Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Cỏ Ven Đường của tác giả Natsume Soseki & Lam Anh (dịch), cũng như link tải ebook Cỏ Ven Đường miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
“Cỏ ven đường” được viết và đăng trên mặt báo Asahi từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1915 được coi là một loại tự truyện của Natsume Sōseki, có thể vì nhân vật chính, Kenzō, có nhiều đặc điểm gần gũi với tác giả. Kenzō trong truyện là một giáo viên, nhưng ông ấy muốn dành hết thời gian cá nhân cho việc đọc và viết trong không gian yên tĩnh của phòng làm việc. Kenzō tự nhận thức rằng mình vô dụng trong cuộc sống hàng ngày, điều này thể hiện rõ qua cách mọi người xung quanh nhìn nhận anh ta. Kenzō cũng biết rằng cuộc sống vật chất của mình khá khó khăn, vì ví của anh thường trống rỗng. Tuy nhiên, anh vẫn tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Thái độ sống đó đã đưa Kenzō trở thành một hiện thân của người trí thức, với bản chất riêng xác định thân phận của họ, cùng với những hệ lụy đi kèm. Sự tồn tại của người trí thức, không quyến rũ như một bữa ăn ngon, cũng không mạnh mẽ như sự giàu có, vẫn đóng vai trò như một loại dưỡng khí vô hình cho cuộc sống.
Cỏ ven đường cũng là một tiểu thuyết mang phong thái trầm tư như vậy. Tác phẩm này vẫn được xem là một kiểu tự truyện của Natsume Soseki, có lẽ vì Kenzo, nhân vật chính trong truyện, là một người làm nghề dạy học nhưng chỉ muốn dành hết thời gian cá nhân cho việc đọc và viết trong không gian tĩnh lặng của thư phòng. Kenzo cũng từng được gửi sang làm con nuôi ở một gia đình khác, và cũng là người có kinh nghiệm du học ở London. Nói cách khác, trong thế giới tiểu thuyết của Soseki, Kenzo trong Cỏ ven đường có đặc điểm nổi rõ hơn các nhân vật trong những tiểu thuyết khác vì mang đậm bóng dáng của tác giả trong cuộc sống đời thường, do được xây dựng từ chất liệu gồm nhiều thông tin về cuộc đời thực của tác giả. Nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất mà nhân vật này nói riêng và tác phẩm nói chung mang đến cho người đọc. Vậy đâu là điều quan trọng ở Kenzo?
Tưởng như nhân vật trầm tư này chỉ tình cờ chia sẻ với người đọc vài mảng ký ức của đời anh, do những cuộc gặp gỡ tình cờ ở quãng đời hiện tại. Nhưng một lúc nào đó, người đọc chợt nhận thấy Kenzo chẳng khác gì một “ngón tay chỉ trăng”, và câu chuyện của cuộc đời của một người vô danh lặng lẽ đôi khi chợt sáng lên những ý nghĩa bất ngờ trong khoảnh khắc suy nghiệm. Điều đó, chứ không phải những nhân vật với chức danh cụ thể hay hoạt động xã hội nổi bật, tự nhiên giúp người đọc hiểu được rõ ràng và sâu sắc về sự tồn tại và thân phận của người trí thức, không phải chỉ là vấn đề riêng của xã hội Nhật Bản đương thời, mà là tình hình chung gắn với những quan niệm cố hữu của con người và những quy luật tự nhiên chi phối bản chất của đời sống.
Kenzo tự biết mình là kẻ vô dụng trong những công việc của cuộc sống đời thường, vì điều đó được thể hiện quá rõ trong cái nhìn của mọi người xung quanh hướng vào anh, khi anh thậm chí không biết cách buộc gọn mối dây cho chiếc rương hành lý. Kenzo cũng biết là mình có đời sống vật chất nghèo nàn, khi chiếc ví của anh thường xuyên trống rỗng, và những khoản chi nhỏ nhặt cũng trở thành sự thúc bách khiến cho tâm trạng anh u uất nặng nề. Nhưng anh vẫn tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn. Thái độ sống như vậy đã làm cho Kenzo trở thành một hiện thân của người trí thức, với bản chất cố hữu định hình nên thân phận của họ, cùng tất cả những hệ lụy kèm theo. Thú vị hơn, thái độ sống ở Kenzo đã thể hiện rất rõ quan niệm của Natsume Soseki về sự thoải mái trong đời sống. Đó là sự thoải mái về phương diện tinh thần, giúp người ta luôn giữ một khoảng cách nhất định với mọi sự xô bồ của thế giới xung quanh, có vậy mới cảm nhận ở mức độ tinh tế, mới đạt đến những suy nghiệm sâu xa về bản chất của thế giới và ý nghĩa trong sự tồn tại của con người. Theo Soseki thì sự thoải mái này là nguồn gốc đã làm nên cả thế giới phong nhiêu của văn hóa truyền thống Nhật Bản. Ông gần như đã dành cả cuộc đời viết văn để đề cao sự thoải mái đó, đồng thời phê phán trào lưu hiện đại hóa đã làm cho giá trị này bị mai một dần đi trong xã hội đương thời.
Với thái độ thoải mái như vậy, Kenzo trong Cỏ ven đường sẽ giúp người đọc nhận thấy một người trí thức thì mong manh và mạnh mẽ ra sao. Họ không hề giàu có và hữu dụng theo quan niệm phổ biến ở đời, nhưng họ giàu có và hữu dụng theo cách riêng của họ. Không hấp dẫn như một bữa ăn ngon trước mắt, cũng không đầy mãnh lực như của cải bạc tiền, sự tồn tại của người trí thức thầm lặng và vô hình như một loại dưỡng khí cho đời sống. Nhưng, phải chăng như cái lọ rỗng thì mới cắm được hoa, cuộc đời vẫn không thể thiếu một lớp người thầm lặng và mong manh như vậy?
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm Cỏ ven đường, như một nỗ lực trong quá trình học hỏi, chia sẻ những giá trị tinh hoa của văn chương Natsume Soseki nói riêng và văn học Nhật Bản nói chung, với tinh thần sẵn sàng tiếp nhận những bình luận của quý độc giả góp ý về cuốn sách.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận: “Cỏ Ven Đường” là tác phẩm kinh điển của văn học Nhật Bản, mang đậm dấu ấn phong cách Natsume Soseki. Đây là cuốn sách dành cho những ai yêu thích văn chương tinh tế, sâu lắng và muốn khám phá những góc khuất tâm hồn con người.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Tác giả Natsume Soseki (1867 – 1916) luôn được nhắc đến như một trụ cột của văn đàn Nhật Bản thời Meiji. Là một trong những thanh niên ưu tú được chính quyền đương thời gửi sang Anh du học, ông có điều kiện tốt để trở thành một giáo sư chuyên về văn học Anh. Nhưng cuối cùng, ông đã chọn viết văn chuyên nghiệp như một con đường, dù không ít chông gai, cho phép ông sống tự do với năng khiếu vốn có. Nói một cách cụ thể thì lựa chọn này cho phép ông, với tư duy độc lập của một trí thức và tinh thần trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, được tự do phát biểu tư tưởng bằng lời nói riêng và theo cách nói riêng, trong khi trào lưu hiện đại hóa như một con sóng lớn ào qua, làm thay đổi mọi phương diện trong xã hội Nhật Bản.
Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Natsume Soseki là thân phận của trí thức trong xã hội đương thời. Đặt hình tượng người trí thức vào vị trí trung tâm trong tác phẩm, Soseki không đơn thuần chỉ kể những câu chuyện. Văn phong tiểu thuyết của ông thể hiện rõ phong thái trầm tư của người trí thức. Trầm tư trước bàn viết. Trầm tư trên đường đi. Trầm tư khi chứng kiến những biểu hiện kỳ quặc của con người. Trầm tư với những tham vọng và cảm giác bất lực của cá thể nhỏ nhoi trong dòng đời cuộn chảy. Lối viết đặc thù ấy cứ như thể hiện rằng tác giả chẳng buồn tạo ra kịch tính trong tác phẩm, chẳng cần dụng công cho cốt truyện, chẳng để tâm xem câu chuyện mình kể có hấp dẫn hay không. Nhưng rồi không biết tự lúc nào, phong thái trầm tư của nhân vật cuốn người đọc vào thế giới bên trong tác phẩm. Đi theo bước chân của nhân vật, nhìn theo cái nhìn của nhân vật, người đọc cũng trở thành một lữ khách trầm tư, để rồi thỉnh thoảng chợt thấy những sự vật sự việc lâu nay vẫn tồn tại quanh mình hiển lộ trong một vầng sáng mới. Thế giới ấy không giống như một tòa nhà đồ sộ đã được xây hoàn chỉnh để người đọc chiêm ngưỡng và đánh giá, một khách thể sừng sững trước mắt người đọc, mà như một lối cỏ tình cờ mở ra trước mắt để người đọc đi vào, dẫn người đọc bước đi và quan sát thế giới quanh mình một cách tự nhiên như người ta đang sống.
Nguồn: https://ebookvie.com