Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ PDF EPUB

Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Trinh Thám - Hình Sự
Nguồn: https://ebookvie.com
EPUBMOBIPDFAZW3ĐỌC ONLINE

Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ của tác giả Natsuki Shizuko, cũng như link tải ebook Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé

Giới thiệu sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ

Cuốn sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ của tác giả Natsuki Shizuko đã khéo léo ẩn giấu tình tiết để xây dựng một vụ án mạng phức tạp và đa chiều. Bối cảnh biệt lập và không khí lạnh lẽo trên núi tuyết cùng với cái chết của người chủ gia tộc tạo ra một không gian quen thuộc trong sự trinh thám. Tuy nhiên, cuốn sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ không chỉ giới hạn trong việc tiết lộ vụ án mạng mà còn tạo ra những chi tiết ẩn giấu để làm cho câu chuyện trở nên thú vị hơn.

Nội dung trong cuốn sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ xoay quanh cô giáo tiếng Anh Haruo, người được học sinh Mako mời đến biệt thự hẻo lánh của gia đình để sửa bài luận. Tại đó, có sự góp mặt của những thành viên trong gia đình Watsuji và bác sĩ gia đình Kanehira, người đến chăm sóc sức khỏe cho chủ tịch Yohei, cha của Mako. Tại biệt trang nhà Watsuji hôm đó có sự góp mặt của 9 người là ông Yohei – chủ tịch tập đoàn Watsuji, phu nhân chủ tịch Mine, em trai chủ tịch Shige, gia đình vợ chồng cô cháu gái của ông Yohei là Yoshie – Michihiko và con gái Mako, thư ký tập đoàn Takuo, bác sĩ Kanehira và cô giáo Haruo.

Bi kịch xảy ra khi Mako xuất hiện trên cầu thang, cả người đầy máu, và thừa nhận đã giết chết ông Yohei. Mặc dù qua dòng giới thiệu có vẻ quen thuộc từ những truyện tranh trinh thám như Conan hay Kindaichi với những vụ án xảy ra ở những nơi biệt lập, nhưng đừng vội thất vọng và bỏ qua những điều thú vị phía sau.

Tác giả Shizuko Natsuki  thường cho biết hung thủ từ đầu, và điều đó không phải là spoil. Điều này tạo ra sự quyến rũ và không ngờ cho câu chuyện. Mỗi khi người đọc hoài nghi, tác giả lại đưa ra những tình tiết mới để khiến ta tin vào sự thật hoặc bị lừa dối, đánh lạc hướng chúng ta. Những cú twist không chỉ làm cho người đọc hoang mang, mà cả nhân vật trong câu chuyện cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Review nội dung sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ

Ưu điểm:

  • Bối cảnh độc đáo: Natsuki đã khéo léo lựa chọn Núi Phú Sĩ hùng vĩ và linh thiêng làm bối cảnh cho câu chuyện, tạo nên một không gian vừa đẹp đẽ, thơ mộng vừa ẩn chứa nhiều bí ẩn, nguy hiểm.
  • Cốt truyện hấp dẫn, logic: Câu chuyện được triển khai logic, chặt chẽ với nhiều tình tiết bất ngờ, gay cấn xoay quanh vụ án mạng bí ẩn. Tác giả khéo léo đan xen giữa quá khứ và hiện tại, hé lộ dần những bí mật động trời.
  • Khắc họa văn hóa Nhật Bản: Truyện không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết trinh thám mà còn lồng ghép khéo léo những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, từ phong cảnh, ẩm thực đến tư tưởng, quan niệm sống của con người.

Nhược điểm:

  • Nhịp điệu hơi chậm: Do tác giả đặt nặng việc miêu tả bối cảnh và khắc họa tâm lý nhân vật nên nhịp điệu truyện có phần hơi chậm, thiếu đi sự gay cấn, dồn dập ở một số đoạn.
  • Một số nhân vật chưa được đào sâu: Tuy hệ thống nhân vật đa dạng, nhưng tác giả chưa thực sự đào sâu vào tâm lý và động cơ hành động của một số nhân vật phụ, khiến họ trở nên hơi nhạt nhòa.

Kết luận: “Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ” là một cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, mang đậm màu sắc văn hóa Nhật Bản. Truyện sẽ là lựa chọn phù hợp cho những độc giả yêu thích thể loại trinh thám kết hợp yếu tố văn hóa, tâm lý xã hội.

Đánh giá: 4.5/ 5 sao

Giới thiệu về tác giả Natsuki Shizuko

Natsuki Shizuko, nổi lên từ tác phẩm “Những thiên sứ biến mất” phát hành năm 1970 đã nhận được giải thưởng văn học trinh thám Nhật Bản lần thứ 10 vào năm 2007. Trong sự nghiệp viết lách dài và sáng tạo ra vô số tác phẩm thì chúng ta vẫn có thể khẳng định cuốn “Bi kịch W” này chính là tác phẩm tiêu biểu nhất của bà. Tác phẩm được đăng trên tạp chí theo quý (từ tháng Một năm 1981 đến tháng Một năm 1982) và đến tháng Hai năm 1982 được tổng hợp thành một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh.

Có thể bạn thích sách  Ngôi Nhà Lụa

Mục lục sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG BÊN HỒ
  • CHƯƠNG 2: MÀN KỊCH TRONG TUYẾT
  • CHƯƠNG 3: SỰ BẢO VỆ CHÂN THÀNH
  • CHƯƠNG 4: GỢI Ý BÍ MẬT
  • CHƯƠNG 5: THÀNH PHẦN TỘI ÁC
  • CHƯƠNG 6: TIẾNG BƯỚC CHÂN LẶNG LẼ
  • CHƯƠNG 7: LỚP PHÒNG NGỰ BỊ PHÁ VỠ
  • CHƯƠNG 8: SỰ DẪN DỤ TRONG BÓNG TỐI
  • CHƯƠNG 9: HẠ MÀN TRONG BÓNG TỐI

Đọc thử sách Án Mạng Trên Núi Phú Sĩ

CHƯƠNG 1: NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG BÊN HỒ

Ngày 3 tháng Một…

Trên chuyến tàu cao tốc Asagiri đi về hướng Gotemba rời ga Shinjuku lúc giữa trưa, các chỗ ngồi gần như đã được lấp kín trước khi xuất phát. Cùng thời điểm đó, tại một đường ray khác, chuyến tàu đến ga Hakone Yumoto cũng đã sắp hết chỗ. Có vẻ như hành khách là những người đã dành ngày mồng một và mồng hai ở Tokyo, rồi từ hôm nay cho đến chủ nhật – ngày mồng bốn, họ sẽ đến nghỉ ngơi tại suối nước nóng ở Hakone.

Tuy nhiên, hành khách trên chuyến tàu đi Gotemba hầu hết là những người vừa đi lễ đầu năm ở đền Meiji Jingu[1] nên khi đến ga Machida, quá nửa đã xuống tàu. Dọc tuyến đường này không có khu du lịch cũng như suối nước nóng. Tuy đích đến Gotemba có gần núi Phú Sĩ và Phú Sĩ Ngũ Hồ[2] nhưng hiện đang là mùa đông, không phải là mùa du lịch. Gần đến ga cuối, hành khách trên tàu chỉ còn lại chưa đến một phần năm.

Ở Tokyo, thời tiết đang ấm áp và khô ráo nhưng khi đi qua Matsuda[3] thì bầu trời bắt đầu âm u mây tuyết. Hai giờ chiều, tàu đến ga Gotemba thì tuyết bắt đầu rơi nhẹ. Rời khỏi toa tàu vắng vẻ một mình, Ichijo Haruo rụt cổ sâu vào chiếc khăn quàng cổ rồi lơ đãng nhìn bức trần và những cột trụ cũ kỹ của điểm chờ tàu một cách hoài niệm.

Nhà ga chính cũng là một công trình bằng gỗ đã ngả màu thời gian. Khi cô bước ra khỏi cửa soát vé cũng là lúc đồng hồ dưới mái nhà hình tam giác chỉ hai giờ ba phút.

(Nơi này quả thực phù hợp với tên gọi “nhà ga”…)

Tuyết đang rơi lất phất trên quảng trường không mấy rộng rãi ở trước ga, phía đối diện có mấy cửa hàng bán đồ lưu niệm và lữ quán nho nhỏ. Dưới mái hiên của lữ quán, vòng hoa trang trí ngày tết rung lên trong gió lạnh.

Những người vừa xuống tàu nhanh chân rảo bước về nhiều hướng khác nhau. Có lẽ vì giờ vẫn chưa đến mùa nên cũng không có nhiều nhóm khách trẻ tuổi đến để trượt tuyết hay trượt băng.

Những chiếc taxi có gắn số hay xe chở khách di chuyển đông đúc trên quảng trường. Một chiếc taxi không có khách dừng trước mặt Haruo nhưng cô chỉ lắc đầu và đi về con đường phía bên trái nhà ga. Ở đó có một tấm biển đề “Bến xe bus”.

Thấp thoáng đây đó có những tấm biển ghi tên chuyến xe bus. Ở bến có khoảng hai, ba chiếc xe đang đỗ, khói phả ra từ ống xả khí trắng xóa.

Cô đã được dặn dò kỹ càng rằng lên chuyến xe đi về hướng Asahigaoka là có thể đến được biệt thự trên núi của Watsuji Mako. Mako cũng có nói rằng sẽ cử ai đó trong nhà đến đón cô ở Gotemba, nhưng vì thấy không thoải mái nên cô đã từ chối. Cô đã hứa trước khi lên xe sẽ gọi điện đến biệt thự.

Chuyến xe đi về hướng Kawaguchiko và Asahigaoka có chung một tấm biển báo. Có vẻ như xe sẽ đi từ Fujiyoshida đến Kawaguchiko và có dừng lại ở Asahigaoka. Asahigaoka chính là thị trấn nằm ở vị trí trung tâm, thông thoáng nhất ở Yamanakako.

Cô đọc bảng lịch trình xe chạy, có vẻ như chuyến xe này cứ hai tiếng lại có ba chuyến. Chuyến xe tiếp theo sẽ xuất bến vào lúc hai rưỡi.

Haruo lấy từ chiếc cặp đang đeo sau lưng ra chiếc ví đựng tiền xu và một cuốn sổ tay rồi đảo mắt nhìn xung quanh tìm bốt điện thoại công cộng. Bỗng dưng, một người đàn ông to lớn bước đến đứng chắn tầm mắt của cô.

Có thể bạn thích sách  Biên Giới Vô Hình - Trần Hồng Ngọc full mobi pdf epub azw3 [Trinh Thám]

“Cô muốn đến Kawaguchiko à?”

Người đàn ông vô tư hỏi với ngữ điệu trầm và nặng. Cơ thể to lớn của anh ta khoác một chiếc áo lông đen dài, gương mặt tạo cảm giác hơi đáng sợ và đôi môi dày. Nhìn anh ta cỡ khoảng ba mươi hoặc hơn một chút.

“Không, tôi muốn đến Yamanakako”, Haruo đáp.

“Yamanakako nằm ở hướng nào vậy?”

Đối phương cười khẽ rồi tiếp tục hỏi, đồng thời quan sát Haruo. Lúc này cô đang mặc một chiếc áo khoác Burberry bên trong có lót lông và đi bốt cao cổ màu nâu. Cô khoác một vali hành lý nhỏ trên vai, nhìn kiểu gì cũng giống một nữ nhân viên công sở đang đi du lịch một mình.

“Hướng Asahigaoka”.

“Ồ, vậy là chúng ta cùng đường rồi. Nếu cô không ngại thì có thể đi cùng xe với tôi”.

Anh ta chỉ về phía chiếc xe thể thao màu bạc đang đỗ bên kia quảng trường. Đó là một chiếc xe mui cứng của Benz, biển số ở Tokyo.

Haruo hết nhìn chiếc xe rồi lại quay sang nhìn người đàn ông với ánh mắt thâm trầm. Những lời mời thế này không phải là hiếm. Cũng có không ít người xuất phát từ lòng tốt chân thành mà lên tiếng mời đi nhờ xe, khi thấy có người một thân một mình đi đến nơi xa lạ. Nghĩ vậy, nên cô đồng ý đi nhờ với tâm trạng biết ơn. Việc không cảm thấy nghi ngại với chuyện này có lẽ là bởi cô đã quen với văn hóa bắt xe đi nhờ của người Mỹ. Tuy vậy, việc có nhận lời hay không vẫn là quyết định của trực quan sau khi đánh giá về con người đối phương.

Haruo suy nghĩ một lát rồi đáp.

“Cảm ơn anh, nhưng bạn tôi đã hẹn sẽ ra đón ở bến xe bus rồi”.

Người đàn ông nhìn xuống cuốn sổ và ví tiền lẻ trên tay cô rồi hỏi: “Đã quyết định vậy rồi à?”

“Bây giờ tôi đang định gọi điện cho bạn”.

“Vậy ta cứ đến thẳng nhà bạn cô là được mà”.

“Vâng, nhưng mà…”

“Nhưng tôi muốn hỏi han một chút về tình hình của biệt thự trên quãng đường từ bến xe đến đó…”

“À, quả thực là có lẽ tôi nên đi xe bus thôi”.

“Vậy sao? Thế thì tạm biệt nhé”.

Người đàn ông nhíu mày với vẻ nuối tiếc nhưng ngay lập tức vui vẻ đáp lời.

Sau khi nhìn anh ta ngồi vào ghế lái và lái xe đi, Haruo trở lại ga. Dưới gốc một cây rẻ quạt đã trụi lá, cô tìm thấy một bốt điện thoại màu vàng.

“Không biết người đàn ông vừa nãy là một kẻ nguy hiểm hay mình có thể đi nhờ xe anh ta nhỉ?…”

Haruo vừa nhìn vệt bánh xe trên tuyết vừa nghĩ. Khi nãy, trực giác của cô chưa kịp hoạt động. Tuy vậy, cô vẫn cảm thấy may mắn vì đã từ chối đề nghị của anh ta.

Cô bước vào bốt điện thoại để gọi đến biệt thự. Thôn Yamanakako nằm trong lòng thị trấn Yamanakako và ở phía ngoại thành Gotemba.

Chuông điện thoại reo ba hồi.

“Xin chào, nhà Watsuji xin nghe ạ”, một giọng nữ trẻ trả lời. Đây không phải là giọng Mako, có lẽ là cô giúp việc đến từ Tokyo. Haruo đút thêm một trăm yên vào máy và nói: “Xin chào, tôi là Ichijo. Cô Mako có ở đó không ạ?”

“Có, xin cô chờ một chút ạ”.

Sau khoảng hai, ba phút, cuối cùng đầu dây bên kia cũng vang lên một giọng nữ nhẹ nhàng. “Alo?”, ngay lập tức cô nhận ra đó chính là Mako.

“Mako à? Tôi vừa mới đến Gotemba”.

“A, chào cô. Em chờ cô mãi”.

“Vì cũng muộn rồi nên em đang lo không biết có chuyện gì không”.

“Xin lỗi, tối qua tôi có đi chơi mạt chược với mấy người bạn ở lớp kịch bản nên sáng nay ngủ quên mất. Công việc bên đó có tiến triển gì không?”

“Cũng có… Nhưng quả nhiên là không có cô xem qua giúp thì em hơi lo…”

Cô nói rằng mình sẽ lên chuyến xe lúc hai giờ rưỡi và nhờ Mako đến đón ở bến Asahigaoka. Có lẽ khoảng bốn mươi phút nữa sẽ đến nơi.

“Mọi người tập trung đông đủ rồi chứ?”

Nghe thấy tiếng người vọng lại từ trong điện thoại, Haruo hỏi.

“Hầu hết đã đến từ hôm qua rồi ạ. Hiện ở đây vẫn còn thư ký trưởng của công ty và một vài người giúp việc, nhưng đến khi họ về thì năm nay sẽ có chừng tám người”.

Có thể bạn thích sách  Mối Thù Thiên Thu

“Toàn người nhà phải không?”

“À, vâng”.

“Chắc chắn là không phiền gì chứ? Toàn người thân trong nhà mà tự nhiên một kẻ lạ mặt như tôi lại xen vào…”

“Không, không có vấn đề gì đâu ạ. Em còn phải cảm ơn cô đã mất công tết nhất mà đến tận nơi xa xôi thế này. Mẹ em với mọi người cứ phàn nàn mãi về việc em nài nỉ cô như thế. Nhưng cô nhận lời đến đây thật tốt quá…”

Cô thở dài một tiếng nhẹ nhõm.

“Được rồi, vậy tôi sẽ không khách sáo nữa”, Haruo đáp rồi cúp điện thoại.

Khi cô khoác cái túi du lịch đang đặt dưới chân lên và bước ra khỏi bốt điện thoại, tuyết đã bắt đầu rơi dày hơn. Chiếc balo tuy không lớn lắm nhưng lại khá nặng vì cô đã nhét vào đó cuốn từ điển quen dùng và tài liệu gốc bằng tiếng Anh.

Watsuji Mako là sinh viên năm cuối khoa Văn học Anh của trường Đại học Nữ sinh Tokyo. Haruo là đàn chị học trước cô ba khóa, hiện đang học thêm để trở thành biên kịch, nếu trong hoàn cảnh bình thường thì không nhất thiết phải gọi bằng “cô”. Tuy nhiên, Haruo từng có thời gian làm gia sư riêng dạy hội thoại tiếng Anh cho Mako, thế là từ đó đến nay Mako luôn gọi cô là “cô” như thế.

Gia đình của Mako tương đối phức tạp. Ông trẻ[4] của cô, Watsuji Yohei là giám đốc của tập đoàn dược phẩm lớn thứ năm tại Nhật, tên tuổi của ông và công ty được cả nước biết đến. Đại gia đình Watsuji có truyền thống cứ đến dịp năm mới lại tập trung tại một trong những biệt trang mà Yohei sở hữu, đến cả nhân viên và người giúp việc cũng cho về nghỉ để tận hưởng hai hay ba ngày sum vầy bên nhau, không có người lạ. Năm nay, biệt trang bên hồ Yamanaka đã được chọn. Bình thường lẽ ra chẳng bao giờ có việc Haruo được mời tham gia những dịp thế này, nhưng vì lời nhờ vả bất ngờ của Mako mà cô đã cấp tốc đến đây. Cô ấy nhờ cô đến giúp hoàn chỉnh luận văn trước khi nộp.

Đề tài của luận văn là phân tích các tác phẩm của Virginia Woolf[5], chủ yếu là cuốn “Bà Dalloway”. Hiểu biết của Mako về Virginia Woolf cũng tương đối đầy đủ và sâu sắc, nhưng không biết có phải do theo học một trường tư thục liên thông từ tiểu học lên đến tận đại học, không phải thi đầu vào hay không mà khả năng ngôn ngữ của cô có phần hạn chế. Chẳng những thế, luận văn của khoa Văn học Anh đều phải viết bằng tiếng Anh, sau khi nộp còn phải thi nói nữa. Để kịp nộp luận văn vào ngày 10 tháng Một, Mako đã nhờ Haruo đến đọc luận văn, tìm lỗi sai đồng thời giúp cô luyện thi nói.

Lời nhờ vả đột ngột đó đến sau Giáng sinh, dường như Mako bất ngờ đánh mất sự tự tin vốn có. Nhìn gương mặt cầu xin như sắp khóc của cô, Haruo không tài nào từ chối nổi. Không, dù có là lời nhờ vả trái với lẽ thường thế nào đi chăng nữa thì đứng trước Mako có lẽ cô cũng không tài nào cự tuyệt được. Một cô gái cả ngoại hình và tâm hồn đều mỏng manh như một đóa hoa lan được nuôi trồng trong nhà kính thì ắt hẳn đều khiến tất cả những người xung quanh đều nảy sinh cảm giác muốn che chở. Nói cách khác, cô ấy được ông trời ban cho một sức hấp dẫn tự nhiên khó có thể chối từ.

Ngay cả trong một gia đình có nhiều mối quan hệ rắc rối như nhà Watsuji thì cũng chỉ có một mình cô ấy được tất cả mọi người yêu quý.

Sự thật hiển nhiên rằng Mako luôn được tất cả mọi người yêu thương. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cơn cho mọi bi kịch.

Nguồn: https://ebookvie.com