Thiên môn công tử

Thiên môn công tử

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Trung Quốc
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Võ công tuyệt kỹ của Thiên Môn không cần nổi danh thiên hạ mà vẫn đời đời tiếp nối, ảnh hưởng đến cả đại thế trong thiên hạ. Tương truyền, các bậc đại anh hùng khoáng cổ tuyệt kim trong lịch sử như Lý Tư, Hàn Tín, Gia Cát Lượng… thảy đều là người của Thiên Môn. Truyền nhân của Thiên Môn mà sinh vào thời loạn, ắt sẽ tung hoành thiên hạ, lập nên kỳ tích hoán triều đổi đại; gặp thuở thái bình thì lại ẩn cư chốn sơn lâm, chờ thời vùng lên, dùng trí kế mưu lược của mình để làm nên lịch sử.

Thiên Môn là một môn phái thần bí do hoàng đế thời viễn cổ Đại Vũ sáng lập nên. Võ công tuyệt kỹ của Thiên Môn không cần nổi danh thiên hạ mà vẫn đời đời tiếp nối, ảnh hưởng đến cả đại thế trong thiên hạ. Tương truyền, các bậc đại anh hùng khoáng cổ tuyệt kim trong lịch sử như Lý Tư, Hàn Tín, Gia Cát Lượng… thảy đều là người của Thiên Môn. Truyền nhân của Thiên Môn mà sinh vào thời loạn, ắt sẽ tung hoành thiên hạ, lập nên kỳ tích hoán triều đổi đại; gặp thuở thái bình thì lại ẩn cư chốn sơn lâm, chờ thời vùng lên, dùng trí kế mưu lược của mình để làm nên lịch sử. Gã thư sinh Lạc Văn Giai bị kẻ thù hãm hại phải lưu đày đến sa mạc xa xôi, nhờ cơ duyên xảo hợp mà gặp được môn chủ Thiên Môn Vân Tiếu Phong, đồng thời bái lão làm nghĩa phụ. Từ một gã thư sinh trói gà không chặt, Lạc Văn Giai lắc mình hoá thân thành công tử Vân Tương, một kẻ không còn thiện, ác, coi khinh mọi đạo đức rởm đời của thế nhân, trở lại giang hồ hiểm trá, từng bước báo thù bằng một trí mưu siêu tuyệt…*** Thiên Môn Hệ Liệt gồm có: Thiên Môn Chi Môn (Tựa xuất bản là Thiên Môn Công TửThiên Môn Chi Hoa Thiên Môn Chi Hùng Thiên Môn Chi Uy Thiên Môn Chi Tâm Thiên Môn Chi Thánh Thiên Môn Công Tử Phiên Ngoại *** Phương Bạch Vũ tên thật là Trác Bình, người Ba Thục, đã tốt nghiệp khoa Điện tử trường đại học Sơn Đông. Bởi vậy, trong tác phẩm của anh có cả sự mạnh mẽ của người Tứ Xuyên cùng sự hào sảng của người vùng Sơn Đông, vừa có logic chặt chẽ của một kỹ sư điện tử, nhưng cũng không thiếu sức tưởng tượng mạnh mẽ của một nhà văn. Phương Bạch Vũ là một tác giả có thể xem cùng thế hệ với Tiểu Đoạn, Thương Nguyệt, Bộ Phi Yên (những cái tên khá quen thuộc với người đọc Việt Nam. Phong cách viết của Phương Bạch Vũ có thể nói khá giống Huỳnh Dị. Bên cạnh những truyện cùng thể loại, anh còn nổi tiếng với các hệ liệt khoa huyễn (khoa học giả tưởng. Thiên Môn Hệ Liệt có thể xem là tác phẩm nổi danh nhất, từng đạt giải của tạp chí Võ Hiệp Kim Cổ Truyền Kỳ.*** “Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn; cẩu bất giáo, tính nãi thiên; giáo chi đạo, quý dĩ chuyên…”(1Cùng với tiếng đọc oang oang của lũ trẻ, một ngày mới của Lạc Văn Giai lại bắt đầu. Nơi đây là một thôn làng nhỏ cảnh sắc tươi đẹp ở ngoài thành Dương Châu, phía trước thôn là dòng nước nhỏ róc rách có cây cầu bắc ngang, phía sau thôn là núi non bao bọc, phong cảnh nên thơ, tiếng tăm vang khắp xa gần. Người trong thôn hầu hết đều mang họ Lạc, vì thế mà có cái tên Lạc gia trang. Lạc Văn Giai là tú tài duy nhất trong thôn, tổ tiên xưa kia cũng là quan trong kinh thành cáo lão về quê, chỉ tiếc là đến đời cha của Lạc Văn Giai vì mê đánh bạc, không những phải bán sạch gia tài mà còn bị người ta thúc nợ đến mức phải treo cổ tự tử, Lạc gia từ đó bắt đầu lụi bại. May sao Lạc Văn Giai có một người mẹ hiểu biết, cần cù lương thiện, quản giáo nhi tử một khắc không rời, không những một mình nuôi con khôn lớn, còn cho gã đến trường tư ở thôn bên học hành, cuối cùng đã nuôi dạy Văn Giai thành tú tài duy nhất trong thôn. Được mẫu thân quản giáo nghiêm khắc, từ nhỏ Lạc Văn Giai đã có chí khoa cử lập thân, học hành thành tài rồi ra làm quan giống tổ tiên, ngõ hầu chấn hưng gia tộc. Để chia sẻ bớt gánh nặng cho mẫu thân, ngoài thời gian khổ học chuẩn bị cho khoa cử, Lạc Văn Giai còn mượn từ đường trong thôn mở trường tư, một mặt dạy cho lũ trẻ trong thôn biết chữ, mặt khác cũng kiếm thêm được chút tiền trang trải trong nhà. Tiếng vó ngựa ngoài cửa sổ thu hút ánh mắt tò mò của lũ trẻ, tiếng đọc sách bất giác nhỏ hẳn đi. Lạc Văn Giai đưa mắt về hướng âm thanh phát ra, liền thấy hai vị công tử con nhà giàu mặc áo gấm, cưỡi ngựa chầm chậm đi ngang, ngoài ra còn có mấy tên tùy tùng tiền hô hậu ủng nữa. Hai người chuyện trò đang rất hứng khởi, một vị công tử nho nhã mặc áo trắng, cưỡi ngựa trắng còn không ngừng vung roi ngựa chỉ ra xung quanh, thần thái hết sức ung dung đĩnh đạc. Lạc Văn Giai nhận ra vị bạch y công tử đó tên là Nam Cung Phóng, tam công tử của Nam Cung thế gia nức tiếng trong thành Dương Châu. Năm đó phụ thân gã thua bạc đem cả gia sản bán cho Nam Cung thế gia, vì thế hầu hết ruộng vườn ở Lạc gia trang này đều thuộc về họ cả, chỉ còn mấy miếng đất làm nghĩa địa của tổ tông là vẫn còn trong tay trưởng họ. Gần đây, nghe nói Nam Cung thế gia muốn lấy lại đất ruộng trong Lạc gia trang để chuẩn bị xây dựng sơn trang nghỉ mát và trường đua ngựa. Tin tức khiến người trong thôn rất hoang mang lo sợ, ai nấy đều hy vọng trưởng họ Lạc Tông Hàn có thể ngăn được việc này. “Không nhìn nữa, tiếp tục đọc sách!” Lạc Văn Giai vỗ vỗ lên bàn đe lũ trẻ. Gã không có chút hứng thú gì với đám công tử ca nhi ấy, chỉ muốn khổ học thi thư, sớm ngày đạt công danh khoa cử. Đến khi mặt trời ngả về Tây, Lạc Văn Giai mới thu dọn văn phòng tứ bảo, cho học trò nghỉ. Lũ trẻ chạy ùa ra khỏi từ đường như ong vỡ tổ, vội vã về nhà, khiến gian từ đường bỗng chốc trở nên yên tĩnh. Lạc Văn Giai sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn xong, cũng dọn dẹp sách vở chuẩn bị ra về. Vừa ra đến cửa, liền thấy một thiếu nữ áo xanh xách giỏ tre đứng đợi. Trông thấy Lạc Văn Giai, nàng hơi ngượng ngùng, nhưng vẫn hân hoan bước đến.

Nguồn: https://nhasachmienphi.com