BABOK V3 Tiếng Việt: 2 Tập PDF EPUB

BABOK V3 Tiếng Việt: 2 Tập PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://ebookvie.com
PDFĐỌC ONLINE

Cuốn sách BABOK (viết tắt của Business Analysis Body of Knowledge) là tài liệu chuẩn hóa kiến thức cho ngành BA, được ví như “gối đầu giường” của mọi chuyên gia trong lĩnh vực này. Phiên bản V3, ra mắt năm 2015, là kết tinh của nỗ lực từ hơn 150 chuyên gia BA đến từ 20 quốc gia. So với các phiên bản trước, BABOK V3 mở rộng phạm vi, bao gồm: Phân tích nghiệp vụ trong dự án, phát triển linh hoạt (Agile), quản lý quy trình kinh doanh, kinh doanh thông minh (BI) và kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture).

Dù bạn là người mới hay đã có kinh nghiệm trong ngành Business Analysis, BABOK V3 mang đến những giá trị thiết thực là giúp bạn hiểu rõ bản chất công việc B bao gồm 5 lĩnh vực kiến thức chuyên môn, được liệt kê dưới đây:

  • Hệ thống doanh nghiệp
  • Quy trình kinh doanh
  • Kiến trúc doanh nghiệp
  • Quản lý yêu cầu
  • Phân tích dữ liệu và mô hình hóa

Cuốn sách này cũng cung cấp công cụ và phương pháp làm việc hiệu quả cho bạn đọc:

  • Nhiệm vụ, năng lực, kỹ thuật và quan điểm
  • Hướng dẫn thực hành, ví dụ minh họa
  • Công cụ và kỹ thuật phân tích

Từ đó, giúp bạn bắt kịp thị trường và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp:

  • Cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành BA
  • Chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia
  • Hỗ trợ phát triển năng lực và chuyên môn

Hãy sở hữu ngay BABOK V3 để mở cánh cửa đến với thế giới của Business Analyst! Mời các bạn đọc cuốn sách BABOK v3 Trọn bộ

A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge® (BABOK® Guide), tạm dịch “Hướng dẫn kiến thức cốt lõi về Phân tích nghiệp vụ”, là tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu vể thực hành phân tích nghiệp vụ. Cụ thể, BABOK® Guide mô tả các nhóm kiến thức (knowledge area), tác vụ (task), năng lực nền tảng (underlying competency), kỹ thuật (technique), và quan điểm (perspective) phân tích nghiệp vụ được định nghĩa bởi Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế – IIBA (International Institute of Business Analysis) vê’ cách thức tiếp cận công việc phân tích nghiệp vụ.

1. Mục đích của BABOK GUIDE

Mục đích chính của BABOK® Guide là định nghĩa bản chất nghề phân tích nghiệp vụ và cung cấp bộ quy chuẩn đã được chấp nhận rộng rãi. Điểu này giúp những ai đang theo đuổi nghề phân tích nghiệp vụ có thể thảo luận và định nghĩa các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện hiệu quả công việc phân tích nghiệp vụ. Đổng thời, BABOK® Guide cũng giúp những người quản lý hoặc làm việc cùng chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analysist, sau đây viết tắt là “BA”) hiểu về các kỹ náng và kiến thức mà họ nên mong đợi đối với một người làm nghê’ chuyên nghiệp.
Phân tích nghiệp vụ là nghề có định nghĩa rộng, trong đó BA có thể phụ trách nhiều dạng sáng kiến (initiative) khác nhau trong tổ chức. Họ sử dụng nhiều khả năng, kiến thức, kỹ năng, thuật ngữ, và thái độ khác nhau trong quá trình thực hiện các tác vụ phân tích nghiệp vụ. BABOK® Guide là một bộ khung (framework) phổ biến cho tất cả quan điểm, mô tả việc thực hiện các tác vụ phân tích nghiệp vụ để phân tích hợp lý một sự thay đổi hoặc đánh giá tính cần thiết của một sự thay đổi. Các tác vụ có thể khác nhau vê’ hình thức, thứ tự, hoặc tầm quan trọng đối với từng cá nhân BA hoặc trong nhiều sáng kiến khác nhau.

