Ba Bộ Mặt Của I-A-Nút – Xta-nhi-xlap Ga-ga-rin full mobi pdf epub azw3 [Phản Gián]

Ba Bộ Mặt Của I-A-Nút – Xta-nhi-xlap Ga-ga-rin full mobi pdf epub azw3 [Phản Gián]

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Xta-nhi-xlap Ga-ga-rin

BA BỘ MẶT CỦA I-A-NÚT

Truyện tình báo Liên Xô

Người dịch: Nguyễn Thụy Láng

NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA

HUẾ – 1987

Số trang: 240

Dịch từ nguyên bản tiếng Nga

BA BỘ MẶT CỦA I-A-NÚT

Báo Tiểu thuyết – Tháng 6-1984

àu ngầm «Van-ki-ri-a» mất tích

 

Vào tháng sáu năm 1944, chiếc tàu ngầm của hải quân Đức mang tên Van-ki-ri-a bị mất tích. Khi thời hạn thẩm tra kết thúc, thì ở căn cứ hải quân, nơi chiếc tàu ngầm Van-ki-ri-a có trong danh sách, các tàu khác đã treo cờ rủ và các sĩ quan đều mang băng tang. Ban tham mưu xếp nó vào danh sách các tàu ngầm và thủy thủ bị mất tích, còn người thân của các thủy thủ thì được biết là họ đã hy sinh anh dũng trong một trận chiến đấu với kẻ thù của nước Đức vĩ đại. Ít người được biết số mệnh thật sự của chiếc tàu ngầm này. Hành trình các chuyến đi kéo dài của nó người ta lại càng biết ít hơn.

***

Một người dáng vóc vạm vỡ, bắp thịt nở nang, da rám nắng, từ biển bước lên bãi tắm óng ánh cát vàng, gạt những giọt nước đọng trên mình rồi thủng thẳng đi dọc theo mép nước.

Giờ này trên bãi tắm Ca-pa-ca-ban ở Ri-ôđơ Gia-nê-rô chỉ có ít người. Từ Đại Tây Dương, từng luồng gió mát thổi vào sâu trong lục địa xô bạt luồng khí nóng oi bức đang bốc lên từ những con đường rải nhựa của thành phố. Hắn ta đứng lại, lấy chân hất chiếc vỏ ốc nửa chìm nửa nổi trong cát.

– Chào Ghéc-man!

Người đàn ông đứng tuổi có bộ râu hung hung kiểu thủy thủ với thân hình rắn chắc cất tiếng chào. Y đang nằm ngửa cách Ghéc-man chừng dăm bước và bây giờ lật sấp, chống khuỷu tay nhỏm dậy, đưa tay che mắt cho khỏi bị chói nắng.

– Chào bác sĩ Dên-khốp!

Ghéc-man đáp lại rồi ngồi xuống cát bên cạnh y.

– Anh đến muộn 15 phút đấy.

– Có một chuyện hoàn toàn tình cờ, thưa bác sĩ. Ghéc-man nói.

– Khỏi cần chi tiết. Ta hãy nói vào việc đi. Mong sao anh tránh khỏi được mọi chuyện tình cờ, chàng trai ạ.

– Thuyền đã đến vào đêm qua. Đội thủy thủ đã được bố trí ngay tức khắc, và bây giờ chắc là đang vung tiền vào tiệc rượu chè. Trên thuyền chỉ còn lại thuyền trưởng và một gã Mê-hi-cô tên là Pê-rết.

– Thế gã Pê-rết này làm việc ra sao?

– Một chàng trai đáng tin cẩn. Có thể trông cậy vào anh ta.

– Bọn họ chỉ có hai người thì không thể đưa thuyền ra khỏi cảng được!

– Vâng, tất nhiên, nhưng tôi đã chuẩn bị thêm hai người nữa. Ghéc-man trả lời.

– Hãy thận trọng đấy ! Đừng quên rằng chính phủ nước này, về hình thức, đang theo con đường trung lập.

– Tôi hiểu ngài. Thưa bác sĩ. Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra ở đâu ạ?

