Ba nguồn gốc cấu thành chủ nghĩa Mác

Ba nguồn gốc cấu thành chủ nghĩa Mác

Tác giả:
Thể Loại: Triết Học
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự thù địch mạnh nhất và lòng căm thù lớn nhất của toàn bộ khoa học tư sản (cả của giới quan phương lẫn của phái tự do), là khoa học xem chủ nghĩa Mác như một loại “tông phái có hại”. Không thể trông mong có một thái độ nào khác thế được, vì trong một xã hội xây trên đấu tranh giai cấp thì không thể có một khoa học xã hội “vô tư” được. Bằng cách này hay cách khác, toàn bộ khoa học của giới quan phương và của phái tự do đều bênh vực chế độ nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ ấy. Mong đợi có một khoa học vô tư trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệ làm thuê là một sự khờ dại ngây thơ không khác gì mong đợi các chủ xưởng tỏ ra vô tư trong vấn đề xem có nên bớt lợi nhuận của tư bản để tăng tiền công cho công nhân không.
Nhưng chưa phải thế là hết. Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hoàn toàn rõ rằng chủ nghĩa Mác không có gì là giống “chủ nghĩa tông phái”, hiểu theo nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới. Trái lại, tất cả thiên tài của Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời thành sự thừa kế thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất cho triết học, chính trị kinh tế học và chủ nghĩa xã hội.

Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ áp bức của giai cấp tư sản. Nó là kẻ thừa kế chính đánh nhất của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra hồi thế kỷ XIX: triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp.

Có thể bạn thích sách  Nho Giáo – Một Triết Lý Chính Trị

Chúng tôi sẽ nói vắn tắt về ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành đó của chủ nghĩa Mác.

Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Trong suốt toàn bộ lịch sử hiện đại của châu ¢u và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ nông nô trong các thiết chế và trong những tư tưởng thì chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả v.v.. Cho nên, những kẻ thù của phái dân chủ hết sức tìm cách “bác bỏ”, phá hoại, vu cáo chủ nghĩa duy vật và bên vực các loại chủ nghĩa duy tâm triết học là chủ nghĩa mà bằng cách này hay cách khác, rút cuộc lại đều luôn luôn bênh vực hay ủng hộ tôn giáo.

Mác và Ăng-ghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học và đã nhiều lần vạch rõ rằng mọi khuynh hướng ly khai cơ sở ấy là hết sức sai lầm. Quan điểm của hai ông được trình bày rõ rệt nhất và tỉ mỉ nhất trong những tác phẩm của ¡ng-ghen: “Lút-vích Phơ-bách” và “Chống Đuy-rinh”, những sách này cũng như “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, đều là những sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ.

Có thể bạn thích sách  Cổ học tinh hoa

Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa. ¤ng làm cho triết học trở nên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen, là hệ thống, đến lượt nó, lại dẫn tới chủ nghĩa duy vật Phơ-bách. Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, tức là học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng. Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên – như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố – đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ “lại” quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát.

Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tuỳ tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt xã hội khác, cao hơn, – chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào từ chế độ nông nô.

Có thể bạn thích sách  Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam

Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên đang tồn tại độc lập đối với con người, nghĩa là phản ánh vật chất đang phát triển, thì sự nhận thức xã hội của con người (nghĩa là các quan điểm và học thuyết khác nhau về triết học, tôn giáo, chính trị, v.v.) cũng thế, nó phản ánh chế độ kinh tế của xã hội. Các thiết chế chính trị đều là kiến trúc thượng tầng, xây dựng trên một cơ sở kinh tế. Chúng ta thấy, chẳng hạn, những chính thể khác nhau của các nước hiện đại ở châu ¢u đều được dùng để củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản như thế nào.

Triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó đã cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại.