Các mạng viễn thông trước đây có đặc điểm chung là tổn tại một cách riêng lẻ, ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ dịch vụ đó. Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng và không thể sử dụng cho các mục đích khác. Ví dụ ta không thể truyền thoại qua chuyển mạch gói X.25 vì trễ qua mạng này quá lớn.
Mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng khác nhau. Như vậy hệ thống mạng viễn thông sẽ có nhiều nhược điểm. trong đó quan trọng nhất là:
– Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.
– Thiếu sự mềm dẻo: do khó thích nghi với các yêu cầu của các dịch vụ khác nhau trong tương lai.
– Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng vận hành, cũng như sử dụng tài
nguyên. Tài nguyên có sẵn trong mạng không thể chia sẻ cho các mạng
khác cùng sử dụng.
Do vậy, yêu cầu có một mạng viễn thông duy nhất ngày càng trở nên bức thiết.
Chúng ta có thể xét các nguyên nhân sau:
– Các yêu cầu về dịch vụ băng rộng tăng lên,
– Các yêu cầu kỹ thuật xử lý tín hiệu, chuyển mạch, truyền dẫn ở tốc độ cao (cỡ vài trăm Mbit/giây đến vài Gbit/giây) đã trở thành hiện thực.
Sự cần thiết phải tổ hợp các dịch vụ phụ thuộc lẫn nhau ở chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói vào một mạng băng rộng duy nhất.
– Sự cần thiết phải thoả mãn tính mềm dẻo cho các yêu cầu về phía người sử dụng cũng như người quản trị mạng.
Theo khuyến nghị ITU-T I.121 đưa ra mạng tổ hợp dịch vụ số băng rộng B- ISDN (Broadband Integrated Service Digital Network) cùng cấp các cuộc nổi trong B-ISDN phục vụ cho tất cả các dịch vụ chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói theo kiểu đa phương tiện, đơn phương tiện, theo kiểu hướng liên kết hoặc không liên kết. Mà theo ITU-T thì B-ISDN hoạt động dựa trên cơ sở phương thức truyền không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) như vậy ATM là nền tảng của B-ISDN.
Hiện nay thì công nghệ ATM vẫn chưa được đưa ra áp dụng ở Việt Nam, vẫn còn đang thử nghiệm, theo tôi được biết thì đã có nhiều nước đã áp dụng vào thực tế. Hiện nay thì các ứng dụng chuyển mạch phần đa giao thức MPLS (Multi- Protocol Label Switching) cũng được đưa ra và sử dụng ở Hàn Quốc. Công nghệ hệ thống MPLS là sự phối hợp giữa công nghệ chuyển mạch tốc độ cao ATM và công nghệ định tuyến IP. Đó là sự kết hợp các đặc tính của cả lớp 2 đầy đủ đến mạng lõi tốc độ cao và lớp 3 thích hợp cho chất lượng dịch vụ QuS. Các dịch vụ ứng dụng MPLS mở đường cho Internet thế hệ sau. Tuy nhiên sự tồn tại của MPLS thì không thể không nói đến sự tồn tại của mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network), vì MPLS dựa vào dịch vụ IP-VPN được phát triển như chức năng ứng dụng chính của hệ thống MPLS và hỗ trợ dịch vụ bởi sự kết nối các vị trí VPN dùng đường dẫn nhãn chuyển mạch MPLS LSP (MPLS Label Switched Path). Do đó để giúp cho sinh viên và các bạn ham thích về lĩnh vực viễn thông nói chung và hệ thống mạng số liệu nói riêng cụ thể nhất là công nghệ hệ thống MPLS trong tương lai ở nước ta, quyển sách này sẽ trang bị kiến thức về mạng riêng ảo (VPN), đó là một phần kiến thức cơ sở MPLS cho các bạn.
Tuy nhiên lần xuất bản đầu tiên không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý độc giả để cuốn sách hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau, mọi đóng góp xin gửi đến e-mail: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả: THS. TRẦN CÔNG HÙNG
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com