 2001 ông nói với hãng tin AP: “Tôi không thật sự tạo ra ai cả. Tôi chỉ lấy từ đời thật”. Một số tác phẩm của ông đã được ra tiếng Việt như:

***

Chủ tịch hãng Động Cơ Thông Dụng bực mình, cả đêm qua mất ngủ : chiếc chăn điện trở chứng liên tục và mỗi lần như thế ông lại thức giấc vì lạnh. Lúc này vẫn mặc bộ đồ ngủ, choàng áo khoác, ông rón rén đi lục tìm khắp ngôi nhà vắng lặng rồi mang bầy lên nửa còn lại của chiếc giường lớn nhiều thứ dụng cụ đồ nghề, bắt đầu tháo bộ phận điện trong khi Côrali vợ ông vẫn còn ngủ. Ông phát hiện ngay chỗ tiếp xúc kém. Vừa cằn nhằn các tay sản xuất chăn điện làm ẩu, ông mang xuống xưởng riêng dưới hầm để sửa.

Người vợ vươn vai. Chỉ vài phút nữa đồng hồ báo thức sẽ đánh chuông. Lúc ấy bà mới dậy lo bữa điểm tâm trong khi vẫn còn ngái ngủ. Ở thị trấn Blumfin Hin cách Đitơroi mười lăm kilômét này bây giờ vẫn còn tối.

Sáng sớm hôm đó chủ tịch hãng ĐCTD, người khô khan, cử chỉ lanh lẹn nhưng bản tính nói chung điềm tĩnh có hai cớ để bực mình : chiếc chăn điện tất nhiên là một, còn một nữa là cách xử sự rất đáng giận của Imơcxơn Vên. Mấy phút trước đây qua chiếc đài bán dẫn đặt trên bàn ngủ mở thầm đủ nghe ông đã nhận ra giọng nói chua ngoa quen thuộc và dễ ghét của nhà “phê phán xe hơi” cỡ lớn này.

Bữa qua trong cuộc họp báo ở Oasinhtơn một lần nữa Imơcxơn Vên lại công kích ba người đáng ghét nhất xưa nay của lão : Động Cơ Thông Dụng, Fo và Craixlơ. Lên án ba ông Lớn về tội “tham lam, tụ tập bè đảng lưu manh, bội tín, cưỡng đoạt tiền của dân chúng”. Vì ba Ông Lớn đã hoàn toàn thỏa thuận cùng nhau ngăn cản việc phát triển loại xe “sạch sẽ” thay cho xe chạy xăng, loại xe chạy hơi nước hoặc chạy điện là những loại Vên cho rằng “đã sẵn sàng lăn bánh”.

Có thể bạn thích sách  Bọn Làm Bạc Giả - André Gide & Bửu Ý (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

Lời buộc tội chẳng có gì mới. Nhưng Vên vốn rất khôn khéo trong sự giao tiếp với công chúng và giới báo chí nên đã lồng vào lời tuyên bố những tư liệu mới làm nó có giá trị thông tin, thu hút được người đọc.

Vị chủ tịch hãng công nghiệp lớn nhất thế giới tốt nghiệp kĩ sư một trường nổi tiếng ngồi sửa bộ phận hâm nóng của chiếc chăn điện với niềm vui thích thường thấy khi có thì giờ làm các việc trong gia đình. Rồi ông đi tắm, cạo mặt, bận quần áo, tới dùng bữa sáng với Côrali.

Trên bàn ăn có tờ Đitơroi Tự Do. Vừa trông thấy tên và ảnh Imơcxơn Vên in trên trang nhất ông chửi thề và quăng tờ báo xuống đất.

Côrali đặt trước mặt chồng các món của bữa điểm tâm theo chế độ “chống tăng côléttêrôn” : bánh mì nướng không phết bơ, lòng trắng một quả trứng luộc, cà chua xắt khoanh, fomát trắng. Sáng nào vợ ông chủ tịch ĐCTD cũng tự tay soạn bữa ăn đầu tiên này và cùng ăn với chồng mặc dầu chồng phải đi làm sớm.

Côrali ngồi xuống trước mặt chồng, nhặt tờ báo mở ra và nói :

“Theo Imơcxơn Vên, chúng ta đã có đủ trình độ kỹ thuật để đưa người lên mặt trăng hoặc sao Hỏa thì ngành kỹ nghệ xe hơi cũng phải cho ra được loại xe hoàn hảo, không có khuyết điểm gì và không gây ô nhiễm không khí”.

Người chồng đặt khăn xuống.

“Định làm tôi ăn mất ngon đấy à ? Bữa ăn đã chẳng có gì lại còn…”

Người vợ tủm tỉm cười.

“Em thấy hình như anh đã hết ngon miệng rồi thì phải ! Ông Vên còn trích dẫn Kinh thánh nói về ô nhiễm nữa cơ.

– Lay Chúa Kitô ! Kinh thánh nói gì về cái đó được !

– Không phải Chúa Kitô đâu. Đoạn này trích trong kinh Cựu Ước.

– Thì đọc đi vậy. Đằng nào bà cũng định đọc”. Người chồng lầu bầu, vẻ tò mò muốn biết.

“Thánh Giêrêmi: Ta cho ngươi tới xứ sở xanh tươi như một khu vườn để các người được ăn những trái quả tươi ngon nhất. Nhưng sau khi đến các người đã làm ô trọc xứ sở của ta, biến gia tài của ta thành thứ ghê tởm.”

Bà rót cà phê vào tách. “Em thấy tay ấy viết khá tài tình”.

– Chẳng ai cho cái thằng đểu ấy là kém thông minh.

Người vợ đọc tiếp.

“Ngành kỹ nghệ xe hơi và dầu mỏ đồng tình kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật đáng lẽ từ lâu đã dẫn đến việc phát minh ra xe chạy điện hoặc hơi nước. Lập luận của họ rất đơn giản : loại xe này sẽ biến thành số không toàn bộ khoản tiền khổng lồ đầu tư vào loại động cơ đốt trong đang đầu độc khí quyển”.

Bà đặt báo xuống. “Bài này có gì đúng sự thật không ?

– Rõ ràng Vên cho tất cả những điều ấy là đúng.

– Anh thì không ?

– Nhất định không.

– Không có một tí nào ?

– Đôi khi có thể thoang thoảng tí chút sự thật trong một lời tuyên bố ngoa ngoắt. Chính bằng cách đó mà những kẻ như Imơcxơn làm ra vẻ mình có lý”. Người chồng đáp lại, vẻ bực bội.

– Anh sẽ bác bỏ những điều lão nói chứ ?

– Có lẽ không.

– Sao vậy ?

– Vì nếu Động Cơ Thông Dụng nện Imơcxơn, người ta sẽ lên án cái Hãng lớn như thế mà đi đè bẹp một cá nhân tầm thường. Nếu không đập lại thiên hạ cũng sẽ nguyền rủa bọn anh, nhưng dù sao họ không thể trích dẫn lời bọn anh để xuyên tạc.

– Sao không để một người nào khác đập lại ?

– Nếu có tay nhà báo kha khá nào đó đụng đến Hăngri Fo xem, có lẽ ông ta sẽ trả miếng – ông mỉm cười – có điều là Hăngri sẽ nói toạc móng heo và sẽ không công bố lời ông ta được.

– Ở địa vị anh, có lẽ em sẽ nói một cái gì. Tất nhiên nếu em tin chắc mình có lý.

– Cám ơn lời khuyên của em.

Vị chủ tịch ĐCTD chấm dứt bàn cãi ngồi ăn xong bữa. Nhưng cuộc tranh luận với những lời châm chọc cố tình mà Côrali cho là thỉnh thoảng đưa ra sẽ bổ ích cho ông, đã làm tiêu tan nỗi bực dọc từ sáng.

Ông nghe phía ngoài cửa bếp bước chân người hầu gái đang vào. Như vậy là lái xe đón cô ta dọc đường đã về và đang đợi ông dưới kia. Ông đứng lên, ôm hôn vợ.

Mấy phút sau, khoảng sáu giờ sáng chiếc Cađilắc chở ông theo đường Têlêgráf đi về phía đường FriUê và khu trung tâm. Vào một sáng tháng mười trong trẻo có từng cơn gió tây bắc báo hiệu mùa đông đang về. Thành phố Đitơroi bang Misigân, thủ đô thế giới của công nghiệp xe hơi bắt đầu tỉnh giấc.