– Ở vuông 27-15. Các anh cần phải có mặt ở đấy từ 23 giờ đến nửa đêm. Tín hiệu – pháo lửa đỏ để mọi góc độ nhìn thấy rõ và ở phía dưới là những đốm sáng xanh. Anh sẽ bắn pháo hiệu. Họ sẽ tự tìm đến chỗ anh. Mật khẩu của họ «Chào buổi sáng». Anh sẽ trả lời: «Địa bàn bị hỏng, bây giờ đêm nào cũng lạnh».

– Tất cả đã rõ. Ngay đêm nay ạ? Ghéc-man hỏi.

– Chính đêm nay. Hàng chở trên tàu là bao nhiêu?

– Một trăm sáu mươi tấn – Ghéc-man trả lời. – Một trăm tấn ở dạng thỏi, còn lại là tiền đúc.

Bác sĩ Dên-khốp cau mày.

– Phải đúc lại tất cả. Với những số tiền đúc ấy thì nguy hiểm hơn đấy.

Ghéc man nhún vai.

– Đấy không phải là điều quan tâm của chúng ta, thưa bác sĩ. – Ghéc-man đáp…

– Phải. – Dên-khốp xác nhận. – Thôi, đi đi, Ghéc-man! Trước tiên hãy xuống nước, sau đó lên bờ, ở đâu thì tùy ý. Ban ngày hãy nghỉ ngơi đi. Đêm nay anh phải đứng trước một công việc khó khăn nặng nề đấy. Hãy nhớ nhé: Ô vuông 27-15.

***

Con cá Ma-rơ-lin to lớn lao nhanh vào tấn công. Đàn cá chuồn vọt lên, bay trên mặt nước, giương những cặp vây dài lướt sẹt trong màn đêm dày dặc để thoát nạn… Một lúc sau chúng lại hạ xuống nước. Chỉ còn một con vì bay cao hơn cả đàn nên không trở về với biển được. Bị mắc vào kính tiềm vọng, nó rơi xuống dưới chân những người đang đứng trên cầu tàu, chút nữa làm rơi chiếc mũ lưỡi trai của viên chỉ huy tàu.

Có thể bạn thích sách  Sáu Người Bạn Đồng Hành Tập 16: Xứ Sở 'Đêm Mặt Trời Mọc'

– Đồ dơ dáy! – Viên chỉ huy rủa rồi lấy chân hất con cá chuồn vào một góc.

– Nửa giờ nữa là đến hẹn! – Tê-ô-đo Phôn Bết-man nhận định.

– Anh tin rằng chúng ta đang ở đúng địa điểm đã định chứ? – Viên chỉ huy hỏi.

– Hoàn toàn tin chắc.

– Tốt. Chúng ta chờ đợi vậy.

Chiếc tàu ngầm Van-ki-ri-a đã tắt đèn, đậu đúng ô vuông 27-15 trong tư thế chiến đấu: thân tàu dài và hẹp ẩn chìm dưới nước, chỉ có buồng chỉ huy, như một mỏm đá ngầm, nổi mập mờ trên mặt nước khó mà đoán nổi trong đêm tối.

Địa điểm chúng ta đậu đúng trên chí tuyến Ma-kết. Viên thuyền phó thứ nhất phá tan sự im lặng.

Trong khi đó chiếc thuyền «Ô-ri-nô-cô» đang tiến đến địa điểm hẹn. Vài giờ trước, dưới sự chỉ huy của Han-xơ Đrê-vít, một người Đức sinh ra ở Ác-hen-ti-na, con thuyền rời cảng Ri-ô đơ Gia-nê-rô ra khơi. Các nhà chức trách trên cảng theo thông báo của viên thuyền trưởng đã nhận xét trong các giấy tờ: cảng đến là Xan-tô Ca-ra-vê-lốc; hàng chuyên chở là máy khâu, đoàn thủy thủ gồm năm người.

Đứng bên cạnh viên thuyền trưởng trên mạn tàu là người giúp việc có vẻ mặt rầu rĩ, đó là Pê-rết, mà trước đây theo lời đồn là một tên cướp sừng sỏ, gốc Mê-hi-cô. Ở đây còn có cả Ghéc-man và hai thủy thủ bỏ trốn từ chiếc tàu thủy Ác-hen-ti-na vì bị cám dỗ bởi viễn cảnh sẽ kiếm thêm chút đỉnh trong chuyến đi này. Tên chúng là Jô và Lu-ít. Trên thuyền gắn một máy nổ công suất lớn. Giờ đây, thuyền Ô-ri-nô-cô đang đi vào ô quy định, viên thuyền trưởng và Ghéc-man nhìn về phía trước. Pê-rết đứng bên tay trái, các thủy thủ đang chơi xúc xắc trong buồng của họ.

