Cơ Sở Lý Luận Chuyển Đổi Cơ Cấu Kinh Tế Trong Ngành Thuỷ Sản

Cơ Sở Lý Luận Chuyển Đổi Cơ Cấu Kinh Tế Trong Ngành Thuỷ Sản

Tác giả:
Thể Loại: Nông - Lâm - Ngư
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là nội dung cơ bản của cuộc cải cách kinh tế, vì vậy nó có vị trí cực kỳ quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế của mỗi một đất nước.
Thực ra quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tất cả các nước hoặc các ngành luôn diễn ra do đòi hỏi của cuộc sống nhằm đáp ứng lại những yêu cầu sự vận động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự khác biệt chỉ ở tốc độ của sự chuyển dịch và tác động chủ quan của xã hội vào sự chuyển dịch đó như thế nào. Bởi vì những yếu tố cơ bản của cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở hữu kinh tế và cơ cấu đầu tư đều có thể bị tác động bởi các chủ thể xã hội của loài người. Từ khi sản xuất hàng hóa trở thành phương thức sản xuất phổ biến thì sự phân công lao động xã hội trong sản xuất làm cho sản phẩm của từng loại lao động chuyển thành hàng hóa và nhờ đó thị trường được hình thành.

Ngành thủy sản cũng như ở các ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất hàng hóa và thị trường hàng hóa có quan hệ mật thiết với nhau. Thị trường, thông qua quan hệ cung cầu (mà trong đó giá cả là tín hiệu) để thúc giục hoặc ngăn cản người sản xuất tham gia hoặc không tham gia thị trường.

Có thể bạn thích sách  Hướng Dẫn Trồng Rau Sạch

Trong thời đại ngày nay thị trường hàng hóa, trong đó có các thị trường hàng hóa thủy sản đã hòa nhập chung vào thị trường thế giới thì mỗi quốc gia, mỗi vùng cho đến từng người sản xuất phải nắm bắt kịp thời, chuẩn xác thị trường trong nước và thế giới để lựa chọn việc sản xuất ra những sản phẩm nào, sản lượng là bao nhiêu và chất lượng thế nào để có thể đem trao đổi ở trong nước và thế giới nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa thủy sản cũng có những đặc thù riêng : Sản xuất bị phụ thuộc lớn vào những tác động của ngoại cảnh, thường gây ra những rủi ro khó lường cho những người sản xuất trực tiếp. Mặt khác, trong sản xuất thủy sản những chi phí đầu tư rất lớn, đặc biệt cho khai thác, cho xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng một ngành công nghiệp chế biến hiện đại, nên mỗi khi có biến động về nguồn lợi tự nhiên và thị trường không dễ gì nhanh chóng thay đổi lại cơ cấu sản xuất.
Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế thủy sản và những yếu tố tác động lên sự chuyển biến của nó trong lịch sử để tìm ra những định hướng phát triển thích hợp trong tương lai là công việc rất cần thiết và cấp bách, nhất là trong điều kiện hiện nay.

Có thể bạn thích sách  Kỹ thuật trồng chuối năng suất cao

Cuốn sách này được viết dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản được thực hiện từ năm 1995 đến nay. Đặc biệt là sự đóng góp của các đồng chí : TS. Nguyễn Duy Chỉnh, KS. Nguyễn Hải Đường, KS. Nguyễn Thế Long (Viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản); Cử nhân Nguyễn Đắc Thành (Vụ Tài chính kế toán Bộ Thủy sản), KS. Lương Đình Trung (Vụ Nghề cá) và sự đóng góp tích cực trong việc chuẩn bị bản thảo của KS. Nguyễn Thị Phương Dung, cử nhân Phùng Giang Hải, Nghiêm Thúy Nhi.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được những góp ý của bạn đọc.

Tác giả
TS. HÀ XU N THÔNG Viện trưởng Viện KT và QH TS

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com