Ở Blumfin Hin, cách nhà ông chủ tịch ĐCTD mười phút đi bộ, phó chủ tịch hãng Fo cũng đang sửa soạn ra sân bay Mêtrôpôlitên của thành phố. Ông đã dùng xong bữa sáng, một mình. Người nữ nhân viên phục vụ bưng khay thức ăn vào tận văn phòng chiếu sáng yếu ớt trong đó ông ngồi đọc các bản báo cáo từ năm giờ sáng (phần lớn các báo cáo đều viết trên loại giấy xanh đặc biệt mà văn phòng phó chủ tịch dùng cho các văn kiện về thực hiện đề án mới) và ghi vào băng từ những chỉ thị rõ ràng, chính xác. Gần như ông không ngẩng lên nhìn khi bữa điểm tâm được mang vào và cũng chẳng nhìn xem mình đang ăn gì. Trong có một giờ ông làm xong khối công việc người khác phải làm trong cả một ngày hoặc hơn nữa mới xong.

Có thể bạn thích sách  Liên Hoa Lâu tập 2: Huyền Vũ quyển - Đẳng Bình full prc, pdf, epub [Trinh thám]

Phần lớn các quyết định xoay quanh việc xây dựng thêm xưởng máy mới hoặc mở rộng những nhà máy hiện có, tốn kém hàng mấy tỉ đô la. Phó chủ tịch ngoài nhiều nhiệm vụ khác, có trách nhiệm phê chuẩn hoặc bác bỏ các đề án được đệ trình và định thứ tự ưu tiên. Hôm có người hỏi ông phê duyệt những khoản lớn như vậy có thấy run tay không, ông đáp lại : “Không, bởi vì bao giờ tôi cũng thầm bỏ bớt ba chữ số cuối. Thành ra cũng không khó hơn khi cân nhắc mua một ngôi nhà”.

Câu trả lời rõ ràng, bật ra rất nhanh, nói lên bản lĩnh của người vốn là anh bán xe xoàng xĩnh chỉ trong thời gian kỉ lục đã trở thành một trong mười hai ông chủ có quyền quyết định trong vương quốc xe hơi. Cũng chính cách làm ăn kiểu đó giúp ông trở thành siêu triệu phú. Vấn đề cần xem xét là sự tiến bộ và sự giàu sang có đáng với cái giá phải trả không.

Phó chủ tịch làm việc mỗi ngày mười hai có khi mười bốn tiếng, thường là bẩy ngày trong một tuần với nhịp độ dồn dập. Như ngày hôm nay, trong lúc phần đông dân thành phố còn đang ngủ ông đã phải lên máy bay riêng của hãng bay đi NiuYoóc, trong lúc ngồi trên máy bay ông tranh thủ nghiên cứu thị trường với các nhân viên dưới quyền, vừa đến nơi phải chủ tọa ngay cuộc họp với các giám đốc địa phương cũng về vấn đề đó. Cuộc họp vừa xong ông phải tranh cãi gay gắt với hai mươi đại lý bang NiuGiơdi về việc bảo hành và các dịch vụ hậu mãi. Sau dó đến Manhattan dùng bữa trưa với một nhóm chủ ngân hàng, đọc một bài diễn văn. Rồi họp báo, đương đầu với các phóng viên. Buồi trưa trở về Đitơroi cũng bằng chiếc máy bay đó, ông có nhiều cuộc gặp gỡ để giải quyết công việc thường lệ cho đến bữa chiều. Trong ngày, vào một lúc nào đó chưa sắp xếp được, phải đưa đầu cho thợ đến tận nơi cắt tóc. Bữa tối ăn trên sân thượng sẽ được điểm xuyết bằng cuộc trò chuyện với người phụ trách các ban quan trọng về kiểu xe mới. Cuối cùng sẽ đến vĩnh biệt một đồng nghiệp mới từ trần tối qua vì nghẽn động mạch vành, (tại nhà thờ tang lễ Hêminhtơn, một chặng trên con đường đưa các ông Lớn ngành xe hơi tới nghĩa trang Út Lên).

Sau tất cả những việc đó cuối cùng phó chủ tịch mới được về nhà ôm theo chiếc cặp căng phồng hồ sơ phải nghiên cứu để chuẩn bị cho ngày mai.

Lúc này ông đẩy khay điểm tâm ra xa, thu gom giấy từ rồi đứng lên. Bốn bức tường của phòng làm việc đều có giá xếp đầy sách. Đôi khi, vào những buổi không bận rộn tối tăm mắt mũi như sáng nay ông ném lên chúng một cái nhìn tiếc nuối và thèm muốn. Vì nhiều năm trước đây có một thời ông đọc rất nhiều. Có thể ông đã trở thành sinh viên nếu đời ông đi theo hướng khác. Bây giờ thì không có thì giờ đọc sách nữa. Ngay cả việc đọc tờ báo hàng ngày cũng phải rình chộp thời cơ tranh thủ liếc thật nhanh. Nên ông cầm tờ báo còn nguyên nếp gấp khi nhân viên phục vụ mang tới và nhét luôn vào cặp. Vì thế mãi sau ông mới biết những lời công kích mới nhất của Imơcxơn Vên và nguyền rủa hắn như những người khác trong ngành xe hơi đã nguyền rủa từ sớm. Tại sân bay ban tham mưu cùng đi với ông đã tề tựu trong phòng đợi của đoàn Vận chuyển hàng không Hăngri Fo.

Ông ra lệnh giọng khô khan.

“Lên đường”.

Động cơ chiếc Jết Xta bắt đầu chạy, trong lúc cả đoàn tám người lên máy bay. Những người lên sau chưa kịp đeo dây an toàn máy bay đã lăn bánh. Chỉ những người thường đi máy bay riêng mới thấy rõ cái lợi về tiết kiệm thì giờ so với đi máy bay công cộng.

Máy bay lăn nhanh ra đường băng cất cánh trong lúc mọi người mở cặp đặt trên đầu gối.

Phó chủ tịch mở đầu ngay cuộc thảo luận.

“Kết quả thu được ở khu vực đông bắc mấy tháng gần đây không được khả quan. Các ông đều đã nắm được số liệu, cũng như tôi. Tôi đòi hỏi sự giải thích tình hình đó. Và muốn biết những biện pháp nào đã được thi hành”.

Ông vừa nói xong thì máy bay cất cánh.

Phía chân trời vầng dương đỏ quạch nhô dần, sáng lên giữa những đám mây xám trôi rất nhanh.

Dưới cánh máy bay đang nâng độ cao, ánh sáng ban mai làm nhìn rõ thành phố và các vùng phụ cận trải dài. Khu trung tâm Đitơroi, ốc đảo vuông mỗi cạnh một cây số giống như một Manhattan thu nhỏ; tiếp liền sau đó là những héc ta đường phố buồn tẻ, nhà cao tầng, nhà máy, nhà ở, phần lớn cáu bẩn. Một thành phố công nghiệp dơ dáy phát sợ vì không chịu vung tiền cho công việc quét dọn vệ sinh. Phía tây thành phố, Điếcbơn sạch sẽ xanh tươi hơn, tận cùng bằng tổ hợp công nghiệp khổng lồ của LơRu. Ngược lại ở đầu phía đông, khu Mũi Lớn, phô những rặng cây thẳng tắp : đó là thiên đường của những kẻ giầu có. Phía Nam là khu công nghiệp Vianđốt mù mịt khói; đảo Bel-In nép sát bờ sông Đitơroi như chiếc sà lan mầu rỉ đồng chở khẳm. Bờ sông bên kia là lãnh thổ Canada, thành phố Oaixo cũng xấu xí cũng gớm ghiếc không kém Đitơroi trên đất Mĩ.

Có thể bạn thích sách  Chiếc Chìa Khóa Vàng - Alecxei Tolxtoi full prc, pdf, epub, azw3 [Thiếu Nhi]

Và trên khắp mọi miền, ánh sáng ban ngày làm nổi rõ mật độ giao thông dầy đặc trên mạng đường sá. Hàng vạn con người như đàn kiến cỏ (hoặc đàn chuột len-mút tùy theo cách nhìn từng người) gồm thợ thuyền, nhân viên, viên chức lũ lượt kéo nhau bước vào một ngày sản xuất mới trong vô vàn xí nghiệp lớn nhỏ.

Đitơroi kiểm soát và điều khiển nền sản xuất xe hơi của cả nước, nên khi ngày làm việc bắt đầu thì nhịp xuất xưởng lập tức hiện trên tấm bảng lớn đặt tại điểm giao thông lộ các con đường đi tới Fo và tới Craixlơ, những con đường đầy ứ xe. Nhờ sử dụng một hệ thống thống nhất trong cả nước, từng phút một số lượng xe xuất xưởng trong năm hiện lên bằng những con số cao một mét rưỡi trên bảng. Mỗi khi có thêm một dây chuyền khởi động thì tổng số lại tăng lên.

Lúc này đã có hai mươi chín nhà máy trong vùng đông bắc làm việc, gửi số liệu lên bảng, số liệu tăng vọt sau khi mười ba xưởng lắp ráp của trung tâm tây và sáu xưởng của Califoócnia khởi động. Những người chạy xe trên đường nhìn tấm bảng với tâm trạng của người bác sĩ nhìn số đo huyết áp, của kẻ đầu cơ chứng khoán khi nhìn bảng giá ở ngân hàng. Có những người còn cá cược nhau về tổng số lúc sáng, lúc chiều.

Những xưởng gần nhất cách đây khoảng 1,5km là của Craixlơ, nói chính xác là các xưởng Đốt và Plai-mao mỗi giờ cho ra hơn trăm xe.

Trước đây viên chủ tịch hội đồng quản trị của Craixlơ thỉnh thoảng đến giám sát việc bắt đầu chế tạo một sản phẩm mới và tự mình thử khi sản phẩm ra đời. Gần đây ít khi ông làm thế. Buổi sáng hôm đó ông vẫn còn ngồi nhà đọc từ nhật báo Phố Uôn và uống ly cafê do vợ pha trước khi bà đi dự cuộc họp Hiệp hội Nghệ thuật.

Hồi đó ông tổng giám đốc hãng Craixlơ (mới nhậm chức chủ tịch gần đây) tất bật chạy ngược chạy xuôi khắp nhà máy không hề mệt mỏi, phần vì nhà máy thiếu máu đang rất cần một giám đốc năng nổ, phần khác là vì bản thân ông đang muốn dứt khoát dứt bỏ cái nhãn “kế toán” người ta thường gán cho những người ngoi lên theo con đường của ngành tài vụ chứ không qua ngạch kỹ sư hoặc chuyên viên thương mại. Dưới quyền ông, hãng đã trải qua nhiều bước thăng trầm : sáu năm thịnh vượng gây được lòng tin cho các cổ đông tiếp theo là sáu năm sa sút đến mức báo động. Sau đó bằng những cố gắng ghê gớm và những tiết giảm khắc nghiệt hãng đã vượt qua cơn hiểm nghèo, khiến có người cho rằng chưa bao giờ hãng hoạt động tốt bằng trong thời kì khó khăn. Tuy nhiên thời khó khăn đã qua, không ai cho rằng chiếc Pentátta đời mới nhất của Craixlơ có thể lại mất cái vị trí nó đã chiếm được. Vị chủ tịch có thể rảnh rang một chút, suy nghĩ nhiều hơn, đọc những thứ thấy thích đọc.

Lúc này ông đang đọc bài của Imơcxơn Vên; bài đăng trên nhật báo Phố Uôn có phần kín đáo hơn trên từ Đitơroi Tự do. Nên làm ông chán ngấy, ông thấy lời chỉ trích của lão cùn mòn, không có bản sắc. Nên ông chỉ lướt qua rồi chuyển qua mục bất động sản có sức thuyết phục hơn. Không mấy người biết ít lâu nay Craixlơ đang chăm lo xây dựng một vương quốc bất động sản, trước mắt làm cho hoạt động kinh doanh của công ti phong phú hơn, và sao lại không ? trong vài thập kỷ nữa sẽ đưa “số ba” lên ngang hàng hoặc cao hơn Động Cơ Thông Dụng.

Trong khi chờ đợi ngày đó, vị chủ tịch hài lòng ghi nhận nhịp độ sản xuất trên mức khả quan của các nhà máy Craixlơ.

Như vậy đó, sáng nay cũng như tất cả các buổi sáng, Ba Ông Lớn vật lộn ráo riết để giữ vững ngôi thứ của mình trong khi một hãng khác ở bang Uýtcơnxin, hãng Động Cơ Mĩ bé nhỏ hơn cũng góp vào dòng lũ xe hơi này một phần tuy ít ỏi hơn nhưng hiện đại hơn.

Mời các bạn đón đọc Bánh Xe Nghiệt Ngã của tác giả Arthur Hailey.