Cách đây 110 năm, Orville Wright đã trở thành phi công đầu tiên trên thế giới khi thực hiện chuyến bay lịch sử kéo dài vỏn vẹn 12 giây, vượt 91,44 mét. Sau nhiều năm trăn trở loay hoay với nhiều thí điểm các mô hình khác nhau, từ diều đến máy bay cánh lượn không động cơ, anh em Wright vốn chưa từng được đi học đại học đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Khát vọng bay đã được truyền lại từ ngàn đời tổ tiên chúng ta, trong những hành trình gian khổ của họ trên các vùng đất hoang vu thời tiền sử, khi họ ngước nhìn những con chim tự do bay vút qua trong nỗi thèm muốn”.- Orville Wright
“Tôi trải qua những cảm giác rất sâu sắc và thú vị – gần như không thể diễn tả. Những người chưa từng có trải nghiệm bay thì khó có thể nhận biết được cảm giác này. Đó là một giấc mơ thành hiện thực của những người đã mơ được bềnh bồng trên không. Hơn bất kỳ điều gì khác, cảm giác lúc đó là một trong những sự bình yên trọn vẹn, hòa quyện với sự phấn khích tối đa của từng dây thần kinh – nếu bạn có thể nhận thức được một sự kết hợp như vậy”. – Wilbur Wright
“Nó không chỉ là một thành công, mà còn là một chiến thắng… có tính quyết định của ngành hàng không, tin này sẽ làm bùng lên cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực khoa học trên toàn thế giới”. – Le Figaro, mùa hè năm 1908
“Sự bí ẩn dường như không thể giải thích đã được giải mã. Wright đã bay một cách dễ dang khiến không ai còn nghi ngờ việc thử nghiệm bí ẩn này đã thực sự diễn ra ở Mỹ; cũng không ai hoài nghi việc người đàn ông này có khả năng bay liên tục trên không cả giờ đồng hồ. Đây là viễn cảnh phi thường nhất của một chiếc máy bay mà chúng ta từng thấy…” – Le Matin, mùa hè năm 1908.
***
Tác giả: David McCullough & Nguyễn Đình Hào (dịch)
Nội dung chính:
Đánh giá/Nhận xét chuyên gia:
Điểm nổi bật:
Đánh giá chung:
“Anh Em Nhà Wright” là một cuốn sách giá trị dành cho những ai yêu thích lịch sử hàng không, cũng như những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của hai nhà phát minh tài ba Orville và Wilbur Wright. Cuốn sách là nguồn cảm hứng cho những ai đang theo đuổi ước mơ của mình, bất chấp những khó khăn và thử thách.
Điểm đánh giá: 4.5/5
Đối tượng phù hợp:
Lời khuyên:
Trích dẫn:
THỦY NGUYỆT|
Cuốn sách “Anh em nhà Wright” không chỉ kể hành trình làm cho máy bay bay trên bầu trời mà còn bộc lộ khao khát, khắc khoải của những người tiên phong.
ớc mơ bay vào bầu trời, từng bị loài người xem là ước mơ xa xôi, hoang đường, nhưng cũng không thiếu những con người luôn nhiệt huyết khám phá những điều bí ẩn và tin vào sức mạnh của sự chinh phục.
Anh em nhà Wright chính là những người như vậy. Họ là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright và Wilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được.
Bằng sự say mê hiếm thấy, sự thông minh, nhiệt huyết và tận tụy, họ đã trở thành những người đầu tiên bay lên bầu trời, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của nhân loại.
Những kẻ mộng mơ lập dị
Trong cuốn sách Anh em nhà Wright, tác giả David McCullough đã khai thác triệt để mọi nguồn tư liệu, nhân chứng có thể để tạo nên một câu chuyện sinh động, hấp dẫn về anh em nhà Wright trong quá trình hình thành, phát triển và thành công khi chế tạo máy bay.
Wilbur Wright và Orville Wright sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em, tại thành phố Dayton, bang Ohio của Mỹ. Mẹ Wright mất sớm, nhưng hai anh em Wright cùng với những người anh em khác trong gia đình đều nhận được sự giáo dục tận tụy, và đầy yêu thương từ người cha, tổng giám mục Milton Wright.
Chính ông là người luôn khích lệ, ủng hộ và kiên trì theo dõi hành trình chinh phục khao khát của Wilbur và Orville.
Dưới ngòi bút của McCullough hai anh em nhà Wright thể hiện những cá tính khác biệt, nhưng vô cùng hài hòa, bổ trợ lẫn nhau khi cộng tác trong công việc.
Trong khi Wilbur là người trầm lặng, bình tĩnh, có phần nguyên tắc, đặc biệt yêu thích sách vở, viết lách thì người em Orville lại là người ưa hoạt động, và yêu thích máy móc.
Vì một sự cố nghiêm trọng, phải từ bỏ giấc mơ vào Đại học Yale, Wilbur đã cùng Orville khởi nghiệp với ngành sửa chữa, sản xuất xe đạp. Công việc của họ đã đạt được những thành tựu đáng kể, và mở ra thời kỳ tiến sâu hơn nữa khám phá sự kì diệu của kỹ thuật, là bước đệm cho họ dấn thân vào nghiên cứu, chế tạo máy bay.
Hai anh em khởi đầu với công việc làm những chiếc diều dựa trên cơ chế bay của loài chim mà họ đã quan sát, rồi sau đó cải thiện thành tàu lượn có người lái. Đã có biết bao nhiêu người nhìn họ bằng ánh mắt nghi hoặc, cho rằng họ là chỉ là những kẻ hoang đường, hão huyền.
Nhưng hai anh em đã làm việc cả ngày lẫn đêm trong căn phòng nhỏ phía sau của cửa hiệu xe đạp, suốt nhiều năm trời. Ngày 17/12/1903, Orville trèo vào khoang lái của chiếc máy bay lúc đó được đặt tên “Flyer 1” rồi cất cánh từ mặt đất tại Kitty Hawk lên bầu trời.
Đó chính là khoảnh khắc được mong đợi nhất. Nó bay được khoảng 12 giây trước khi hạ cánh sau một tiếng huỵch ở cách đó 120 fit.
Chuyến bay đầu tiên tại Kitty Hawk vào năm 1903 được McCullough mô tả đầy kịch tích, thú vị, giữa nắng và gió trên một bãi biển mênh mông. Khi Orville bay lên, cô đơn trên bầu trời, tuyệt đẹp, khiến lịch sử ngành hàng không bước sang một hướng khác.
Việc con người có thể bay trên bầu trời đã không còn là một giấc mơ hoang đường nữa, nó có thể, hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Hiện nay chiếc máy bay đầu tiên này đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D. C.
Vinh quang và câu chuyện về sự nỗ lực
Cuốn sách Anh em nhà Wright không tập trung vào miêu tả những kỹ thuật cơ khí, mà dành nhiều dung lượng để bộc lộ khao khát, khắc khoải của hai anh em nhà Wright. Không một chút khoa trương, McCullough đã trình bày tất cả những câu chuyện của họ một cách chi tiết.
Khi đã đưa được chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời, anh em nhà Wright vẫn nỗ lực làm việc.
Từ chuyến bay đầu tiên được thực hiện trong lặng lẽ năm 1903, họ đã liên tục thực hiện những thử nghiệm vào các năm tiếp theo, nhưng cũng hầu như không thu hút được sự chú ý nào.
Cho đến ngày 5/8/1908, sau rất nhiều căng thẳng, mệt mỏi lắp đặt, sửa chữa, cân nhắc, trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả giới chức Pháp, Wilbur Wright đã lái 9 lần với các vòng lượn rộng và biểu diễn kỹ năng điều khiển máy bay. Lần lượn lâu nhất kéo dài 8 phút 13 giây. Thành tích của anh em Wright lần đầu tiên được nhìn nhận ngoài phạm vi nước Mỹ
Từ lúc ấy, liên tiếp những vinh quang đã đến với anh em nhà Wright, họ được cả thế giới chào đón, với những bữa tiệc, những danh hiệu anh hùng được trao. Trước những vinh quang ấy, họ vẫn giữa thái độ bình tĩnh, khiêm nhường, và tích cực làm việc. Điều này được tác giả cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh.
Trong phần viết về việc tổ chức đại tiệc cho anh em nhà Wright ở khắp thành phố Dayton, khi người người tham gia diễu hành trên đường phố, tiệc tùng suốt hai ngày, thì Wilbur và Orville đã “bí mật tách khỏi buổi lễ, đi đi về về làm việc tại cửa hàng của họ trên đường West Third”.
Anh em nhà Wright đã trở thành những người hùng của Dayton, họ là niềm tự hào của cả nước Mỹ, nhưng họ vẫn không ngừng làm việc, với mong muốn hoàn thiện hơn nữa kỹ thuật của mình, với khao khát được cống hiến cho sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không thế giới.
Gia đình là nguồn an ủi
Trong cuốn sách Anh em nhà Wright, McCullough cho độc giả cơ hội được tiếp cận Wilbur và Orville, trong mối quan hệ thân thiết với gia đình. Gia đình không những là nơi thân thương để trở về, đó còn là nguồn an ủi, tận tụy, đã giúp họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Khi Orville trong một chuyến bay thử nghiệm tại Washington đã bị thương nghiêm trọng, đồng thời suy sụp tinh thần thì người em gái Katharine đã vội vã lập tức xin nghỉ việc vô thời hạn để chăm sóc ông, cận kề bên cạnh ông, cho đến khi ông dần bình phục. Katharine khắc họa vai trò của một người em gái thân thiết, luôn hết mình ủng hộ các anh.
Ngày 30/5/1912, Wilbur qua đời bởi bệnh thương hàn khi mới 45 tuổi. Người em Orville một mình điều hành công ty Wright. Câu chuyện kịch tính và hấp dẫn nhất cũng dừng lại ở đó, nhường chỗ cho những người nối tiếp tương lai. Họ đã hoàn thành sứ mệnh của mình, là những người đầu tiên bay trên bầu trời.
“Với phát minh này, nhân loại đột nhiên được mở rộng tầm mắt, con người đạt được khả năng của loài chim, có thể bay cao trên bầu trời bao la, đến những vùng đất xa xôi vô hạn” – bài phát biểu ngắn của giám mục Wright có lẽ đã nói được đủ đầy vai trò vĩ đại của hai anh em nhà Wright.
Tác giả McCullough là người kể chuyện, giảng viên, nhà sử học người Mỹ. Ông là người chiến thắng giải Pulitzer hai lần cho cuốn sách Truman năm 1992 và John Adams năm 2001. Ông cũng là một trong số ít các sử gia nhận được Huân chương Tự do Tổng thống.
Anh em nhà Wright là cuốn sách thứ mười trong sự nghiệp của ông.
(Theo Vnexpress)