Cinque Terre

Bà Bovary

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDF Đọc Online


Tác phẩm hay là tác phẩm mà khi đọc xong có nhiều những ý kiến trái chiều, Bà Bôvary của tác giả Gustave Flaubert – một tác giả nổi tiếng của nền văn học Pháp là tác phẩm như vậy. Bà Bovary (Madame Bovary, 1856) là cuốn tiểu thuyết cỡ lớn, mô tả các nhân vật tầm thường mà không thể quên được. Tác phẩm kể về nàng Emma Bovary, con một nông dân khá giả chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết lãng mạn nên ước mơ một cuộc sống phóng khoáng, phong lưu nhưng cuối cùng nàng lấy phải một anh chồng đần độn và nàng bị giam hãm vào cuộc sống tư sản chật hẹp, buồn tẻ tầm thường nơi tỉnh nhỏ. Để đạt được ước mơ Emma không tránh khỏi con đường ngoại tình rồi cuối cùng bị lừa gạt, mang công mắc nợ và nàng phải tự tử.

Sau khi cuốn tiểu thuyết này được phổ biến, nhà văn Flaubert đã bị đưa ra tòa vì xúc phạm vào nền luân lý công cộng do vấn đề liên quan tới phong tục và các chi tiết thẳng thắn, nhưng rồi về sau, ông đã được tha bổng. Qua tác phẩm này, người đọc có thể nhận ra nơi các nhân vật các đặc tính tầm thường, đôi khi ngu xuẩn (stupidity) và tác giả hầu như muốn nói rằng Thượng Đế không ở trên thế gian. Tác giả đã dùng thể văn gián tiếp tự do (free indirect style) qua đó các tư tưởng của nhân vật được thuật lại bằng người kể chuyện rành mạch và khách quan.

Đọc Bà Bôvary người đọc sẽ thấy được xã hội tư sản Pháp lúc bấy giờ và tư tưởng của Flaubert. Tác phẩm này với cái tên Bovary thậm chí đã đi vào ngôn ngữ Pháp đẻ ra danh từ chung “Chủ nghĩa Bovary”… Đây là một tác phẩm văn học độc đáo, đặc sắc rất có ích cho những người yêu văn học.
***
Emma Bovary là nhân vật hai mặt, một mặt đáng thương và một mặt đáng chê trách, và thái độ của Flaubert đối với nàng cũng theo đó mà có hai mặt khác nhau. Trước hết, Emma Bovary là con người đáng thương, ở chỗ mà khi chung quanh nàng, trong cái xã hội tư sản tỉnh nhỏ mốc meo và nhờ nhờ một màu xám, hầu hết mọi người đều tự dối mình và dối người khác, cam tâm sống một cuộc đời thấp hèn, nghèo nàn, ngột ngạt thì chỉ duy có nàng dám cưỡng lại nó, chống lại nó, phản kháng nó, – tất nhiên theo cái cách của nàng! – Để vươn tới một cuộc sống rộng rãi, phong phú, đẹp đẽ hơn. Song sống giữa cái xã hội tư sản giả dối sớm chịu sự giáo dục của nhà tu và chuyên môn đọc những tiểu thuyết lãng mạn, thử hỏi Emma Bovary có thể ước mơ được cái gì và ước mơ đó có thể thực hiện được hay không?

Có thể bạn thích sách  Thảm Họa Tình

Có lẽ cuộc đời chỉ cười với Emma Bovary có một lần, đó là cái lần nàng đi theo chồng được mời đến lâu đài của một hầu tước, ở đó nàng đã say sưa trong một cuộc khiêu vũ điên cuồng để rồi sau đó, trở về với cuộc sống thực tại, nàng còn giữ mãi dư âm như qua một cơn choáng váng sẽ không bao giờ còn trở lại nữa. Giấc mơ quá ngắn ngủi, mà mộng đẹp cũng quá tầm thường! Nhưng, chỉ thế cũng đã làm cho Emma Bovary ngây ngất, hơn nữa, chỉ thế mà Emma Bovary cũng sẽ không bao giờ đạt tới. Thành ra cả cuộc đời nàng chỉ là một cuộc đuổi theo, như một chiếc bóng, giấc mơ khoảnh khắc, hão huyền. Song, nàng càng muốn trốn khỏi cái tầm thường của cuộc đời, nàng càng muốn vươn lên trên bùn nhơ của cuộc sống thì cái tầm thường càng siết chặt lấy nàng, nàng càng bị ngập sâu xuống bùn nhơ. Đó là tất cả tấn bi kịch của cuộc đời Emma Bovary!
***
Gustave Flaubert là nhà văn danh tiếng người Pháp, được nhiều người biết tới vì các cuốn tiểu thuyết của ông viết theo trường phái hiện thực (realism), mang đặc tính là sự chú ý từng chi tiết, cách quan sát chính xác, sự quan tâm rất nhiều vào ngôn ngữ và hình thức của cách hành văn và tác giả này đã khổ công theo đuổi cách toàn hảo trong văn chương. Cuốn tiểu thuyết nổi danh nhất của Gustave Flaubert là cuốn “Bà Bovary” (1857) được coi là một trong các tác phẩm quan trọng nhất của nền văn chương Pháp.

