Nếu chúng ta vẫn thường cho rằng các bà mẹ là những người quá nghiêm khắc và khắt khe thì Jenny McCarthy sẽ là một thái cực hoàn toàn ngược lại. Trong cuốn sách này, cô đưa chúng ta vào hành trình của người mẹ đưong đầu vói việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tự kỷ cho con trai mình. Chính trong hành trình này, chúng ta sẽ phát hiện ra rất nhiều thứ. Chúng ta hiểu cảm giác của bậc làm cha làm mẹ khi chứng kiến giấc mơ của mình tan vỡ. Chúng ta nhận ra một chuyên gia y tế cần phải có cử chỉ bên giường bệnh như thế nào.
Chúng ta học về hàn gắn, hi vọng và niềm tin. Chúng ta nhận thức được về căn bệnh và hiểu những người có hoàn cảnh tương đồng có thể giúp nhau như thế nào. Chúng ta biết tới nhiều phương pháp chữa bệnh khả quan khác nhau.
Tuyệt vọng, mâu thuẫn, yêu thương, hài hước, buồn giận, trắc ẩn, phấn khởi và hi vọng chỉ là một vài xúc cảm mà Jenny chia sẻ trong cuốn sách này. Mối giao cảm giữa Jenny và con trai mình mạnh mẽ đến nỗi cô thực sự đã đau đớn quằn quại khi con cô bị như vậy, dù lúc đó cô đang ở xa hàng trăm dặm. Jenny giàu tình yêu thương, nhân hậu, chở che và năng động trong cơn khủng hoảng đó. Mối giao cảm và bản năng người mẹ của Jenny đã tạo nên tình mẫu tử. Thực sự, đó không chỉ là “hơn cả lòi nói” mà phải là “mạnh hơn cả lời nói”.
Đem cả tâm hồn mình để chia sẻ câu chuyện của bản thân, Jenny McCarthy chắc chắn sẽ giúp được những ai có người thân mắc bệnh tự kỷ hoặc các chứng rối loạn phát triển trí tuệ khác. Nhưng Jenny có lẽ còn làm được nhiều hơn thế. Tôi hi vọng hành trình này cũng sẽ có ảnh hưởng tới những người không chịu tác động trực tiếp của bệnh tự kỷ. Tôi nhận thấy qua câu chuyện này, những gia đình không bị đau đớn bởi căn bệnh sẽ không lẩn tránh những gia đình khác có trẻ tự kỷ ở siêu thị hay bất cứ địa điểm công cộng nào khác. Thay vào đó, họ hãy trao cho những đứa trẻ tự kỷ và gia đình của chúng lòng trắc ẩn, sự động viên và nguyện cầu.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com