– Có lẽ ta đã đến địa điểm – Viên thuyền trưởng nói và cho thuyền chạy chậm lại.

– Dừng máy và chuẩn bị lửa hiệu. Mười lăm phút nữa chúng ta sẽ bắt đầu.

Trên bầu trời, một phát pháo hiệu đỏ bùng lên như một ngôi sao và phía dưới nó nhấp nháy một đốm lửa xanh.

***

– Lẽ ra đã đến lúc họ phải xuất hiện.

Viên chỉ huy tàu ngầm Van-ki-ri-a vừa càu nhàu vừa đưa chiếc đồng hồ dạ quang lên tận mắt.

– Mới quá có 10 phút. Phôn Bết-man trả lời – có thể họ đến muộn.

– Thế anh tin chắc rằng chúng ta đang ở đúng vị trí ta phải có mặt chứ? – Viên chỉ huy hỏi lại.

Tê-ô-đo Bết-man nói với vẻ bực mình:

– Tôi đã đích thân kiểm tra lại những tính toán của hoa tiêu. Chính ông cũng có thể thấy rõ được điều đó.

– Tôi đã thấy các đốm lửa rồi! – Tên nhận tín hiệu kêu lên.

– Không thể nói khẽ hơn được à! – Viên chỉ huy càu nhàu – các anh không phải đang đi dạo chơi ở ngoại ô đâu nhé. Đứng bên bánh lái đi.

Việc chuyển các hòm nặng từ thuyền lên tàu ngầm kéo dài đến tận lúc rạng đông. Tham gia vận chuyển có đoàn thủy thủ của cả hai chiếc tàu và thuyền. Pê-rết đã hai lần xuống tàu ngầm và trở về với một chai rượu vốt-ca chính phẩm trên tay. Trong một lần đi như vậy, chớp lấy thời cơ khi trong khoang không có ai. Pê-rết đã nhanh như cắt rút từ trong áo khoác ra một hộp kim loại dẹt to như hộp thuốc lá, cúi xuống nhét dưới một ống chạy dọc theo boong tàu Van-ki-ri-a.

Đến sáng, tất cả các máy khâu đã nằm gọn trong chiếc bụng thép của tàu Van-ki-ri-a. Ghéc-man lên cầu tàu nói thầm vào tai viên chỉ huy khoảng 5 phút, sau đó trở về thuyền Ô-ri-nô-cô. Các thủy thủ tàu Va-ki-ri-a tháo dây buộc, và cả tàu lẫn thuyền đều tiến theo các hướng khác nhau.

Có thể bạn thích sách  Trăm Năm Cô Đơn - Gabriel Garcia Marquez

– Chúng ta đi lên phía bắc chứ, thuyền trưởng? – Ghéc-man nói – đến Rê-xi-phi, Pê-rết hãy đứng lên bánh lái đi. Ta muốn ứng tiền trước cho mấy anh bạn này. Ê! Jô, Lu-ít!

Các thủy thủ đang ngồi trong khoang thuyền, buông thõng những cánh tay rã rời vì khuân vác từ đêm đến giờ, nặng nề đứng dậy đi về phía Ghéc-man đang đứng bên cửa buồng điều khiển.

– Các chàng trai ơi, các anh giỏi lắm – Ghéc-man nói – các bạn nghĩ sao về một hớp rượu ngon và mấy đồng tạm ứng?

Jô, một lên lai lực lưỡng, cười sung sướng và nhảy cẫng lên ở trên boong.

– Tốt quá, thưa ông chủ, tốt quá! – Hắn nói.

Lu-ít, một tên Ấn Độ bán thuần chủng có thân hình dài ngoằng và gầy gò, mỉm cười rụt rè.

– Các bạn, hãy cầm lấy rượu và tiền đây này! Và có thể nghỉ ngơi được! – Ghéc-man nói.

