Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Án Mạng Trong Phòng Thể Chất của tác giả Yugo Aosaki, cũng như link tải ebook Án Mạng Trong Phòng Thể Chất miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
“Án Mạng Trong Phòng Thể Chất”, một tiểu thuyết trinh thám ly kỳ của nhà văn Nhật Bản Yugo Aosaki, đưa người đọc vào một vụ án mạng bí ẩn trong ngôi trường trung học với những tình tiết bất ngờ và đầy kịch tính.
Câu chuyện “Án Mạng Trong Phòng Thể Chất PDF” diễn ra tại một trường cấp III ở Nhật Bản. Khi học sinh từ CLB Bóng bàn và CLB Kịch tập tụ tập tại phòng thể chất cũ gần cổng sau trường để chuẩn bị cho hoạt động chiều, họ phát hiện người hướng dẫn CLB Phát thanh đã bị sát hại. Sự việc này, cả về cách thức và nơi chốn mà nạn nhân bị giết, có thể gây ấn tượng sâu sắc đối với những học sinh nhạy bén với sự sợ hãi.
Cảnh sát bắt đầu điều tra, và thám tử đội Hình sự số Một của tỉnh chính là anh trai của Hakamada Yuno, cô bé được coi là nhân vật chính trong câu chuyện. Khi nghe cảnh sát kết luận rằng một đàn chị mà cô ngưỡng mộ là tội phạm, Yuno hoảng hốt và quyết định tìm cách chứng minh sự vô tội của đàn chị đó. Cô nhận sự hướng dẫn từ Hội phó Hội học sinh và cùng Urazome Tenma, một học sinh otaku yêu thích anime, sống ở khu vực CLB Văn hóa của trường và có tính cách độc lập và khác biệt, đến tìm người có điểm thi cao nhất trường để đưa ra sự trợ giúp.
“Án Mạng Trong Phòng Thể Chất Khóa Kín PDF” không chỉ là một câu chuyện trinh thám đơn thuần mà còn là bức tranh phản ánh mặt tối của xã hội Nhật Bản, về áp lực học hành, sự cạnh tranh khốc liệt và những góc khuất tâm lý của tuổi học trò.
Ngay từ khi mới ra mắt, cuốn sách đã nhanh chóng tạo được tiếng vang vô cùng lớn khi:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận: “Án Mạng Trong Phòng Thể Chất” là một cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, lôi cuốn với bầu không khí bí ẩn, cốt truyện chặt chẽ và những cú twist bất ngờ. Tuy nhiên, truyện vẫn còn một số hạn chế nhỏ về lời thoại và kết thúc.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Viết lời bình cho tiểu thuyết trinh thám thật khó. Bình luận chi tiết về thủ thuật tạo thành trụ cột cho tác phẩm thì chẳng khác nào tôi bị tác giả thách đấu. Để tránh nguy cơ này, tôi có nên dùng giọng điệu nhẹ nhàng, vuốt ve để miêu tả khung cảnh và thủ pháp xây dựng nhân vật tài tình không nhỉ? Không được, nếu độc giả cảm nhận được ý tứ của tôi thì không sao nhưng lỡ biểu đạt không tốt thì tôi sẽ bị hội đồng mất… Xin thú nhận rằng những ngón tay tôi đã rất bối rối trên bàn phím.
Tôi nghe nói sau khi nhận giải thưởng, tác giả được gọi là Queen thời Bình Thành.” Tôi thường mù mờ về tác phẩm nước ngoài nhưng lại vừa viết xong lời bình cho một cuốn truyện về Queen khi series này được dịch mới sang tiếng Nhật đấy.
Tôi vừa nhớ lại cảm giác đó vừa lật giở từng trang giấy. Trong mắt độc giả, thứ đầu tiên đọng lại chắc chắn là bối cảnh xoay quanh một chiếc ô. Chiếc ô mà tôi vừa nói tới xuất hiện ở trang 54, nhưng ngoài việc ở trong nhà vệ sinh và bị ướt thì nó không có điểm gì đặc biệt cả. Ngay đến đội trưởng Hình sự Sendou khi điều tra cũng chỉ có thể nhận xét “Chiếc ô bị ướt, không có dấu vân tay.”
Tuy nhiên, khi vào tay Urazome Tenma – nhân vật thám tử tư của vụ án mạng phòng kín này thì một chiếc ô đơn giản đã đưa tới suy luận sắc bén, trơn tru tới bất ngờ từ trang 157 tới 177, làm sáng tỏ hiềm nghi với đội trưởng câu lạc bộ Bóng bàn Sagawa.
Thay vì mạnh mẽ áp đảo, mạch logic lại thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, tỏa ra bốn phương tám hướng như pháo hoa. Khi độc giả bắt kịp thì nữ sinh đó đã không thể là thủ phạm từ lâu rồi. Nếu yêu thích thể loại trinh thám và biết tới Queen, chắc chắn bạn sẽ sa vào chiếc lưới mà tác giả đã giăng kín trước sau này.
Trong hoàn cảnh mà nhân vật thám tử tư nổi tiếng như Holmes sẽ tinh tường bắt lấy những chi tiết cực kỳ nhỏ nhặt như vết bùn dính ở giày, độ lệch của cà vạt, vết bẩn nơi cổ áo để suy luận phán đoán nghề nghiệp và tính cách đối phương, Urazome Tenma lại cho độc giả thưởng thức lối suy luận biến ảo tài tình xoay quanh một chiếc ô.
Đó mới chỉ là điểm khởi đầu cho cuốn tiểu thuyết trinh thám này. Nếu so sánh, nội dung này chỉ tương đương với phần makura trong rakugo⦾ hoặc tập số 0 trong một bộ anime, phần tác giả thật sự tập trung tinh thần vào viết nằm ở đằng sau cùng rất nhiều diễn biến.
Tôi đã định viết lời bình theo hướng đó nhưng cuốn tiểu thuyết này lấy bối cảnh trường học. Tác giả thuộc về thế hệ trẻ, tầm tuổi cháu tôi nên những đoạn miêu tả cuộc sống của học sinh cấp ba và hoạt động câu lạc bộ thấm đẫm sự tươi mới mà người già không thể thấu hiểu. Đương nhiên, số lượng nhân vật xuất hiện rất nhiều. Theo đúng tên sách, hiện trường là nhà thể chất và hiện trường phòng kín luôn cần giải thích rõ về bố cục. Tác giả khắc họa mỗi nhân vật, nêu rõ có chứng cứ ngoại phạm, miêu tả thủ thuật tạo thành phòng kín. Những yếu tố mới nghĩ đến đã muốn đau đầu được tập hợp chặt chẽ trong không gian và thời gian giới hạn.
Để làm được điều này, tất nhiên tác giả cần làm một bảng phân chia nội dung như trong phim truyền hình chất lượng cao, các nhân vật răm rắp đi theo mạch truyện đã trở thành con rối. Độc giả nhanh nhạy chắc sẽ nhận ra bậc thầy điều khiển con rối đang ẩn mình trong bóng tối của sân khấu.
Tôi nhớ ai đó từng phê bình rằng tiểu thuyết trinh thám với motif thám tử tư cổ điển, một khi đã xây dựng được bối cảnh phá án thú vị thì hai, ba phần sau sẽ nhàm chán. Kết cục, như Matsumoto Seichou⦾ đã chỉ ra, hầu hết tiểu thuyết trinh thám hướng tới đối tượng độc giả đại trà đều dựa vào tình tiết rùng rợn như biệt thự ma ám để khiến độc giả bồn chồn, nôn nóng.
Thuyết nghệ thuật kịch (dramaturgy) có quy tắc Khởi – Thừa – Chuyển – Kết⦾, tôi lúc nào cũng ghen tị với các tác giả trinh thám có thể viết nên mạch truyện gây hứng thú sâu sắc trong phần “Thừa” mà không tiết lộ trước thông tin.
Chúng ta hãy nhìn Án mạng trong phòng thể chất bằng con mắt như vậy. Từ chương 2 tới chương 3, tác giả đã khéo léo dẫn dắt độc giả, giấu thứ nên giấu, còn thứ nên đưa ra ngoài ánh sáng lại miêu tả rất rõ ràng. Đồng thời, tác giả đã điểm xuyết những tình tiết hài hước về đội trưởng Hình sự tài giỏi và cô em gái không công bằng, tạo nên một tấm màn khói khiến độc giả không thể dễ dàng tiếp cận chân tướng sự việc.
Có rất nhiều nhân vật đặc sắc xuất hiện, đầu tiên phải kể đến Hakamada Yuno đảm nhiệm vai trò của Watson⦾, đội trưởng câu lạc bộ Báo chí, đội trưởng câu lạc bộ Phát thanh, đội trưởng câu lạc bộ Kịch, hội trưởng và hội phó Hội học sinh. Bóng dáng giáo viên rất mờ nhạt nhưng tôi đoán trường cấp ba trong thực tế cũng vậy thôi. Tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh từng người một. Với nhân vật cảnh sát Hakamada, anh trai Yuno, có lẽ bản thân anh ta không nhận thức được việc đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa trường học và cảnh sát, dù đáng tiếc (?) nhưng anh đã sắm rất tốt vai hề gây cười.
Trong số các nhân vật, mới đầu độc giả có thể cảm thấy Urazome Tenma với vai trò thám tử tư không có cá tính đặc biệt nổi trội, khó mà so sánh được sức hấp dẫn từ tuyến nhân vật phụ. Nhưng chắc người đang xem phần lời bình này sau khi đọc xong truyện đều sẽ thấy mình lo lắng dư thừa rồi. Còn nếu chưa đọc truyện thì bạn hãy yên tâm.
Giống hệt như cái tên của cậu, Urazome Tenma là một chàng trai cực kỳ khác biệt. Nhân vật chính để độc giả chờ đợi đủ lâu, tới chương 2 mới xuất hiện, là một thiếu niên độc đáo, phá cách hình tượng thám tử trong trường học.
Hừm. Những lúc này, người viết lời bình thật sự rất khó chịu. Lời bình cho tiểu thuyết trinh thám không được phép tiết lộ thủ phạm và thủ thuật gây án nhưng viết về đặc điểm của nhân vật chính lại như đang bỏ qua màn trình diễn của tác giả. Thế nên tôi phải cẩn trọng… quả thật rất khó chịu.
Vì vậy, lần này, nước đi táo bạo của người viết lời bình chính là cho các bạn nhìn qua cảnh tượng khi Tenma xuất hiện lần đầu tiên.
Lúc đó em gái Hakamada trong vai Watson lần đầu tới nơi ở của Tenma.
Chào đón cô là khoảng hai mươi thiếu nữ.
“………”
Toàn poster anime. Rất nhiều poster cỡ lớn kích thước bằng khoảng nửa người trên của Yuno dán kín một mặt tường.
Nào là nhóm nhạc đang chơi guitar, nào là ba thiếu nữ mặc đồ hầu gái ngồi trên sofa…
Tiêu đề nhỏ ghi rồi nên chắc tôi tiết lộ cũng không sao đâu nhỉ. Chàng thám tử tư này là một Otaku nghiện anime điên cuồng.
Tôi cũng khá giống cậu ấy, nhưng tôi thật ghen tị với tác phong làm Otaku của Tenma. Vốn kiến thức khổng lồ về anime mà cậu thể hiện trong tác phẩm, cả về chất và lượng đều khiến một biên kịch anime thế hệ đầu như tôi kinh ngạc. Rất đông tác giả trinh thám mới yêu thích anime cuồng nhiệt, đây là bí mật mà mọi người đều biết. Nhưng level Otaku của cậu ấy cao hơn nhiều người khác. “Đưa nhân vật trong Toradora! vào nhưng không phải Taiga mà là Kawashima Ami, rất tinh tế.” Một tác giả từng kể lại cảm tưởng của mình với tôi như vậy. Độc giả nào không hiểu những ví dụ so sánh của Tenma thì hãy nghĩ đó là do mình còn lâu lắm mới đạt tới cảnh giới của cậu ấy nhé. Và tôi có một câu hỏi: Câu trích dẫn nổi tiếng trong Eva⦾ đã xuất hiện ở đâu?
Ở thời điểm hiện tại, tớ hiểu được vậy thôi.
Vừa cho nhân vật một cá tính mãnh liệt, tác giả vừa duy trì tính trinh thám với suy luận sắc bén. Logic xoay quanh chiếc ô được triển khai xuyên suốt phần sau của câu chuyện, cấu trúc nội dung đưa độc giả từ thất bại khi phá giải bí ẩn hiện trường phòng kín khiến chàng thám tử tài ba phải khẽ than “Đùa hả?” tới lần chiến đấu thứ hai. Tại cảnh phá án trước đám đông được mong đợi, suy luận từng bước tới gần sự thật, chặt chẽ chặn mọi lối thoát khiến thủ phạm chỉ còn cách kêu “Chết tiệt!” khiến độc giả thỏa mãn. Trong phần Lời mở đầu, tác giả cẩn thận bổ sung thêm một đoạn nội dung như họa long điểm tình⦾.
Với bối cảnh học đường mà tác giả, độc giả cùng quen thuộc và bắt mắt như thể đây là một cuốn tiểu thuyết trinh thám dựa vào tưởng tượng để kết nối tình tiết thay cho suy luận, đó chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài, không hơn. Tôi mong ba năm hoặc năm sau đọc lại, các bạn sẽ cảm nhận được tính bền vững(!) và sự khôn ngoan(?) đủ để khiến độc giả thỏa mãn của một tác phẩm trinh thám chân chính.
Đúng vậy, cuốn sách này là tác phẩm đã đạt giải thưởng Ayukawa.