Quyển sách này của tôi được dịch và xuất bản tại Việt Nam, tôi vô củng vui mừng và xúc động. Việt nam là “quê hương thứ hai” của tôi. Toàn bộ thiếu
thời và một phần năm tháng tuổi trẻ, tôi đã sống ở Việt nam với tư cách là một Hoa kiều. Những miền quê như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Vũng Tàu v.v. đều đã dọng lại trong tôi những ấn tượng suốt đời không quên. Cho nên, tôi luôn luôn ôm ấp một tỉnh cảm vô cùng sâu nặng đối với đất nước tươi đẹp của các bạn.
Chẳng những vậy, qua nghiên cứu ngôn ngữ văn tự của hai nước Trung-Việt, tôi đã hiểu một cách sâu sắc rằng lịch sử giao lưu văn hoá giữa hai nước chúng ta thật là lâu đời biết bao, quan hệ giữa hai nước chúng ta thật là mật thiết biết nhưởng nào. Chẳng hạn như: ngay từ thời kỳ Tây-Hán của Trung Quốc cũng chính là thời kỳ Nhà Triệu ở Việt Nam, cách đây hơn hai ngàn năm, chữ Hán dã truyền vào Việt Nam; cách đây gần một ngàn năm, các học giả Việt Nam đã phỏng theo chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm; hiện nay, ngôn ngữ của hai nước chúng ta vẫn hoà quyện vào nhau bởi một mắt xích là “am Hán Việt” mãi mãi trường tồn. Một ví dụ khác: Tử đầu thế kỷ này, Việt Nam đã thực hiện thành công chữ viết phiên âm La-tinh, đã giải quyết được nạn mù chữ, đã phổ cập được giáo dục. Những thành tựu to lớn này đã cổ vũ rất nhiều học giả Trung Quốc đang nhiệt tâm đối với việc cải cách văn tự, họ luôn luôn chăm chú theo dõi và học tập kinh nghiệm quí báu của những người anh em phương Nam. Riêng cá nhân tôi cũng đã từng phát biểu một số bài về cải cách chữ viết của Việt Nam, và cũng đã từng đọc một bài trong đó có đề cập tới chữ Nôm ở hội nghị ngôn ngữ Hán-Tạng hàng năm tổ chức tại Hoa Kỳ.
…
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com