Ba nhà khoa học kiệt xuất

Ba nhà khoa học kiệt xuất

Tác giả:
Thể Loại: Danh Nhân
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có sự phát triển kỳ diệu vào nửa cuối thế kỷ 20, kể từ những năm sáu mươi, ở tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải, cơ khí, … đến các ngành khoa học cơ bản trong những điều kiện vô cùng khó khăn của thời kỳ chiến tranh và khủng hoảng kinh tế. Riêng trong lĩnh vực các khoa học tự nhiên và toán học, Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học nổi tiếng ở nước ngoài đánh giá cao: Tồn tại một nền toàn học Việt Nam (A. Grothendieck . Pháp). một nền Vật lý Việt Nam (N. Bôgôliubou – Nga), một trường phải lý thuyết dao động phi tuyển Việt Nam Yu. Mitropolski Ucraina), …. Đây thực sự là một kỳ tích nếu nhớ rằng mới chỉ trước đó 20 năm, 1945, chín chục phần trăm người dân Việt Nam còn mù chữ và suốt ba chục năm liên tục sau đó là chiến tranh ác liệt. Có nhiều nguyên nhân đã dẫn đến kỳ tích này: Bản chất anh hùng và sự hiểu học, ham hiểu biết của dân tộc Việt Nam, sự sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, sự giúp đỡ chỉ tình của các nhà khoa học và nhân dân các nước anh em, bè bạn. Song sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến vai trò nổi bật của “những người khổng lồ” trong khoa học của Việt Nam ở thế kỷ 20 – những người thủy đã đặt nền móng cho khoa học Việt Nam, đã dẫn dắt cả một thế hệ thanh niên đi theo con đường khoa học. Nhiều nhà khoa học của ta đã thành đạt và nổi danh nhờ dừng được trên vai những người khổng lồ đó. Trong lĩnh vực các khoa học tự nhiên và oản học, phải kể đến tên tuổi của các bậc đại trí th Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa và Lê Văn Thiêm
Thế hệ chúng tôi có cái may mắn là khi đi học thì được làm học trò của các vị này. Khi ra đời công tác thì được làm việp c cùng cơ quan, là người giúp ước trực tiếp, có khi là ở Phong Ký cấp phó cho các vị đó. Chúng tôi vô cùng tự hào về những người thủy, người lãnh đạo này của mình, không chỉ bởi trí tủ bện bác, mà còn bởi nhân cách cao thương. Những nét chung để thay ở cả ba bậc đại trí thức có thể nên tóm tắt như NGU
Là những người thực tài, thực học, có học vấn uyên bác, không chịu nô lệ vào bằng cấp, mặc đầu đã đạt tới bằng cấp cao.
Toàn tâm toàn ý chăm lo cho sự nghiệp khoa học và giáo dục của nước nhà, luôn luôn quý trọng và vun đắp các tài năng trẻ, mong cho thế hệ sau giỏi giang hơn thế hệ trước.
. Không hám danh, hám lợi, sống cuộc sống giản dị, thanh bạch, gần gũi mọi người. Đám xả thân cho nghĩa lớn. Dũng cảm đấu tranh cho cái mới, cải tiến bộ, không nề hà hệ lụy đến bản thân.
Các bậc đại trí thức trên đây đều đã quy tiên. Vùng hàng con vị đó, chúng ta mới cảm thấy hụt hẫng, trống trải, mưu túc có ảnh hào quang của các vị càng trở nên sang chơi trên bầu trời khoa học Việt Nam. Cuốn sách mà độc giả đang cảm trên tuy hướng vào việc tưởng niệm ba nhà khoa học lớn bậc nhất của Việt Nam trong Thế kỷ 20 và để cho hậu thế mãi mãi như về c ông
Các cuốn sách sau đây đã được sử dụng cho lẫn xuất bản này:
1. Giáo sư Tạ Quang Bửu. Con người và sự nghiệp Nguyễn Văn Đạo chủ biên). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999
2. Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (Nguyễn Văn Đạo, NXB Trẻ, 2002), trong đó có sử dụng các tài liệu: “Người anh hùng thầm lặng” (Vũ Hùng, 1985), “Công tác quản giới” (Đào Đức Tú, 1982) và một số bài báo viết về Trần Đại Nghĩa
3. Giáo sư Lê Văn Thiêm (Nguyễn Văn Đạo chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

Có thể bạn thích sách  Tề Bạch Thạch

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Lao Động và cá nhân ông Lê Huy Hoa đã nhiệt tình cho xuất bản cuốn sách này.

GS. NGUYỄN VĂN ĐẠO
Đại học Quốc gia Hà Nội