Hiếu cổ đặc san số 3 – Thú chơi cổ ngoạn được học giả Vương Hồng Sển xuất bản lần đầu vào năm 1971. Thú chơi cổ Ngoạn nêu lên một niềm vui, một nếp sống tao nhã, thanh cao của những người đứng tuổi, yêu văn hóa nghệ thuật, trọng truyền thống có ý thức, ham mê sưu tầm, nghiên cứu nguồn cội các cổ vật tranh, tượng, đồ gốm sứ, …
Ở Nam Bộ, nhân vật chơi cổ ngoạn bài bản và có tên tuổi phải kể đến học giả Vương Hồng Sển. Gần 900 cổ vật được ông hiến tặng cho nhà nước đã nói lên lửa đam mê của cả một đời người.
Ai cũng biết Vương Hồng Sển viết sách về thú chơi này nhưng chuyện ông khoái đồ cổ hơn… người đẹp thì chưa chắc nhiều người nghe.
Trong “Khảo về đồ sứ men lam” (Huế), chính Vương Hồng Sển tiết lộ: “Việc đầu tiên của tôi là tìm mua một cặp chóe cho hơn đời. Tôi để ý nhiều, khi đổi lại làm việc ở Tòa Bố Sa Đéc từ năm 1928, là 4 cặp chóe… Dò dẫm suốt mấy năm trường nhưng không có chỗ nào ưng ý, cũng vì tánh khó ưa kén cá chọn canh. Bỗng đầu năm 1934, chợ Sa Đéc mọc lên một đề-bô bán thuốc Tây từ Vĩnh Long dọn về ở gần đầu cầu Cái Sơn, phố ông Hội đồng Thạnh. Người đứng bán tuy chưa phải hoa khôi nhưng chưa chồng và duyên dáng”.
Cứ tưởng rồi ông sẽ say nắng người đẹp này, ai ngờ Vương Hồng Sển… thấy trong phòng có chưng một cặp chóe sơn thủy mà theo ông “chưa gặp cặp nào hạp nhãn bằng”, nên hoa khôi kia bỗng trở thành thứ yếu. Cho đến ngày 24-1-1934, ông Sển mới lấy cặp chóe chỉ tốn 250 đồng, rẻ hơn được 50 đồng, khiến cho học giả mừng hết lớn.
***
Hiếu cổ đặc san gồm những số sau:
• Hiếu cổ đặc san số 1 – Phong Lưu Cũ Mới
• Hiếu cổ đặc san số 2 – Thú Xem Truyện Tàu
• Hiếu cổ đặc san số 3 – Thú chơi cổ ngoạn
• Hiếu cổ đặc san số 4 – Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa
• Hiếu cổ đặc san số 5 – Cảnh Đức Trấn Đào Lục
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn