Tâm Tình Đất Nước

Tâm Tình Đất Nước

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
PDFĐỌC ONLINE

Nguyễn Khắc Viện – Tâm Tình Đất Nước:
“Nơi đây năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu về sau vì ở trung tâm đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, muôn vật rất phong phú tốt tươi, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời.

Nơi đây sông Hồng uốn khúc, trứơc đó tách ra con sông Đáy rồi đến sông Đuống, sông Nhuệ, ngày xưa còn cả con sông Tô Lịch chảy ngang qua phố phường. Gần một nghìn năm đã qua, cái tên Thăng Long gắn liền với mọi biến cố của lịch sử dân tộc, mỗi bước hưng vong của quốc gia. Người Việt Nam trở về Hà Nội, đến với Hà Nội, trước hết là để đi vào chiều sâu của lịch sử quốc gia dân tộc.

Thăng Long ba lần bị quân Nguyên đốt phá, rồi đến quân Chiêm của Chế Bồng Nga, quân Minh của Trương Phụ, thế kỷ XVIII, kiêu binh tàn phá hoàng cung và phủ chúa; thế kỷ XIX Gia Long cho đốt phá nốt cung điện nhà Lê, dời đô vào Huế, rồi Pháp lại lấy hoàn thành xưa làm nơi đóng quân. Sau khi kinh đô dời vào Huế, bà Huyện Thanh Quan đã thốt lên:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Năm 1812. trở lại với Thăng Long, Nguyễn Du than:
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cổ cung

Ngày nay chúng ta thoát được cái buồn man mác của các thi sĩ xưa, ta nhìn lại lịch sử của dân tộc, của đất nước với con mắt của những người được giải phóng, được nhiều ngành khoa học, địa chất, địa lý, khảo cổ, dân tộc học, sử học giúp cho nhìn rõ hơn con đường tiến lên của giống nòi.

Có thể bạn thích sách  Muốn Học Giỏi Lịch Sử Không? Tớ Cho Cậu Mượn Vở - Tập 1: Cổ Đại

Mặc dù thành xưa bị tàn phá rất nhiều, Hà Nội ngày nay vẫn giữ được khá nhiều vết tích, đủ cho dân chúng ta có dịp ôn lại mấy nghìn năm cuộc sống của ông.

Sông Nhị, núi Nùng.
Một con sông lớn, một gò đất không có gì cao lắm, nhưng là núi thiêng có đền thờ thần Long Đồ, nơi giao lưu của trời đất và con người. Nơi trung tâm của làng Hà Nội cổ, bên bờ sông Cái.

Một con sông ngang ngược, thường đổi dòng, để sót lại một chuỗi hồ lớn nhỏ. Hà Nội là thành phố của những mặt hồ, dấu vết của sông Hồng. Con đường Hoàng Hoa Thám bên bờ hồ Tây là con đê, khi hồ còn là một khúc sông. Người xưa lấp bớt, năm 1620 đắp đường Cố Ngự thành hai hồ, hồ nhỏ là Trúc Bạch…”.