Di Động Xã Hội Của Nguồn Nhân Lực Khoa Học, Công Nghệ Và Đổi Mới Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Di Động Xã Hội Của Nguồn Nhân Lực Khoa Học, Công Nghệ Và Đổi Mới Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Tác giả:
Thể Loại: Công Nghệ Thông Tin
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI, chúng ta thấy các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big data), Internet of Things (IoT) và blockchain đã và đang có tác động vô cùng lớn đến việc kết nối các nguồn lực, các tổ chức trên phạm vi toàn cầu trên cả không gian thực và ảo. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội xen lẫn với rủi ro khó có thể “định hình” trước trong mọi khía cạnh của nền kinh tế, đồng thời làm thay đổi nhiều xu hướng trong phát triển kinh tế – xã hội. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang “cách mạng hóa” mọi thứ từ cơ sở hạ tầng với “thành phố thông minh”, sản xuất nông nghiệp thông qua “canh tác thông minh”, sản xuất công nghiệp qua “nhà máy thông minh”,… Tuy nhiên, tác động từ những sự chuyển đổi này chưa được đánh giá đầy đủ và xuyên suốt để có thể có các chính sách phù hợp cho một tương lai đầy biến động và bất trắc như hiện nay. Một trong những lăng kính quan trọng cần được xem xét là tính di động xã hội, đặc biệt là di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới. Bởi các luồng di động này có tác động đến việc phân bổ nguồn lực, hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và cả sự gắn kết xã hội của một quốc gia.

Có thể bạn thích sách  Understanding Machine Learning From Theory to Algorithms

Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi về kinh tế – xã hội như hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một tất yếu khách quan. Đây cũng là một trong ba đột phá chiến lược được xác định, duy trì trong các Đại hội lần thứ XI, XII và XIII của Đảng: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,… tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo,…”. Trong bối cảnh hợp nhất giữa hội nhập khu vực và quốc tế, chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hiện tượng di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn và có tác động đa chiều hơn. Việc nhận diện, đánh giá qua các nghiên cứu và có những điều chỉnh chính sách trong thực tiễn là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách để quản lý phát triển xã hội tại Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn thích sách  Tô-Mát Ê-Đi-Xơn và Điện

Nhằm góp phần cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu về nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới trên phương diện nghiên cứu di chuyển nhân lực hay còn gọi là di động xã hội đối với nguồn nhân lực đặc biệt này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của PGS.TS. Đào Thanh Trường – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung cuốn sách xoay quanh những vấn đề lý luận và thực tiễn về di động xã hội cũng như các tác động của nó tới sự phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế – xã hội của đất nước; đưa ra những giải pháp chính sách nhằm quản lý luồng di động xã hội nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới để phát triển khoa học và công nghệ, tránh lãng phí chất xám, tăng cường các nguồn lực phát triển cho Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cuốn sách Di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – một trong số rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên, học viên, sinh viên trong công tác chuyên môn, cũng như góp phần hoàn thiện chính sách quản lý nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tương thích trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn thích sách  Tạp chí kiến thức ngày nay - số 205

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 8 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT