Giáo trình lịch sử thế giới trung đại

Giáo trình lịch sử thế giới trung đại

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Ở phương Tây, Trung đại hay Trung cổ là một thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn lịch sử nằm giữa hai thời kì cổ đại và cận đại được các nhà nhân văn chủ nghĩa Italia nêu ra đầu tiên vào thế kỉ XVI, sang thế kỉ XVII được nhà sử học Đức Crixtôphơ Kenlơ vận dụng để chia tác phẩm “Lịch sử thế giới” của ông thành ba phần : cổ đại, trung đại và cận đại. Đến thế kỉ XVIII, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến ở phương Tây. Tuy các học giả đã nhất trí cho rằng trung đại là giai đoạn ở giữa cổ đại và cận đại nhưng thời kì lịch sử này mở đầu và kết thúc vào lúc nào thì ý kiến rất khác nhau. Về mốc mở đầu, người ta chủ trương dựa vào các sự kiện lịch sử như các hoàng đế Rôma chết, ví như hoàng đế Đômixiêng chết năm 96, đế quốc Tây Rôma diệt vong (476), giáo hoàng Grêgoa I lên ngôi (590), người Ả Rập chiếm Giêrudalem (638), Sáclơmanh được tấn phong làm hoàng đế (800) v.v… Về mốc kết thúc, người ta căn cứ vào các sự kiện như đế quốc Đông Rôma diệt vong (1453), Crixtôphơ Côlômbộ tìm ra châu Mĩ (1492), năm bắt đầu của phong trào cải cách tôn giáo ở Đức (1517) v.v… Rõ ràng là hầu hết những thời điểm được nêu ra ở trên đều không có ý nghĩa vạch thời đại.
Các nhà sử học mác-xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Còn sự kiện đánh dấu sự kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thời kì cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642.

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com