Cuốn sách “Hướng Dẫn Đầu Tư Vàng & Bạc” của tác giả Michael Maloney là một cẩm nang thiết yếu cho bất kỳ ai muốn đầu tư vào kim loại quý để bảo vệ tài sản và gia tăng lợi nhuận.
Điểm nổi bật của sách:
Nội dung chính của từng phần hôm qua. hôm nay, ngày mai và cách đầu tư vào những kim loại quý với chủ đề :
Sách “Hướng Dẫn Đầu Tư Vàng & Bạc” phù hợp với:
Với những kiến thức và lời khuyên hữu ích, “Hướng Dẫn Đầu Tư Vàng & Bạc” sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và đạt được thành công trong lĩnh vực đầu tư kim loại quý. Mời các bạn đọc sách Hướng Dẫn Đầu Tư Vàng & Bạc của tác giả Michael Maloney.
► Các sách này cũng hay lắm nè:
—
Ấn phẩm này được viết với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến chủ đề của cuốn sách. Tuy nhiên luật lệ và việc áp dụng tại nơi này hay nơi khác thường không giống nhau và cũng có thể thay đổi. Chính vì các tình huống thực tế sẽ khác nhau nên những lời hướng dẫn cần phải được điều chỉnh để phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Do vậy chúng tôi khuyên độc giả hãy tham khảo thêm ý kiến của cố vấn riêng vể trường hợp của mình.
Trong quá trình viết cuốn sách này, tác giả đã có những biện pháp chuẩn bị hợp lý và đảm bảo rằng những sô’ liệu giới thiệu trong cuốn sách đều chính xác kể từ ngày viết. Tuy nhiên cả tác giả và nhà xuất bản sẽ không chịu trách nhiệm nếu có bất cứ sai sót nào xảy ra. Tác giả và nhà xuất bản phủ nhận bất cứ nghĩa vụ nào phát sinh từ việc áp dụng những thông tin trong cuốn sách, và những thông tin này không có vai trò như những lời khuyên hay tư vấn về mặt pháp lý cho những tình huống riêng biệt.
—
GIỚI THIỆU
Một trong những điều Robert Kiyosaki luôn nhắc nhở trong những lần diễn thuyết là sự khác nhau giữa “nội dung” (content) và “bối cảnh” (context). Nội dung là những sự kiện, dữ liệu, thông tin. Còn bối cảnh là cách mà người ta xem xét sự việc, là quan điểm của họ, là cảm giác rằng ai đó đang sở hữu thứ gì đó, và là cách người ta tiếp cận thế giới họ đang sống. Đó chính là bức tranh toàn cảnh, hay nói đúng hơn, là khả năng trí tuệ của bạn nắm bắt được bức tranh, toàn cảnh. Việc thay đổi hay mở rộng bối cảnh của một ai đó sẽ có tác động mạnh hơn nhiều (nhưng cũng khó hơn) so với việc chỉ trao cho họ một mớ thông tin.
Cuốn sách này sẽ thay đổi và mở rộng bối cảnh của bạn, chỉ cần bạn cho phép điều đó xảy ra. Chúng ta sẽ khám phá những câu chuyện mang tính “bối cảnh” rất rõ về việc làm sao vàng và bạc đã tái lập giá trị của chúng chính bởi các chính phủ đã lạm dụng tiền tệ của họ, củng giống như Hoa Kỳ đang làm hiện nay. Chúng ta sẽ thảo luận về bong bóng, về sự hung phấn quá độ, và cả về sự hoảng loạn, bởi mỗi nhà đầu tư đều nên có sự hiểu biết nhất định về tâm lý và động lực của số đông. Dù sao đi nữa, chính lòng tham và nỗi sợ là những thứ khiến các thị trường biến chuyển.
Sau khi đã khám phá những câu chuyện từ lịch sử, tôi sẽ giới thiệu tình hình hiện nay của chúng ta xét về mặt kinh tế, nói trắng ra là đang ở sát bờ vực thảm họa mà chúng ta có thể gọi rất thích đáng là cơn bão kinh tế. Tại Hoa Kỳ, thói quen tiêu tiền vô tội vạ củng với sự hoạch định kém cỏi của chính phủ đã tạo ra một động lực kinh tế thật bấp bênh. Rồi các bạn sẽ thấy đồng tiền thanh toán ở đây (đồng đôla) đang trên đà suy sụp, và điều đó chắc chắn sẽ khiến giá vàng và bạc tăng cao hơn nữa. Chúng ta sẽ cúng nhau nghiên cứu tình trạng hiện nay của nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới, những nguyên tắc cung-cầu cơ bản của vàng và bạc so với đồng đôla Mỹ.
Các bạn cũng sẽ nghiên cứu về hai trong số nhiều chu kỳ kinh tế tự nhiên vẫn đang lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử. Thứ nhất là chu kỳ cổ phiếu, klú các cổ phiếu và bất động sản vượt qua vàng, bạc, và hàng hóa về mặt sinh lợi; thế rồi chu kỳ đổi chiều để trở thành một chu kỳ hàng hóa, khl vàng, bạc, và hàng hóa lại có mức sinh lợi vượt hơn cổ phiếu và bất động sản. Chu kỳ thứ hai ít người biết, ít phổ biến và tần suất xảy ra cũng ít hơn: đó là chu kỳ tiền tệ, khi các xã hội khởi đầu với tiền có chất lượng và chuyển dần sang tiền tệ theo số lượng, rồi sau đó quay lại.
Những chu kỳ này cứ hoạt động như một con lắc và đóng vai trò như một chiếc phong vũ biểu kinh tế cho những nhà đầu tư khôn ngoan.
Sự gia tăng tài sản đáng kể có thể được tích lũy trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhất khi vàng và bạc tái lập giá trị của chúng ở mức cao hơn. Tôi tin rằng điều này đã bắt đầu rồi, và tôi cũng tin rằng quá trình tái lập này sẽ hên tục dao động theo những tác động kinh tế của nó, bởi sự hội tụ trọn vẹn của những chu kỳ kinh tế sẽ sinh ra cơn bão trọn vẹn cho nền kinh tế.
Những chu kỳ lên rồi xuống trong suốt lịch sử cũng hoàn toàn tự nhiên như những cơn thủy triều vậy. Và trong khi việc chống lạl chúng có thể cực kỳ nguy hại cho tình hình tài chính của bạn thì việc đầu tư theo chúng lại có thể mang đến sự thịnh vượng lớn lao.
Cuốn sách thuộc chủ đề Kinh Tế -Tài Chính này sẽ gồm bốn phần:
PHẦN 1: HÔM QUA
Trong Phần 1, chúng ta sẽ nghiên cứu vài bài học từ lịch sử về những chu kỳ kinh tế, tiền giấy, và ảnh hưởng của chúng đến vàng và bạc. Tôi sẽ đưa ra những ví dụ cho thấy vàng và bạc vẫn luôn chiến thắng được tiền danh nghĩa (hay tiền giấy, fiat money) (một cách gọi vui dành cho loại tiền chẳng được bảo đảm quy đổi ra thứ gì đó hữu hình có giá trị như vàng hay bạc). Tôi cũng sẽ cho các bạn thấy những sự hưng phấn quá độ hay sự hoảng loạn có thể trong nháy mắt biến đổi cả một nền kinh tế như thế nào. Việc hiểu được các động lực của từng trường hợp đó rất quan trọng vì chúng đều có vai trò trong cái mà tôi tin sẽ là sự chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử.
PHẦN 2: HÔM NAY
Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu sự thiển cận của chính phủ Hoa Kỳ, trò chơi nguy hại mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tham gia đối với thặng dư và thâm hụt ngân sách, cúng những hệ lụy đáng sợ tiềm ẩn trong đó. Chúng ta còn thấy được lạm phát không những gây tổn hại đến bạn về mặt tài chính mà còn đang dẫn lối cho sự suy thoái của đồng đôla và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ như chúng ta đã biết. Cuối cùng tôi sẽ kết thúc nó bằng những nguyên tắc cơ bản liên quan đến vàng và bạc.
PHẦN 3: NGÀY MAI
Khi đã học được những gì lịch sử có thể dạy và hiểu được những điều kiện kinh tế chúng ta phải đối mặt trong hiện tại, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá xem thông tin ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của mình và gia đình. Tôi sẽ chỉ cho bạn cách để không những bảo vệ bản thân khỏi cơn bão kinh tế đang đến gần, mà còn có thể hưởng lợi từ nó bằng cách áp dụng những bài học của ngày hôm qua và hôm nay. Chắc bạn cũng đoán được là chúng liên quan đến việc đầu tư một cách khôn ngoan vào vàng và bạc. Dù sao thì đó cũng là mục đích đầu tiên khiến bạn mua cuốn sách này cơ mà!
PHẦN 4: CÁCH ĐẦU TƯ VÀO KIM LOẠI QUÝ
Như bạn sẽ thấy (và tôi mong rằng bạn sẽ tin), sự đầu tư tốt nhất trong tình hình kinh tế hiện nay là dành cho vàng và bạc. Trong phần cuối của cuốn sách, tôi sẽ giới thiệu một số lời khuyên bổ ích để đầu tư vào những kim loại quý.
Đối với nhiều người, việc đầu tư vào chúng là một môi trường xa lạ, trong đó đầy những kẻ lập dị và những kẻ theo chủ nghĩa âm mưu – ở một phương diện nào đó thì đúng vậy thật. Nhưng đừng để vài con sâu làm hư cả nồi canh. Rồi bạn sẽ thấy, lịch sử đứng về phía những kẻ “lập dị” biết quý vàng và bạc. Đầu tư vào những kim loại đó vừa không quá khó, lại vừa an toàn.
Trên hết, như tôi đã đề cập ở trên, cuốn sách này hên quan đến việc thay đổi bối cảnh của bạn. Lý do khiến việc đầu tư vào những kim loại quý có vẻ xa vời chính là vì vẫn đang tồn tại nhiều công ty giàu có cũng nhiều cá nhân muốn được hưởng lợi từ việc duy trì hiện trạng. Họ muốn bạn phải chơi trò chơi do họ đặt ra. Điều tôi muốn nói ở đây là họ hưởng lợi bằng cách bảo đảm rằng bạn cứ để yên tiền của bạn trong tay họ.
về mặt bản chất, những kim loại quý đều loại trừ người môi giới. Chúng là tài sản tài chính duy nhất không cần phải “nằm trong” hệ thống tài chính. Chẳng cố vấn tài chính nào được tiền thưởng vì đã thuyết phục được bạn đầu tư vào chúng như khi bạn mua cổ phiếu. Một trong những lý do khiến tôi tự hào khi được là một thành viên của gia đình Người Cha Giàu (Rich Dad) là bởi nó phơi bày trò chơi mà nền công nghiệp tài chính đang thực hiện với tiền của bạn. Một khi đã được trang bị kiến thức, bạn sẽ có thể nhận ra hệ thống này đang chơi chiêu gì với mình, và từ đó giành được quyền kiểm soát kết quả tài chính của bạn. Chơi trò của họ cũng tốt thôi, nếu bạn chẳng cần đếm xỉa đến chuyện phát triển tư duy tài chính hay chuyện đầu tư hiệu quả. Nhưng khi cả hệ thống đó suy sụp, đừng nói rằng tôi chưa cảnh báo cho bạn nhé. Sau khi bạn đọc xong cuốn sách này, và nếu tôi đã làm việc của mình một cách hiệu quả, khi đó bạn sẽ không thể có cái nhìn như củ đối với những định chế tài chính nữa. Bối cảnh của bạn sẽ thay đổi, và một chân trời mới xán lạn như buổi hừng đông sẽ hiện ra trước mắt bạn.
Tôi sẽ đợi bạn ở phía sau lằn ranh đó.
—
CHƯƠNG 1: CUỘC CHIẾN VƯỢT THỜI GIAN
Suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, có một cuộc chiến luôn diễn ra mặc dù chẳng mấy ai để ý đến nó. Tuy nhiên mọi người đều cảm nhận được ảnh hưởng của cuộc chiến này – khi bạn thấy giá 1 gallon sữa tăng thêm 1 đôla, hay khi bạn cầm trên tay hóa đơn tiền điện và giật bắn người vì con số nhảy vọt tới 50 đôla, đó chính là lúc bạn lãnh đạn từ cuộc chiến thầm lặng mà tôi đang nói tới.
Cuộc chiến này diễn ra giữa tiền và phương tiện thanh toán – một cuộc chiến thật sự vượt thời gian. Chủ yếu, một phe gồm vàng và bạc, còn phe kia là những phương tiện thanh toán được cho là đại diện cho giá trị của vàng và bạc. Đương nhiên người ta luôn mũ quáng nghĩ rằng phương tiện thanh toán sẽ chiến thắng, nhưng cuối củng vàng và bạc vẫn sẽ tái lập giá trị của chúng ở mức cao hơn và chúng luôn luôn giành thắng lợi.
Để hiểu được vàng và bạc tái lập giá trị như thế nào, trước tiên bạn cần phân biệt giữa tiền và phương tiện thanh toán.
Từ trước đến nay nhiều thứ đã được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Gia súc, ngủ cốc, gia vị, vỏ sò, hạt cườm và giấy đều giữ vai trò phương tiện thanh toán, nhưng chỉ có hai thứ thật sự là tiền. Bạn đoán được mà – chính là vàng và bạc.
PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
Rất nhiều người nghĩ rằng phương tiện thanh toán chính là tiền. Ví dụ một ai đó đưa tiền mặt cho bạn, và bạn mặc nhiên xem nó như tiền. Không phải. Tiền mặt chỉ đơn giản là một phương tiện thanh toán, một thứ công cụ trao đổi mà bạn dũng để mua món gì đó có giá trị – chúng ta có thể gọi đó là tài sản.
Như Robert Kiyosaki đã giải thích trong cuốn Rich Dad’s Increase Your Financial IQ (Dạy con làm giàu – Nâng cao chỉ số IQ tài chính – tập XIII), “phương tiện thanh toán” (currency) bắt nguồn từ “dòng chảy” (current). Một dòng chảy thì phải liên tục chuyển động, nếu không nó sẽ chết (như dòng điện chẳng hạn). Bản thân một phương tiện thanh toán không hàm chứa hay lưu giữ giá trị như nó thể hiện. Thật ra, nó chỉ là một công cụ để bạn có thể chuyển giá trị từ tài sản này sang tài sản khác mà thôi.
Không như phương tiện thanh toán, tiền hàm chứa giá trị trong nó. Tiền luôn là một phương tiện thanh toán, theo nghĩa là nó có thể được sử dụng để mua những thứ khác CÓ giá trị; nhưng ngược lại, như chúng ta đã phân tích ở trên, phương tiện thanh toán không phải luôn luôn là tiền vì bản thân nó không chứa giá trị. Nếu bạn cảm thấy khó hiểu, hãy giả sử bạn có một tờ 100 đôla. Bạn có nghĩ bản thân tờ giấy đó đáng giá 100 đôla không?
Tất nhiên câu trả lời là không. Tờ giấy chỉ đơn thuần đại diện cho một giá trị đang được lưu giữ ở nơi nào đó khác, hoặc ít ra nó củng từng như vậy, trước khi tiền của chúng ta trở thành phương tiện thanh toán. Sau này chúng ta sẽ nghiên cứu lịch sử về phương tiện thanh toán và lý thuyết bản vị vàng (hay kim bản vị), còn bây giờ tất cả những gì bạn cần biết chỉ là đồng đôla Mỹ được bảo đảm bởi không gì khác hơn ngoài không khí, hay người ta vẫn thường cho là bằng “uy tín của chính phủ Hoa Kỳ”. Nói tóm lại, chính phủ Hoa Kỳ có khả năng (và thật ra cũng đang tiến hành) tạo ra tiền tệ túy thích mà chẳng cần có gì đảm bảo cho nó. Bạn có thể gọi đây là giả mạo, còn chính phủ gọi nó là chính sách tài chính. Tất cả những chuyện này đều liên quan đến thứ tên là tiền tệ danh nghĩa hay tiền tệ sắc lệnh (fiat currency).
TIỀN TỆ SẮC LỆNH
Một sắc lệnh (fiat) là một mệnh lệnh hay tuyên bố mang tính quyền lực được ban hành bởi một người, nhóm người hay thể chế có đầy đủ quyền để khiến nó được thực thi. Còn loại tiền tệ lấy giá trị tử những sắc lệnh hay chỉ thị có thẩm quyền của chính phủ thì được gọi là tiền tệ sắc lệnh. Tất cả những loại tiền tệ thanh toán được dùng ngày nay đều là tiền tệ sắc lệnh.
Từ đây về sau tôi sẽ dũng những định nghĩa chính xác này. Ban đầu chúng có thể khiến bạn bối rối, nhưng chúng sẽ làm nổi bật và giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa phương tiện thanh toán và tiền. Tôi mong rằng đến cuối cuốn sách này bạn sẽ hiểu chính sự thiếu hiểu biết của phần đông mọi người về sự khác nhau nól trên đã tạo ra cái mà tôi tin sẽ trở thành cơ hội tích lũy tài sản lớn nhất trong lịch sử. Những điều bạn sẽ học được trong cuốn sách này về tiền và phương tiện thanh toán có lẽ là những kiến thức mà 99 phần trăm dân số chẳng biết gì hoặc chẳng thèm tìm hiểu.
Do vậy, xin chúc mừng vì bạn sẽ xuất phát trước trong trò chơi này.
LẠM PHÁT
Khi nhắc đến lạm phát hay giảm phát, tôi đang muốn nói đến sự gia tăng hay thu hẹp nguồn cung tiền tệ. Dấu hiệu của lạm phát hay giảm phát tiền tệ chính là việc giá cả tăng hay giảm, điều mà thỉnh thoảng tôi sẽ gọi là lạm phát giá hay giảm phát giá. Dù gì đi nữa, có một điều rất chắc chắn – khi có lạm phát, giá trị của mọi thứ đều tăng lên ngoại trừ phương tiện thanh toán.
NHỮNG CUỘC MẠO HIỂM ĐỂ TẠO RA PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
Tiền tệ sắc lệnh không phải lúc nào cũng khởi đầu như thế, và những trường hợp hiếm hoi nào khởi đầu kiểu đó đều có vòng đời rất ngắn ngủi. Vào thời kỳ đầu, các xã hội đều xuất phát với những loại tiền tệ thanh toán chứa đựng giá trị cao như vàng và bạc. Nhưng rồi dần dần các chính phủ che mắt người dân bằng những loại tiền tệ sắc lệnh dưới hình thức những tờ phiếu thanh toán có thể quy đổi ra kim loại quý. Những phiếu thanh toán này thật ra chỉ là “chứng chỉ tiền gửi”, “biên lai”, hay “biên nhận” cho tiền thật đang nằm dưới hầm mà thôi. Tôi xin đánh bạo nói rằng nhiều người Mỹ tin đây chính là cách đồng đôla Mỹ vận hành ngày nay.
Một khi chính phủ đã phát hành giấy tờ thanh toán, tiếp theo họ sẽ mở rộng nguồn cung tiền tệ thông qua chính sách chi tiêu thâm hụt, và in thêm tiền tệ thanh toán để trang trải khoản thâm hụt, hay thông qua phát hành tín dụng dựa trên hoạt động ngân hàng với tỉ lệ dự trữ thấp (chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này sau). Sau đó, thường là vì chiến tranh hoặc một tình huống khẩn cấp mang tầm cỡ quốc gia, chẳng hạn các chính phủ nước ngoài hay người dân trong nước muốn lấy lại tiền của họ (những cơn sốt rút tiền), chính phủ nước sở tại sẽ đình chỉ quyền rút tiền bởi họ làm gì có đủ vàng và bạc để đảm bảo cho tất cả những giấy tờ mà họ đã in ra. Thế là “búm”, bạn sở hữu một thứ tiền tệ sắc lệnh.
Và bí mật đáng buồn nằm ở đây: tiền tệ sắc lệnh được tạo ra để đánh mất giá trị. Mục đích của nó chính là sung công tài sản của bạn và chuyển nó cho chính phủ. Cứ mỗi lần In ra một đồng đôla mới và xài nó, chính phủ đã có được sức mua trọn vẹn của đồng đôla đó. Sức mua này lấy từ đâu vậy? Từ chính những những đồng đô la mà bạn đang sở hữu. Khi một đồng đôla mới gia nhập thị trường, nó sẽ làm giảm giá trị của tất cả những đồng đôla khác đang hiện hữu, bởi vì đã có nhiều đôla hơn trong khi lượng hàng hóa và dịch vụ không thay đổi. Điều này khiến giá cả tảng lên. Nó chính là thứ thuế xảo quyệt mang tên lạm phát, thứ cướp giật tài sản của bạn chẳng khác gì một kẻ trộm đêm.
Suốt nhiều thế kỷ qua, vàng và bạc vẫn luôn chiến đấu với tiền tệ sắc lệnh và luôn giành chiến thắng. Chúng tự động tái lập giá trị của mình ở mức cao hơn thông qua thị trường tự do. Mô hình này cứ lặp đi lặp lại kể từ lần sụp đổ đầu tiên của hệ thống tiền tệ vào năm 407 trước Công nguyên tại Athens. Bất cứ khi nào một nhà đầu tư phát hiện ra sự khởi đầu của một trong những trận chiến như thế, (theo lịch sử cho thấy) thì những cơ hội tích lũy được tài sản rất lớn trong một thời gian rất ngắn là rất cao.
Trên thực tế, những cuộc so găng hạng nặng giữa tiền tệ sắc lệnh với vàng và bạc đều kết thúc bằng một trong hai cách sau:
1. Một quyết định mang tính chuyên môn, khiến tiền tệ sắc lệnh lại trở thành một tài sản được bảo đảm bằng vàng hay bạc
Hoặc:
2. Một cú đấm nốc ao khiến tiền tệ sắc lệnh đi đời.
Dù theo cách nào đi nữa, vàng và bạc luôn được tuyên bố thắng cuộc và sẽ luôn giữ chức vô địch trên sàn đấu hạng nặng. Tuy nhiên bạn không cần phải tin lời tôi ngay đâu, hãy cứ xem lịch sử nói gì đã.
TÒI CHẲNG HIỂU NỔI TIẾNG HY LẠP
Winston Churchill từng nói: “Càng nhìn xa được về phía sau, bạn càng nhìn xa được về phía trước”. Vậy là theo tinh thần đó của Churchill, chúng ta sẽ nhìn xa lại phía sau… xa đến tận thời Hy Lạp cổ.
Cách đây 4.500 năm, vàng và bạc đã là phương tiện thanh toán chú yếu, nhưng chúng chỉ được xem là tiền vào khoảng năm 680 trước Công nguyên tại Lydia, khi chúng được đánh ra thành những đồng xu có khối lượng bằng nhau để giúp cho việc mua bán thuận lợi hơn. Tuy nhiên mãi đến khi tiền xu xuất hiện lần đầu tiên tại Athens thì chúng mới thật sự phổ biến. Athens chính là nền dân chủ đầu tiên trên thế giới, họ cũng có hệ thống thị trường tự do và hệ thống thuế đầu tiên.
Thật sự Athens đã phát triển rực rỡ trong rất nhiều năm, trở thành một trong những nền văn minh vĩ đại nhất lịch sử, nếu bạn có học bài lịch sử thì hẳn phải biết điều này. Thế nhưng chuyện gì đã xảy ra? Tại sao một nền văn minh hùng mạnh như thế lại sụp đổ? Câu trả lời nằm trong cũng một khuôn mẫu mà chúng ta vẫn liên tục nhìn thấy trong suốt chiều dài lịch sử: tham lam quá độ dẫn đến chiến tranh quá nhiều.
Chuyện là Athens đã rất hưng thịnh với hệ thống tiền tệ mới của họ, nhưng rồi họ tham gia vào một cuộc chiến mà dần dà đã kéo dài lâu hơn dự kiến và tốn kém hơn dự kiến (nghe cũng rất quen đúng không?). Sau 22 năm chiến tranh, những nguồn lực của họ cạn dần và tiền cũng chẳng còn mấy. Thế là những người Athens nảy ra một ý cực kỳ khôn ngoan để tiếp tục có tiền chu cấp cho chiến tranh: họ hạ thấp giá trị của đồng tiền với một bài tính tầm cỡ thiên tài – nếu anh thu 1.000 đồng tiền thuế rồi pha 50 phần trăm đồng đỏ vào với lượng vàng hay bạc anh có, anh sẽ làm ra 2.000 đồng! Tất cả chuyện này bạn nghe cũng quen chứ? Phải vậy mới được… vì nó được gọi là chi tiêu thâm hụt, và mỗi giây trôi qua chính phú Hoa Kỳ đều áp dụng nó!
Đó là lần đầu tiên trong lịch sử, vàng và bạc được định giá không đúng với bản thân nó. Trước khi sáng kiến thiên tài của người Athens xuất hiện, mọi thứ bạn mua đều được định giá bằng khối lượng của vàng hay bạc. Còn giờ đây, lần đầu tiên có một đồng tiền thanh toán chính thức nhưng không phải vàng hay bạc mà là hỗn hợp của chúng với đồng đỏ. Bạn có thể dùng những đồng tiền đó để mua vàng hay bạc, nhưng giá trị thật và sự tinh khiết đã không còn.
Trong 2 năm sau đó, những đồng tiền xinh xắn của họ dần trở thành một thứ tiền tệ thanh toán không hơn không kém, và thế là trên thực tế chúng chẳng còn giá trị gì. Tuy nhiên một khi người dân nhận ra việc hạ thấp giá trị đồng tiền, nếu ai côn giữ những đồng vàng và bạc tinh khiết ngày trước sẽ thấy rằng sức mua của họ sẽ tăng chóng mặt.
Vài năm nữa trôi qua, người Athens thất bại trong cuộc chiến đã khởi đầu cho quá trình này. Và chẳng bao giờ họ có thể thấy lại được những ngày huy hoàng thuở trước, bởi Athens giờ đây đã trở thành một tỉnh thuộc thành Rome -đế chế La Mã.
Vậy là trận so găng hạng nặng đầu tiên giữa tiền và phương tiện thanh toán đã kết thúc với phần thắng nghiêng về “tiền thật”, bằng danh hiệu “Vô địch hạng nặng của Athens” dành cho bạc và vàng.
ROME ĐANG BỐC CHÁY
Sau khi thay thế Hy Lạp để trở thành thế lực thống trị, suốt nhiều thế kỷ, những con người của Rome đã có thừa mứa thời gian hoàn thiện kỹ nghệ làm giảm giá trị của tiền. Và thật chẳng khác gì những đế chế trong quá khứ, thành Rome không hề học hỏi gì từ những sai lầm của tiền nhân, thế nên họ mới đi vào vết xe đổ dẫn tới diệt vong.
Suốt hơn 750 năm, nhiều nhà lãnh đạo khác nhau ở Rome đã không ngừng tăng thêm lượng tiền tệ lưu hành nhằm chu cấp cho chiến tranh bằng cách giảm giá trị của đồng tiền, gây nên lạm phát phi mã. Những đồng xu sẽ có kích thước nhỏ hơn, hoặc một góc nhỏ của đồng vàng sẽ bị vạt đi xem như tiền thuế khi bước vào một tòa nhà của chính phủ (để rồi những mảnh bị vạt đi đó lại được nấu chảy để làm ra thêm những đồng xu khác). Và tất nhiên, như người Hy Lạp đã từng áp dụng, những người La Mã cũng pha thêm các kim loại kém chất lượng khác vào với vàng hay bạc. Cuối cúng, họ lại còn nghĩ ra một cách thức định giá khác chẳng lấy gì làm hay ho, đó là gán giá trị danh nghĩa cao hơn cho cùng một đồng xu.
Năm 301 khi lạm phát đã trở nên không chịu nổi, thời Diocletian nắm quyền, ông ta đã ban hành sắc lệnh Giá cả (Edict of Prices) trứ danh, trong đó quy định kẻ nào dám bán hàng hóa với giá cao hơn giá do chính quyền quy định sẽ bị tử hình, đồng thời sắc lệnh này cũng đưa ra hạn mức tiền lương. Thế nhưng trước sự sửng sốt của Diocletian, giá vẫn cứ tăng. Và vì các nhà buôn chẳng thể nào kiếm lời bằng việc buôn bán được nữa, họ đành dẹp tiệm. Người dân thi bỏ đi tìm công việc ở nơi nào tiền lương không bị hạn chế, hoặc họ bỏ việc luôn và chấp nhận sống bằng trợ cấp xã hội. Ôi chao, người La Mã đã phát minh ra hệ thống trợ cấp xã hội đấy nhé. Ngày đó dân số thành Rome khoảng 1 triệu người, thế mà chính quyền đã phải phát chẩn lúa mì miễn phí cho gần
200.000 người – vậy là 20 phần trăm dân số sống bằng trợ cấp.
Chính vì nền kinh tế quá trì trệ, Diocletian quyết định áp dụng chính sách súng và bơ (guns and butter policy), buộc người dân đi làm bằng cách thuê thêm hàng ngàn lính mới và cấp tiền cho rất nhiều dự án công trình công cộng. Động thái này đã “giúp” tăng gấp đôi quy mô bộ máy chính quyền và quân sự, nên có lẽ củng tăng mức chi tiêu thâm hụt lên gấp mấy lần nữa.
Chi phí trả cho đám lính tráng tuyển thêm, cộng với đám dân nghèo thất nghiệp sống bằng trợ cấp ngày càng phình to, và chi phí cho các dự án công cộng vẫn đang tảng, ba thứ đó tạo nên những con số thật sự gây choáng váng. Thế là khi ngân quỹ không còn bao nhiêu nữa, Diocletian chỉ việc quyết định pha thêm thật nhiều đồng đỏ và đồng thiếc vào tiền xu, nghĩa là một lần nữa giảm giá trị của tiền tệ.
Kết quả của tất cả những chuyện này: vụ siêu lạm phát đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ghi nhận. Trong sắc lệnh Giá cả của Diocletian (được khai quật với tình trạng khá nguyên vẹn vào nãm 1970), 1 pound (gần 454 g) vàng có giá 50.000 denari (tiền La Mã cổ đại) vào năm 301 sau Công nguyên; thế nhưng đến giữa thế kỷ đó đã táng lên tới 2,12 tỉ denari! Vậy là giá vàng tăng tới 42.400 lần chỉ trong khoảng 50 năm. Điều đó đã làm lung lay tất cả những nền kinh tế dựa trên phương thức tiền đổi hàng, khiến nó gần như quay lại kiểu hàng đổi hàng ngày xưa.
Để cho bạn dễ hình dung hơn, khoảng 50 năm trước giá vàng là 35 đôla/ounce (1 ounce tương đương 31,103 g)n tại Mỹ. Nếu nó tăng giá 42.400 lần thì ngày nay để mua 1 ounce bạn phải trả 1,5 triệu đôla. Nếu quy về sức mua, điều này nghĩa là một chiếc xe hơi mới trung bình có giá 2.000 đôla khoảng 50 năm trước thì nay phải có giá 85 triệu đôla.
Vậy là lần thứ hai trong lịch sử vàng và bạc đã giành được chiến thắng vẻ vang trước tiền tệ thanh toán – tỉ số bây giờ là 2-0.
Việc làm giảm giá trị của tiền để chi trả cho quân đội, các công trình công cộng, các chương trình xã hội, và chiến tranh, đã gây nên sự sụp đổ của đế chế La Mã, bởi họ cũng như nhiều đế chế khác trong lịch sử đã tưởng rằng mình có thể miễn nhiễm trước các quy luật kinh tế.
* Trong hệ thống đo lường dành cho kim loại quỷ, 1 troy ounce (gọi tắt là ounce) tưong đương 31,1034768 g. Đơn vị này khác với ounce trong hệ thống avoirdupois (1 ounce tương đương 28,3495231 g)
Nguồn: https://ebookvie.com