Có thể bạn thích sách  Bóng Tối Giam Cầm

Từ thời thơ ấu, Gustave đã sớm cảm thấy nhàm chán nơi quê nhà và trường học. Ông tìm được an ủi trong văn học, đặc biệt là nhà văn Chateaubriand và những nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn.

Đường đến thành công

Các tác phẩm đầu tiên của Flaubert là tự truyện và một số tác phẩm trữ tình lãng mạn: Ký ức một người điên (Les Mémoires d’un fou, 1838), Tháng Mười một (Novembre, 1842) và phiên bản đầu tiên của Giáo dục tình cảm (L’Éducation sentimentale, 1845) là bước đệm chuẩn bị cho tác phẩm Sự cám dỗ của thánh Antoine (La Tentation de saint Antoine) với phiên bản đầu tiên được hoàn thành vào năm 1849.

Năm 1846 cha ông qua đời, còn em gái chết vì sốt hậu sản. Ông nhận trách nhiệm nuôi dưỡng con của em gái, Désirée Caroline. Tuy nhiên, cũng năm đó, ông gặp Louise Colet, người phụ nữ cùng ông gây dựng nên mối quan hệ văn thơ, một nhân chứng không thể thay thế trong cuộc đời cầm bút của ông. Mối quan hệ của họ kéo dài đến năm 1854.

Tiếng vang lớn trong văn học

Năm 1857, Flaubert cho ra mắt tác phẩm Madame Bovary (Bà Bovary). Cuốn tiểu thuyết khiến ông bị kết tội nghịch đạo và vô đạo đức. Tuy nhiên nhiều nhà văn đã lên tiếng bảo vệ ông, như George Sand, Baudelaire và Sainte-Beuve, cuối cùng Flaubert được tuyên trắng án, và scandal đó đã mang lại thành công vang dội cho ông. Năm 1857 Flaubert bắt đầu một dự án đầy tham vọng hơn: hồi sinh lại thành phố Carthage cổ xưa thông qua một cuốn tiểu thuyết. Để thu thập tài liệu, ông đã một mình đi đến Algeria và Tunisia trong năm 1858. Năm năm sau, vào năm 1862, Flaubert công bố tác phẩm Salammbô.

Những năm cuối bạc bẽo

Năm 1869, sau rất nhiều bản thảo, Flaubert cuối cùng đã xuất bản Giáo dục tình cảm (L’Éducation sentimentale). Đây cũng là một tác phẩm mang tính triết lý của Flaubert về cuộc sống: sự thất bại của một tình yêu lãng mạn, nơi anh chàng nhân vật chính Frédéric Moreau là hình ảnh thất bại của một tuổi trẻ lầm lỡ. Cuốn tiểu thuyết không mang lại thành công mong đợi.

Có thể bạn thích sách  Người Truyền Ký Ức

Một loạt sự kiện diễn ra sau đó, như cuộc chiến năm 1870 và cuộc xâm lược của quân Phổ, cũng như sự ra đi của những người thân thiết (Louis Bouilhet, Sainte-Beuve, và Alfred Le Poittevin năm 1869, Jules de Goncourt năm 1870, Maurice Schlésinger năm 1871, mẹ tác giả năm 1872) đã tác động mạnh đến Flaubert, chưa kể việc ông phải đối mặt với những mối lo lắng nghiêm trọng về tài chính do cô cháu gái và chồng bị phá sản.

Sau bốn năm làm việc, phiên bản thứ ba của Sự cám dỗ của thánh Antoine (la Tentation de saint Antoine) xuất bản năm 1874 đã không mang lại thành công. Flaubert sau đó đã khuyến khích tài năng của Guy de Maupassant, con trai một người bạn thời thơ ấu, và trở thành người “giám hộ trí tuệ” cho anh ta.

Vở kịch Le Candidat dựng năm 1874 tại Nhà hát Vaudeville không khôi phục được tài chính cho ông: đó là một sự thất bại. Ông phải bán một phần tài sản của mình. Những cơn động kinh diễn ra thường xuyên hơn và khiến ông mệt mỏi. Để tồn tại, Flaubert phải lao vào sáng tác nhanh chóng. Năm 1877, ông cho ra đời tác phẩm Ba truyện kể (Trois Contes). Cùng lúc đó, ông vẫn tiếp tục thực hiện tác phẩm lớn của mình là Bouvard et Pécuchet. Việc viết tiểu thuyết “triết học” này chiếm hầu như mười năm cuối cùng của cuộc đời ông. Tác phẩm dù chưa hoàn thành nhưng vẫn được xuất bản vào năm 1881, sau khi Flaubert qua đời ngày 8 tháng Năm năm 1880.