Sáu nhóm kiến thức được đề cập trong BABOK® Guide (bao gồm: Lập kế hoạch và giám sát hoạt động phân tích nghiệp vụ, Khơi gợi và hợp tác, Quản lý vòng đời của yêu cầu, Phân tích chiến lược, Phân tích yêu cầu và định nghĩa thiết kế, và Đánh giá giải pháp) mô tả thông lệ thực hành phân tích nghiệp vụ khi nó được áp dụng trong phạm vi giới hạn của một dự án hoặc xuyên suốt quá trình phát triển và cải tiến liên tục của một doanh nghiệp.

2. Phân tích nghiệp vụ là gì

Phân tích nghiệp vụ là hoạt động thực tiễn nhằm tạo ra sự thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cẩu và để xuất những giải pháp khả thi có thể chuyển giao giá trị cho các bên liên quan. Phân tích nghiệp vụ cũng cho phép doanh nghiệp trình bày rõ hơn về các nhu cẩu cũng như nguyên do thúc đẩy thay đổi, từ đó thiết kế và mô tả nhiều giải pháp có thể mang đến giá trị.
Phân tích nghiệp vụ được thực hiện trong nhiều sáng kiến khác nhau của một tổ chức. Các sáng kiến có thể là chiến lược, chiến thuật, hoặc hoạt động triển khai. Phân tích nghiệp vụ có thể được thực hiện ngay trong phạm vi của một dự án hoặc xuyên suốt quá trình phát triển và cải tiến liên tục của doanh nghiệp. Nó có thể được sử dụng để hiểu rõ trạng thái hiện tại (current State), định nghĩa trạng thái tương lai (future State), và quyết định những hoạt động cần phải thực hiện nhằm chuyển từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai.
Công việc phân tích nghiệp vụ có thể được thực hiện từ một loạt quan điểm khác nhau. BABOK9 Guide sẽ mô tả một số quan điểm đó như: triển khai nhanh và linh hoạt (Agile), nghiệp vụ thông minh (Business Intelligence), công nghệ thông tin (Information Technology), kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture), và quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management). Quan điểm có thể được sử dụng như một lăng kính để người theo đuổi nghê’ phân tích nghiệp vụ đánh giá công việc trong bối cảnh thực tế. Một hoặc nhiều góc nhìn có thể được sử dụng để phân tích một sáng kiến, nhưng cẩn lưu ý rằng các quan điểm trình bày trong BABOK® Guide không đại điện cho mọi khía cạnh hay là bộ nguyên tắc hoàn chỉnh vê’ phân tích nghiệp vụ.

3. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là ai?
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA) là người thực hiện các tác vụ phân tích nghiệp vụ được mô tả trong BABOK® Guide, bất kể chức danh công việc hoặc vai trò của họ trong tồ chức là gì. BA chịu trách nhiệm khám phá, tổng hợp, và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm công cụ, quy trình, tài liệu, và các bên liên quan. BA chịu trách nhiệm khơi gợi những nhu câu thực sự của các bên liên quan – thường liên quan đến việc điều tra và làm rõ chi tiết các mong muốn đã được bên liên quan bày tỏ – để từ đó xác định các vấn để và nguyên nhân cơ bản.
BA đóng vai trò căn chỉnh (align) để các giải pháp được thiết kế và chuyển giao luôn phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan. Các hoạt động mà BA thực hiện gồm:
• thấu hiểu các vấn đề và mục tiêu của doanh nghiệp,
• phân tích các nhu cầu và giải pháp,
• đề ra các chiến lược,
• dẫn dắt sự thay đổi, và
• tạo điểu kiện thuận lợi cho sự hợp tác của các bên liên quan.
Các chức danh phổ biến khác dành cho người làm nghề phân tích nghiệp vụ là:
• Kiến trúc sư nghiệp vụ (Business Architect)
• Chuyên viên phân tích hệ thống nghiệp vụ (Business Systems Analyst)
• Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)
• Chuyên viên phân tích doanh nghiệp (Enterprise Analyst)
• Chuyên viên tư vấn quản lý (Management Consultant)
• Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ (Process Analyst)
• Quản lý sản phẩm (Product Manager)
• Người lĩnh xướng và phát triển sản phẩm (Product Owner)
• Kỹ sư thiết kế và quản lý yêu cẩu (Requirements Engineer)
• Chuyên viên phân tích hệ thống (Systems Analyst)

Có thể bạn thích sách  Cuộc Chiến Vi Mạch: Chip War PDF EPUB

CẤU TRÚC CỦA BABOK® GUIDE
Nội dung cốt lõi của BABOK® Guide được cấu thành từ các tác vụ phân tích nghiệp vụ được tổ chức thành nhiều nhóm kiến thức. Các nhóm kiến thức là tập hợp những tác vụ liên quan với nhau một cách logic (nhưng không tuần tự). Các tác vụ này mô tả những hoạt động cụ thể nhằm hoàn thành mục đích của nhóm kiến thức mà chúng có liên quan.
Các chương Khái niệm chính trong phân tích nghiệp vụ, Nãng lực nền tảng, Kỹ thuật, và Quan điểm phân tích tạo thành nội dung mở rộng của BABOK® Guide, nhằm hướng dẫn BA thực hiện tốt hơn các tác vụ phần tích nghiệp vụ.
• Chương Khái niệm chính trong phân tích nghiệp vụ (Business Analysis Key Concepts): định nghĩa các thuật ngữ chính cần thiết để có thể hiểu được toàn bộ nội dung, khái niệm, và ý tưởng khác trình bày trong BABOK® Guide.
• Chương Năng lực nên tảng (Underlying Competencies): cung cấp mô tả về các hành vi, tính cách, kiến thức, và phẩm chất cá nhân có thể hỗ trợ hiệu quả cho công việc phân tích nghiệp vụ.
• Chương Kỹ thuật (Techniques): cung cấp phương tiện để thực hiện các tác vụ phân tích nghiệp vụ. Các kỹ thuật được mô tả trong BABOK® Guide bao hàm nhung kỹ thuật thông dụng và phồ biến nhất được thực hành rộng rãi trong cộng đồng phân tích nghiệp vụ.
• Chương Quan điểm phân tích (Perspectives): mô tả các góc nhìn khác nhau vê’ phân tích nghiệp vụ. Các quan điểm giúp BA làm việc với đa dạng góc nhìn để thực hiện tốt hơn các tác vụ phân tích nghiệp vụ, trong bối cảnh của sáng kiến.
1.4.1 Khái niệm chính
Chương Khái niệm chính trong phân tích nghiệp vụ cung cấp hiểu biết cơ bản về những ý tưởng trọng tâm cần thiết để hiểu nội dung của BABOK® Guide.
Chương này bao gồm:
• Mô hình khái niệm cốt lõi trong phân tích nghiệp vụ (Business Analysis Core Concept Model’ -BACCM™)
• Thuật ngữ chính (Key Terms)
• Lược đổ phân loại yêu cầu (Requirements Classification Schema)
• Các bên liên quan (Stakeholders)
• Yêu cầu và thiết kế (Requirements and Designs)
1.4.2 Nhóm kiến thức
Các nhóm kiến thức đại diện cho những lĩnh vực chuyên môn đặc trưng trong phân tích nghiệp vụ bao gổm nhiều tác vụ.
Sáu nhóm kiến thức đó là:
• Lập kế hoạch và giám sát hoạt động phân tích nghiệp vụ (Business Analysis Planning and Monitoring): mô tả các tác vụ mà BA thực hiện để tổ a lức và điều phối những nỗ lực phân tích nghiệp vụ của BA cũng như các bên liên quan. Những tác vụ này tạo ra kết quả được xem như đầu vào (input) quan trọng và hướng dẫn cho các tác vụ khác được trình bày xuyên suốt BABOK® Guide.
Khơi gợi và hợp tác (Elicitation and Collaboration): mô tả các tác vụ mà BA thực hiện để chuẩn bị và tiến hành các hoạt động khơi gợi thông tin và xác nhận kết quả đạt được. Nó cũng mô tả cách BA giao tiếp với các bên liên quan khi đã tập hợp được thông tin và duy trì sự hợp tác liên tục với họ trong mọi hoạt động phân tích nghiệp vụ.
• Quản lý vòng đời của yêu cầu (Requirement Life Cycle Management): mô tả các tác vụ mà BA thực hiện để quản lý cũng như duy trì các thông tin vê’ yêu cẩu và thiết kế từ giai đoạn ý tưởng cho đến khi hoàn thành. Những tác vụ này mô tả việc thiết lập mối quan hệ ý nghĩa giữa các yêu cẩu và thiết kế liên quan, đổng thời đánh giá, phân tích và giành lấy sự đổng thuận vê’ những thay đổi đã đê’ xuất đối với các yêu cẩu và thiết kế.
• Phân tích chiến lược (Strategy Analysis): mô tả công việc mà BA phải thực hiện để hợp tác với các bên liên quan nhằm xác định nhu cầu của chiến lược hoặc tẩm quan trọng chiến thuật (the business need, sau đây dịch là “nhu cẩu nghiệp vụ”), cho phép doanh nghiệp giải quyết nhu cầu đó, và căn chỉnh kết quả sao cho phù hợp với sự thay đổi thông qua các chiến lược ở mức độ cao hơn lẫn thấp hơn.
• Phân tích yêu cầu và định nghĩa thiết kế (Requirements Analysis and Design Definition): mô tả các tác vụ mà BA thực hiện để cấu trúc và tổ chức các yêu cẩu được khai thác thông qua những hoạt động khơi gợi, làm rõ chi tiết cũng như mô hình hóa yêu cẩu và thiết kế, xác minh và xác nhận thông tin, xác định các tuỳ chọn giải pháp (solution option) có thể đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ, và ước lượng giá trị tiềm năng có thể hiện thực hoá cho mỗi tuỳ chọn giải pháp. Nhóm kiến thức này bao hàm các hoạt động gia tăng và lặp đi lặp lại từ lúc hình thành khái niệm ban đầu và khám phá nhu cầu cho đến khi chuyển đổi những nhu cầu đó thành một giải pháp được khuyến nghị cụ thể.
• Đánh giá giải pháp (Solution Evaluation): mô tả các tác vụ mà BA thực hiện để đánh giá hiệu suất và giá trị được chuyển giao khi doanh nghiệp áp dụng một giải pháp, và để khuyến nghị loại bỏ các rào cản (barrier) hoặc ràng buộc (constraint) có thể ngăn cản việc hiện thực hoá đẩy đủ giá trị.
1.4.3 Tác vụ
Tác vụ là một mảnh công việc rời rạc có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức như một phần của hoạt động phân tích nghiệp vụ. BABOK® Guide đã định nghĩa một danh sách tác vụ phân tích nghiệp vụ. Định nghĩa của một tác vụ nhất định có thể được chấp nhận rộng rãi và áp dụng chung cho nhiều nỗ lực phân tích nghiệp vụ, độc lập với các dạng sáng kiến. Một BA có thể thực hiện nhiều hoạt động khác được tổ chức phân công, nhưng các hoạt động bồ sung này sẽ không được xem như một phần trong chuyên môn phân tích nghiệp vụ.
Tác vụ được chia vào từng nhóm kiến thức đặc thù. BA sẽ thực hiện các tác vụ được xác định theo từng nhóm kiến thức một cách tuần tự (sequentially), lặp đi lặp lại (iteratively), hoặc đồng thời (simultaneously). BABOK® Guide không quy định rằng các tác vụ phải được thực hiện theo một quy trình hoặc thứ tự trước sau chặt chẽ. Thay vào đó, các tác vụ có thể được thực hiện theo trình tự bất kỳ, miễn là có đẩy đủ thông tin đầu vào cẩn thiết cho tác vụ. Một sáng kiến phân tích nghiệp vụ có thể bắt đẩu với bất kỳ tác vụ nào, cho dù đó là Phân tích thực trạng hiện tại (Analyze Current State) hay là Đo lường hiệu suất giải pháp (Measure Solution Performance).
Mỗi tác vụ trong BABOK® Guide sẽ được trình bày theo định dạng sau:
• Mục đích (Purpose)
• Mô tả (Description)
• Đầu vào (Inputs)
• Các yếu tố (Elements)
• Các nguyên tắc hướng dẫn/công cụ (Guidelines/Tools)
• Các kỹ thuật (Techniques)
• Các bên liên quan (Stakeholders)
• Đẩu ra (Outputs)
1. Mục đích
Phần này cung cấp mô tả ngắn gọn về lý do BA cần thực hiện tác vụ và giá trị được tạo ra thông qua việc thực hiện tác vụ.
2. Mô tả
Phần này giải thích chi tiết hơn rằng tác vụ là gì, vì sao nó được triển khai, và nó cần đạt được kết quả gi.
3. Đầu vào
Phẩn này liệt kê danh sách đầu vào của một tác vụ. Đầu vào là các thông tin sẽ được xử lý và chuyển hóa để tạo ra kết quả, và nó cũng đại diện cho những thông tin cần thiết để bắt đẩu thực hiện một tác vụ. Đầu vào có thể được thu thập từ bên ngoài phạm vi công việc phân tích nghiệp vụ hoặc được tạo ra bởi một tác vụ phân tích nghiệp vụ khác. Các đẩu vào được thu thập từ bên ngoài nỗ lực phân tích nghiệp vụ sẽ được gắn nhãn “ngoại sinh” (external) để xác định tính chất trong danh sách đầu vào.
Không thể giả định rằng khi đã có đầu vào thì nghĩa là kết quả chuyển giao (deliverable, sau đây tuỳ trường hợp có thể viết là “giao phẩm” hoặc “kết quả chuyển giao”) tương ứng cũng hoàn thành hoặc đạt đến trạng thái cuối. Chỉ cần có đủ đầu vào cần thiết để công việc tiếp theo có thể bắt đầu. Bất kể số lượng đầu vào bao nhiêu cũng đều có thể tồn tại trong suốt vòng đời của một sáng kiến.
Phẩn này cũng bao gồm một bản trình bày trực quan vê’ các đầu vào và đẩu ra, các tác vụ khác có sử dụng kết quả đầu ra, cùng những nguyên tắc hướng dẫn và công cụ được liệt kê theo tác vụ.
4. Yếu tố
Phẩn này mô tả các khái niệm chính cần biết để hiểu cách thực hiện tác vụ. Các yếu tố này không bắt buộc phải là một phấn của việc thực hiện tác vụ, và cách sử dụng chúng hoàn toàn tùy thuộc vào cách tiếp cận của từng BA.

Có thể bạn thích sách  Bí quyết thành công của các triệu phú trẻ Hàn Quốc

5. Nguyen tắc hướng dẫn và công cụ
Phần này liệt kê các nguồn lực cẩn thiết để xử lý và chuyển hóa đẩu vào thành đầu ra. Nguyên tắc hướng dẫn đưa ra những chỉ dẫn hoặc mô tả vì sao cẩn và làm thế nào để bắt đầu thực hiện tác vụ. Trong khi đó, công cụ sẽ được sử dụng để thực hiện tác vụ.
Nguyên tắc hướng dẫn và công cụ có thể bao gồm cả đầu ra của những tác vụ khác.
6. Kỹ thuật
Phần này liệt kê các kỹ thuật có thể được sử dụng khi thực hiện tác vụ phân tích nghiệp vụ.
7. Các bên liên quan
Phần này bao gôm danh sách tổng quát vể các bến liên quan là những người có thể trực tiếp tham gia thực hiện hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi tác vụ. BABOỈC Guide không bắt buộc phải có đẩy đủ các vai trò này trong một sáng kiến nhất định.
8. Đầu ra
Phần này mô tả các kết quả được tạo ra từ việc thực hiện tác vụ. Các đầu ra sẽ được tạo mới, chuyển đổi, hoặc thay đồi trạng thái như kết quả của việc hoàn tất thành công tác vụ. Đẩu ra của một tác vụ có thể là một giao phẩm hoặc chỉ là một phần của giao phẩm lớn hơn. Hình thức của kết quả phụ thuộc vào loại sáng kiến đang thực hiện, tiêu chuẩn được tồ chức áp dụng, và đánh giá tốt nhất của BA vể cách thức thích hợp để giải quyết nhu cầu thông tin cho các bên liên quan chính.
Giống như với đầu vào, một phiên bản của một tác vụ có thể được hoàn thành mà không cần đẩu ra phải ở trạng thái cuối cùng. Các tác vụ sử dụng một đầu ra cụ thể không nhất thiết phải đợi nó hoàn thành thì mới có thể bắt đầu các công việc bên trong.
1.4.4 Năng lực nên tảng
Các năng lực nền tảng chỉ ra những kiến thức, kỹ năng, hành vi, tính cách và phẩm chất cá nhân có thể giúp một người thực hiện thành công công việc phân tích nghiệp vụ. Những năng lực nền tảng này không nhất thiết phải dành riêng cho nghề phân tích nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công các tác vụ và kỹ thuật thường phụ thuộc vào mức độ thành thạo và hiệu quả của một hoặc nhiều năng lực nển tảng.
Các năng lực nển tảng sẽ được trình bày theo cấu trúc sau:
• Mục đích (Purpose)
• Định nghĩa (Definition)
• Đo lường hiệu quả (Effectiveness Measures)
1. Mục đích
Phần này mô tả và giải thích về những lợi ích khi BA sở hữu các năng lực nền tảng.
2. Định nghĩa
Phần này mô tả những kỹ năng và chuyên môn liên quan đến việc áp dụng các năng lực nền tảng vào hoạt động phân tích nghiệp vụ.
3. Đo lường hiệu quả
Phần này mô tả những hướng dẫn về cách xác định một cá nhân có đang sở hữu các kỹ năng thuộc bộ năng lực nến tảng hay không.
1.4.5 Kỹ thuật
Các kỹ thuật sẽ cung cấp thông tin bổ sung về cách thức mà một tác vụ có thể được thực hiện. Danh sách kỹ thuật trình bày trong BABOK® Guide là chưa đầy đủ (nghĩa là không bao gồm tất cả kỹ thuật mà BA có thể sử dụng). Nhiều kỹ thuật có thể được linh động áp dụng để thay thế hoặc sử dụng kết hợp với những kỹ thuật khác để hoàn thành một tác vụ. BA được khuyến khích điểu chỉnh kỹ thuật hiện có hoặc sáng tạo thêm kỹ thuật mới để có được giải pháp phù hợp nhất cho tình huống và mục tiêu của tác vụ mà họ đang triển khai.
Các kỹ thuật sẽ được trình bày theo cấu trúc sau:
• Mục đích (Purpose)
• Mô tả (Description)
• Yếu tố (Elements)
• Cân nhắc sử dụng (Usage Considerations)
1. Mục đích
Phần này mô tả kỹ thuật được sử dụng là gì và áp dụng kỹ thuật đó trong trường hợp nào sẽ thích hợp nhất.
2. Mô tả
Phần này mô tả cụ thể về một kỹ thuật và cách thức sử dụng nó.
3. Yếu tố
Phẩn này mô tả các khái niệm chủ chốt cần hiểu để có thể sử dụng được kỹ thuật.
4. Cần nhắc sử dụng
Phần này mô tả các điểu kiện có thể khiến việc áp dụng một kỹ thuật trở nên hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
1.4.6 Quan điểm phân tích
Các quan điểm được sử dụng trong công việc phân tích nghiệp vụ giúp tập trung vào những tác vụ và kỹ thuật cụ thể cho bổi cảnh của sáng kiến. Hẩu hết sáng kiến có khả năng thu hút một hoặc nhiều quan điểm.
Các quan điểm phân tích trong BABOK® Guide gồm:
• Triển khai nhanh và linh hoạt (Agile)
• Nghiệp vụ thông minh (Business Intelligence)
• Công nghệ thông tin (Information Technology)
• Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture)
• Quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management)
Những góc nhìn này không được giả định phải đại diện cho tất cả quan điểm có thể có trong thực tiễn phân tích nghiệp vụ. Các quan điểm được đề cập trong BABOK® Guide chỉ đại diện cho một số góc nhìn thông dụng nhất vê’ phân tích nghiệp vụ tại thời điểm biên soạn.
Các quan điểm không mang tính loại trừ lẫn nhau, do đó khi triển khai một sáng kiến nhất định có thể sử dụng nhiều hơn một quan điểm phân tích.
Các quan điểm sẽ được trình bày theo cấu trúc sau:
• Phạm vi thay đồi (Change Scope)
• Phạm vi phân tích nghiệp vụ (Business Analysis Scope)
• Phương pháp luận, cách tiếp cận, và kỹ thuật (Methodologies, Approaches, and Techniques)
• Năng lực nền tảng (Underlying Competencies)
• Tác động với từng nhóm kiến thức (Impact on Knowledge Areas)
1. Phạm vi thay đổi
Phẩn này mô tả những bộ phận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi khi xem xét từ một quan điểm cụ thể và ở mức độ mở rộng nào thì sự thay đồi sẽ tác động đến cả mục tiêu cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Phạm vi thay đổi cũng xác định các loại vấn đê’ sẽ được giải quyết, bản chất của các giải pháp đang tìm kiếm, cách tiếp cận để chuyển giao giải pháp và đo lường giá trị của chúng.
2. Phạm vi phân tích nghiệp vụ
Phẩn này mô tả về các bên liên quan chính của dự án, bao gổm các dạng hồ sơ năng lực của những nhà tài trợ phù hợp, các bên liên quan mục tiêu, và vai trò của BA trong sáng kiến. Nó cũng định nghĩa những kết quả tiềm năng mà doanh nghiệp mong đợi hoạt động phân tích nghiệp vụ dựa trên quan điểm này mang lại.
3. Phương pháp luận, cách tiếp cận, và kỹ thuật
Thông tin biên soạn trong phần này là duy nhất cho từng quan điểm khác nhau. Trong mỗi trường hợp, nó mô tả các phương pháp luận, cách tiếp cận, cùng kỹ thuật phổ biến và cụ thể thường được ứng dụng trong quan điểm phân tích tương ứng. Phương pháp luận và cách tiếp cận là những cách thức chuyên biệt để đảm trách công việc phân tích nghiệp vụ. Kỹ thuật được đề cập trong phẩn này là các kỹ thuật không nằm trong chương Kỹ thuật của BABOK® Guide mà là những kỹ thuật đặc biệt liên quan đến quan điểm đang phân tích. Trong quan điểm Kiến trúc nghiệp vụ, các mô hình tham khảo (reference model) sẽ được liệt kê thay vì phương pháp luận hay cách tiếp cận. Trong quan điểm Quản lý quy trình nghiệp vụ, các bộ khung quy trình (framework) sẽ được liệt kê thay vì cách tiếp cận.
4. Năng lực nền tảng
Phẩn này mô tả các năng lực cá nhân thông dụng và phổ biến nhất đối với quan điểm đang phân tích.
5. Tác động với từng nhóm kiến thức
Phần này mô tả cách các nhóm kiến thức được áp dụng và điều chỉnh. Nó cũng giải thích cách những hoạt động cụ thể trong một quan điểm sẽ ánh xạ (map) đến các tác vụ trong BABOK® Guide như thế nào