Các thủy thủ xoay lưng lại, sánh vai nhau đi về buồng thủy thủ ở phía mui thuyền. Ghéc-man nhìn viên thuyền trưởng đang đứng bên chiếc cửa sổ mở của buồng điều khiển, hắn đưa mắt về phía tấm lưng to bè của Lu-ít và dùng tay trái lấy khẩu súng máy trong chiếc tủ con ra.

Những tiếng nổ vang lên liên tiếp. Lu-ít khựng lại, ngã sấp mặt xuống boong, co giật rồi hết cựa quậy: chai rượu từ từ tuột khỏi tay hắn. Viên đạn làm cho Jô sững lại dường như có một bức tường bỗng hiện lên trước mặt hắn. Hắn đứng sững trong giây lát, không nhúc nhích và thế là Ghéc-man lại nâng khẩu súng máy lên một lần nữa. Chỉ có điều hắn chưa kịp bắn thì Jô đã đột ngột quay ngoắt lại, đôi mắt mất hết thần sắc, nhìn thẳng, tiến về phía Ghéc-man đang giương súng. Jô tiến lại gần, còn Ghéc-man thì giật lùi về buồng điều khiển. Cuối cùng, trong buổi sáng yên tĩnh của biển khơi vang lên những tiếng nổ chát chúa của loạt súng máy, những viên đạn từ nòng súng bay ra cắm ngập và xé nát tấm ngực nở nang của tên lai. Hắn bước thêm được một bước cuối cùng, rồi thở khè khè đứt đoạn:

– Ông… chủ… sao… lại…

***

Hành trình của chiếc tàu ngầm hải quân Đức Van-ki-ri-a trong một thời gian được thực hiện trên mặt nước. Sau đó, viên chỉ huy ra lệnh bắt đầu lặn, vì tàu đi ngang qua khu vực nhiều tàu bè và thủy thủ tàu ngầm Đức không muốn để một ai phát hiện ra mình.

– Tê-ô-đo, tôi sẽ ngủ chừng hai tiếng – viên chỉ huy nói với Phôn Bết-man – hãy cho tàu chạy về phía đảo Mác-tin Vác, từ đó ta sẽ rẽ về hướng xích đạo. Hai giờ nữa tôi sẽ thay ca cho anh.

Tê-ô-đo suy nghĩ về những điều ngang trái mà số phận đã ném hắn – một sĩ quan tàu ngầm xuất sắc – vào cái hộp thép nhét đầy những máy khâu để thay thế cho những quả thủy lôi khủng khiếp. Tê-ô-đo Phôn Bết-man, tất nhiên hiểu rằng món hàng này quan trọng đối với nước đại Đức biết chừng nào. Nhưng công việc của hắn là đánh chìm các tàu địch chứ không phải là lẩn tránh giữa đại dương trên chiếc tàu ngầm không có máy phóng ngư lôi. Hắn liếc nhìn đồng hồ, mắng nhiếc tên cầm lái đã làm tàu lệch hướng mất 3 độ và lom khom chui qua những chiếc cửa hình ô-van của các ngăn buồng đi đến ca-bin. Song, Tê-ô-đo Phôn Bét-man đã không kịp tới đó. Một luồng khí nén từ phía sau xô hẳn ngã chúi xuống, đập cằm vào khung cửa. Hắn thấy đau ở cằm. Sau đó, viên thuyền phó thứ nhất không còn cảm thấy được gì nữa. Tên cầm lái ở vị trí trung tâm thấy lớp vỏ bọc có một chỗ bị bung vào phía trong và một dòng nước đen ngòm cuồn cuộn chảy về phía hắn rồi cuốn lấy hắn, vò xé hắn và dìm hắn chết ngập. Viên chỉ huy cũng chết ngập trong nước không kịp dậy. Các thủy thủ trong khoang mũi của tàu thì còn sống sót được một ít vì tiếng nổ làm cho chiếc tàu đứt làm đôi, nhưng phần mũi vẫn còn đủ kín. Chiếc quan tài bằng sắt vừa nhào lộn vừa chìm sâu xuống đáy đại dương, và ở đây nó bị một lớp nước dày chừng 300 mét đè lên.

Có thể bạn thích sách  Bay Đêm

Chừng nửa dặm về bên phải, chiếc tàu chở hàng đang chạy từ Ri-ô Grăng đi Môn-rô-via thấy một vòm nước nổi lên lóng lánh dưới ánh mặt trời. Cột nước chùng chình giây lát rồi sau đó vỡ tung ra, gây nên sự kinh hoàng cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu Bra-xin mang tên «Xao-pao-lô». Khoảng đen lấp lánh các màu lan rộng ra ở ngay chỗ vòm nước đã biến đi. Con tàu quay mũi đến gần nó, hạ xuồng, bắt đầu lượm lặt những mảnh vỡ và xác chết bị tung lên cùng với những bóng nước bị vỡ ra trên mặt biển.

Bấy giờ là thời chiến và thuyền trưởng tàu «Xao- pao-lô» cấm không được báo tin về sự kiện đã xảy ra. Viên thuyền trưởng cố xác minh quốc tịch của những xác người đã được thủy thủ mình vớt lên, nhưng việc đó không thể được. Chẳng có giấy tờ gì, chẳng một dấu hiệu nào ngoài những dấu hiệu về chủng tộc. Ông ta không tìm được gì hết.

***

Chiếc tàu ngầm «Van-ki-ri-a» bị mất trong tình trạng bí ẩn đối với các nhà chỉ huy Đức, nó chở 160 tấn ni-ken dưới dạng thỏi cùng với tiền đúc của Mỹ và Ca-na-đa.

Ni-ken – một kim loại ánh bạc có giá trị bậc nhất trong bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ép với ký hiệu 28, là kim loại khó nóng chảy, cứng và không bị biến đổi trong không khí.

Ni-ken trở thành một vấn đề nan giải đối với nước Đức cũng như nhiên liệu và còn có thể nan giải hơn. Dầu sao thì dầu lửa còn có thể thay thế được. Còn ni-ken thì không. Thiếu ni-ken không thể có vỏ thép. Thiếu vỏ thép không thể có xe tăng. Thiếu xe tăng thì không chiến thắng nổi trên những chiến trường của đại chiến thế giới lần thứ II. Thiên nhiên đã bớt xén, không cho nước Đức đủ ni-ken. Ở thung lũng sông Ranh chỉ có một trữ lượng ni-ken không đáng kể. Phần lớn ni-ken nước Đức phải mua của Ca-na-đa.

Chiến tranh bắt đầu và nước Đức bị mất đi nguồn ni-ken từ Ca-na-đa. Hít-le chiếm được Hy-lạp và cùng với nó là các mỏ ni-ken. Nước chư hầu Phần Lan mở rộng cửa các mỏ ni-ken ở miền Bắc tại vùng Pết-xa-mô cho người Đức. Ở đó có các tù nhân và tù binh làm việc. Cả một quân đoàn SS đảm nhận bảo vệ các hầm mỏ và đảm bảo khai thác, liên tục loại quặng pyrit đỏ có hàm lựợng ni-ken và gửi về các nhà máy luyện kim ở Đức.

Khi xe tăng T-34 của Liên Xô xuất hiện trên các chiến trường, các chuyên viên Đức kinh ngạc bởi độ bền của vỏ thép các xe tăng dó.

Theo mệnh lệnh từ Béc-lin, chiếc xe tăng T-34 đầu tiên chiếm được đã được đưa về Đức. Ở đây, các nhà khoa học đã phân tích vỏ thép của nó. Họ xác định rằng vỏ thép của xe tăng Nga có một tỷ lệ ni-ken cao và do đó vỏ thép này cực kỳ bền vững.

Việc thiếu ni-ken trong vỏ thép đã dẫn đến tình trạng là cho đến năm 1944, các nhà máy quốc phòng của Đức quốc xã phải sản xuất xe tăng vỏ dày hơn bình thường. Nhưng ngay vỏ như vậy vẫn dễ bị phá vỡ và các xe tăng «con hổ» «con báo» «phéc-đi-năng» rõ ràng là nặng nề hơn và yếu thế hơn các xe tăng và xe tự hành của Liên Xô.

Ni-ken và ni-ken! Cần nhiều ni-ken hơn nữa!

 

Mời các bạn đón đọc Ba Bộ Mặt Của I-A-Nút của tác giả Xta-nhi-xlap Ga-ga-rin.