Bộ sách Bách Việt tiên hiền chí – Lĩnh Nam di thư của tác giả Âu Đại Nhậm, được Gs Trần Lam Giang dịch và chú giải. Đây là pho sách rất quý cho bạn đọc muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hoá cổ của tộc Việt.
Mình cũng sẽ nói sơ qua về tại sao chúng ta có thể tìm hiểu nguồn gốc dân tộc mình ở khái niệm Bách Việt, Tộc Việt, để tránh những bình luận dạng như nhận vơ từ cuốn sách này.
I. Người Việt có nguồn gốc như thế nào? Theo các nghiên cứu gen về nguồn gốc con người và nguồn gốc người Việt, thì người Việt có nguồn gốc từ những người di cư từ châu Phi vào khoảng 6-40000 năm trước đây, họ tới Việt Nam, sinh sống và phát triển thành các cư dân của các văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, tới khoảng 20-18000 năm trước đây, mực nước biển xuống thấp cực đại, làm lộ ra vùng đồng bằng sông Hồng rất màu mỡ, nối liền với đảo Hải Nam, tại đây, người Việt cổ đã có thời gian dài sinh sống, phát triển đời sống của mình. Tuy nhiên, tới 12000 năm trước đây, nước biển bắt đầu dâng trở lại, và nhận chìm vùng đồng bằng này xuống nước, khiến người Việt cổ phải di cư lên vùng cao, và một nhóm lớn đã tiến lên vùng miền Nam Trung Quốc ngày nay, (các nghiên cứu gen của Hàn Quốc, Nhật Bản cũng cho rằng cư dân tiền sử của họ có nguồn gốc từ Việt Nam), họ ở đó, sinh sống rải rác khắp vùng Hoa Nam, các cư dân vùng này có sự phát triển liên tục, tới khoảng hơn 4000 năm trước đây, thì cư dân vùng Động Đình, hạ lưu Dương Tử di cư trở về Việt Nam, trở thành cư dân của văn hoá Phùng Nguyên. Đó là nguồn gốc thứ nhất, thể hiện cho việc tại sao chúng ta có thể tìm nguồn gốc dân tộc mình ở khái niệm Bách Việt và Tộc Việt.
II. Người Bách Việt có liên quan tới nhau không? Câu trả lời là có! Công trình nghiên cứu gen người Việt của Viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam mới đây, cho chúng ta thấy một cơ sở rất vững chắc về việc các cư dân Việt Nam, Thái Lan, hay các cư dân thiểu số như Tày, Nùng Choang, hoặc các cư dân Hoa Nam, đều cùng một nguồn gốc. Và các cư dân này đều cùng một văn hoá với nhau, dù đa dạng nhưng vẫn khá thống nhất. Và lịch sử ghi nhận họ ra sao thì chắc nhiều bạn cũng đã biết, nhưng xin đừng sử dụng khái niệm Bách Việt để đánh giá, bởi đó là khái niệm được sáng tạo ra có chủ đích. Cư dân Việt cổ tới thời Tần vẫn còn khá gắn kết với nhau, thậm chí tới thời Hai Bà Trưng, các cư dân Việt vẫn nghe tiếng gọi của Hai Bà đứng dậy khởi nghĩa, chứng tỏ sự quan hệ rất mật thiết. Và thời kỳ loạn lạc ở phương Bắc (Xuân Thu – Chiến Quốc), hay giai đoạn khi người Tần, người Hán xâm lược đất Việt, thì các cư dân Bách Việt cũng đã trở về Việt Nam để cùng với ngươi Việt vùng này đấu tranh chống lại sự đô hộ của người Hán.
Mình chỉ có thể nêu sơ lược ở đây, để các bạn thấy cơ sở tại sao chúng ta có thể tìm hiểu được ở khái niệm Bách Việt, Tộc Việt. Qua hai đoạn này, chắc bạn đọc cũng đã hình dung được cơ bản vấn đề tại sao khái niệm Bách Việt, Tộc Việt lại quan trọng đến như thế với chúng ta.
Hy vọng là cuốn sách này sẽ đem lại cho các bạn những hiểu biết thú vị và tích cực.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com