Quyển sách nhỏ mang tên “Quản trị ngân hàng thương mại” được biên soạn với mục đích cung cấp cho bạn đọc các kiến thức tổng quát về ngân hàng, hệ thống ngân hàng cùng các phương thức quản trị một ngân hàng thương mại hiện đại Quyển sách được chia thành bảy chương, với các nội dung trình hài được phân thành ba nhóm chính sau đây:
1. Tổng quan về ngân hàng và hệ thống ngân hàng được chuyển in trong hai chương đầu tiên. Chương 1 mang tên “Tổng quan về ngân hàng thương mại và hệ thống ngân hàng Việt Nam” sẽ trình bày lược sử hình thành nghề ngân hàng, từ thời kỳ cổ Hy Lạp cho đến nay. Sau đó bạn đọc sẽ được giới thiệu các loại ngân hàng khác nhau, trước khi chuyển sang tìm hiểu cấu trúc, ngân hàng quốc tế, với các trung tâm hải ngoại có khác biệt so với các hệ thống ngân hàng chính quốc. Chương 1 sẽ kết thúc bằng việc giới thiệu với bạn đọc tổng quan về quá trình hình thành và cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, với những dữ liệu tập nhất trong giai đoạn 2002-2008. Chương 2 mang tên “Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng Việt Nam” sẽ trình bắt một cách tổng quát cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng Việt Nam kể từ năm 1977, năm đánh dấu sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng cho đến thời điểm hiện nay (tháng 4 2010).
2. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng được giới thiệu trong ba chương tiếp theo. Bắt đầu bằng Chương 3 mang tên “Quản trị vốn tự có”, giới thiệu các khái niệm về vốn tự có của ngân hàng cũng các chức năng của nó. Phần tiếp sau của chương sẽ trình ba của thể chế điều chỉnh vốn tự có của ngân hàng theo các thông là quốc tế cũng như cả hạt lệ áp dụng trong nước Chương 1 mang tên “Quản trị thanh khoản” phân tích các yếu tố cấu thành cung và cầu thanh khôn của một ngân hàng thương mại, nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản nhìn từ cả hai góc độ nguồn vốn và tài sản của bảng cân đối kế toán. Sau cùng, các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản và các phương pháp quản trị thành khoán sẽ được giới thiệu vào cuối chương Chương 5 mang tên “Quản trị tài sản nợ” sẽ giới thiệu các chiến lược khác nhau trong quản trị tài sản nợ của một ngân hàng thương mại, trước khi chuyển sang khái niệm rủi ro lãi suất cùng với phương pháp áp dụng công cụ khe hở nhạy cảm lãi suất trong việc ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro lãi suất.
3. Quản trị marketing và chiến lược được trình bày trong hai chương cuối cùng. Chương 6 mang tên “Tổng quan về marketing ngân hàng” sẽ giới thiệu với bạn đọc những đặc điểm riêng biệt của marketing ngân hàng, và phân tích những nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với hoạt động ngân hàng; các đặc điểm về hành vi người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với các nhân tố tác động đến hành vi mua hàng của họ. Chương 6 sẽ khép lại bằng việc mô tả tổng quát các cơ sở và nguyên lý của marketing-mix sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chương cuối cùng là Chương 7 mang tên “Tổng quan về chiến lược cạnh tranh ngân hàng” giới thiệu các khái niệm căn bản về chiến lược, chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. và giới thiệu một mô hình tổng quát để phân tích lợi thế cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Quyển “Quản trị ngân hàng thương mại” của P.S. Rose (bản Việt ngữ, Nhà xuất bản Tài chính, 2001) là tài liệu tham khảo chính của nhóm tác giả trong quá trình biên soạn quyển sách này, đặc biệt là trong các Chương 3, 4 và 5.
Nhóm tác giả đã có sự phân công trách nhiệm sau đây trong quá trình biên soạn:
TS. Trương Quang Thông biên soạn các Chương 1.3.4.5,6 và 7. – CN. Trần Văn Phước: biên soạn Chương 2.
Nhóm tác giả hy vọng rằng quyển sách nhỏ này có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành kinh tế tài chính-ngân hàng. Việc biên soạn quyển sách cũng khó có thể tránh được các khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được những góp ý chân thành của bạn đọc.
Tháng 5/2010
TS. Trương Quang Thông
[email protected]
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com